Sau đại học
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo bậc đại học  >   Sau đại học
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lí khoa học và công nghệ

Mã số: 60 34 72

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4017/SĐH, ngày 26 tháng 10 năm 2007

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Về kiến thức:

·        Chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản lí Khoa học và Công nghệ (tên tiếng Anh là Science and Technology Management) nhằm mục tiêu đào tạo những nhà tư vấn, nhà quản lí tác nghiệp có trình độ cao trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạch định chính sách và quản lí khoa học và công nghệ, có đủ năng lực đáp ứng những nhiệm vụ tác nghiệp về chính sách và quản lí khoa học và công nghệ ở các tầm vi mô (doanh nghiệp, viện công nghệ, trường đại học về công nghệ) và vĩ mô (bộ, nhà nước) và phần nào đáp ứng đuợc những nhiệm vụ lí luận của công tác quản lí KH&CN.

·        Thông qua chương trình học viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực khoa học quản lí chuyên ngành Quản lí Khoa học và Công nghệ dưới dạng các chuyên đề như: Phân tích, hoạch định chính sách KH&CN, đánh giá nghiên cứu khoa học, đánh giá công nghệ…Trên cơ sở đó, giúp cho học viên có tầm nhìn lí luận trước những vấn đề trong thực tiễn quản lí KH&CN, tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể đi sâu nghiên cứu, giải quyết các vấn đề, các đề tài khoa học trong một chuyên ngành hẹp hoặc mang tính chất liên ngành.

- Về năng lực: Học xong chương trình, học viên có thể làm được những việc sau:

·        Phân tích các chính sách phát triển KH&CN nói chung và chính sách về tổ chức và quản lí KH&CN

·        Đánh giá nghiên cứu khoa học

·        Đánh giá công nghệ

·        Xây dựng lộ trình công nghệ

·        Hoạch định chính sách KH&CN, quản lí KH&CN và đề xuất các biện pháp tổ chức và quản lí KH&CN.

- Về kĩ năng: Trong quá trình đào tạo, học viên được trang bị những kĩ năng cơ bản sau:

·        Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tổ chức và quản lí KH&CN.

·        Phân tích chính sách và chiến lược KH&CN ở các cấp khác nhau trong hệ thống quản lí.

·        Vận dụng vào thực tiễn hoạch định chính sách và quản lí KH&CN nói chung và đề xuất các biện pháp tổ chức và quản lí KH&CN.

- Về nghiên cứu: Học viên có thể đi theo các hướng nghiên cứu sau:

·        Nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực Quản lí KH&CN và chính sách KH&CN như quản lí nghiên cứu khoa học; đổi mới công nghệ, phát triển KH&CN, phát triển nhân lực KH&CN...

·        Làm việc với tư cách là các chuyên viên cao cấp, các nhà quản lí tác nghiệp, các nhà tư vấn về chính sách và quản lí KH&CN tại các cơ quan chính sách và quản lí KH&CN các cấp (Uỷ ban KH&CN Quốc hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ KH&CN của các Bộ, Sở KH&CN của các địa phương, Hệ thống các Ban Khoa Giáo từ trung ương đến đại phương, các cơ quan quản lí KH&CN của các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học…)

 

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

- Tên tiếng Việt: Thạc sĩ

- Tên tiếng Anh: Master in Science and Technology Management

2. Môn thi tuyển sinh

- Môn thi cơ bản: Triết học Mác - Lênin

- Môn thi cơ sở: Khoa học luận

- Môn thi ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (trình độ B).

 

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ, trong đó:

               - Khối kiến thức chung (bắt buộc):                        11 tín chỉ

               - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                36 tín chỉ

                              + Bắt buộc:                                        30 tín chỉ

                              + Lựa chọn:                          6 tín chỉ/ 12 tín chỉ

               - Luận văn:                                                       13 tín chỉ

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
  • Không có tin nào liên quan!
Trang: