Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trương Thị Mai
Tên đề tài: Đặc điểm và giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh

1. Họ và tên: Trương Thị Mai                                         2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/06/1987                                                4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. 

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: “Đặc điểm và giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh”

8. Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học                                9. Mã số: 62.31.02.04

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Văn Huyên

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án góp phần phát triển một hướng nghiên cứu mới về đặc điểm và giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh:

- Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

- Góp phần làm rõ những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

- Góp phần làm rõ những giá trị tiêu biểu của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm sâu sắc thêm nhận thức lý luận về đặc điểm và giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Trên cơ sở làm rõ các giá trị tiêu biểu của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, cung cấp những gợi mở cho việc nhận diện và giải quyết những vấn đề lý luận liên quan đến chủ nghĩa nhân văn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học có giá trị tham khảo cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến chủ nghĩa nhân văn hiện nay. Ngoài ra, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu về những đặc điểm và giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là một việc khó, mang tính tổng hợp, toàn diện nhiều vấn đề, đòi hỏi có sự quan tâm nghiên cứu công phu, nghiêm túc của nhiều nhà khoa học mới có thể giải quyết thỏa đáng. Kết quả nghiên cứu của luận án mới chỉ là bước đầu, là cơ sở điều kiện cho việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Cùng với việc nghiên cứu Đặc điểm và giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đã gợi mở nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo, như:

- Làm rõ thêm những cơ sở hình thành nên chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, cũng như làm rõ thêm những nội dung sâu sắc của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

-  Tiếp tục nghiên cứu về những đặc điểm của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, từ đó chỉ rõ, so sánh sự khác biệt mang tính vượt trội của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh so với chủ nghĩa nhân văn trước đó (truyền thống và nhân loại).

Tập trung đi sâu nghiên cứu những giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh về mặt lý luận và mặt thực tiễn có giá trị, đối với dân tộc Việt Nam nói riêng và góp phần bổ sung, phát triển vào chủ nghĩa nhân văn của nhân loại. Qua đó khẳng định thêm và rõ hơn về  giá trị và sức sống của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh trong mọi thời đại.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Trương Thị Mai (2015) “Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”,  Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

- Trương Thị Mai (2016), “Tính nhân văn và tính cách mạng trong sự nghiệp và tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh”,  Tạp chí Giáo dục Lý luận (233), tr. 1-3.

- Trương Thị Mai (2016) “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh”,  Tạp chí Giáo dục Lý luận (242), tr. 62-64.

 Tân Lê
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   |