Sau đại học
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo bậc đại học  >   Sau đại học
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Ngành: Tâm lí học Chuyên ngành: Tâm lí học

Mã số: 60 31 80

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4014/SĐH, ngày 26 tháng 10 năm 2007

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Về kiến thức: Học viên được trang bị những kiến thức nâng cao thuộc khối kiến thức cơ sở (tiếp nối phần kiến thức cử nhân) và kiến thức chuyên sâu thuộc 3 hướng nghiên cứu: Tâm lí học xã hội; Tâm lí học lâm sàng; Tâm lí học quản trị kinh doanh. Sau khi hoàn thành chương trỡnh đào tạo, học viên có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu các chuyên ngành tâm lí học mà họ đã lựa chọn tại các trường học và các cơ sở nghiên cứu, cỏc tổ chức xó hội, tiếp tục làm nghiên cứu sinh hoặc làm việc tại cỏc trung tâm, cơ sở thực hành, bệnh viện ….

- Về năng lực: Sau khi học xong chương trình thạc sĩ, học viên có thể đảm nhận các việc sau:

·                Giảng dạy và nghiên cứu tâm lí học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo cán bộ (công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ…)

·                Nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học thuộc TW, tỉnh, địa phương…

·                Làm công tác quản lí, tư vấn cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân.

·                Tư vấn tâm lí trong các lĩnh vực lâm sàng, trị liệu tâm lí, luật pháp, công tác xã hội, giáo dục, sức khoẻ tâm trí, các vấn đề nghề nghiệp và các vấn đề gia đình, cộng đồng xã hội.

- Về kĩ năng: Trong quá trình học tập, học viên được trang bị những kĩ năng cơ bản sau:

·                Kĩ năng giảng dạy tâm lí học trong các trường đại học, cao đẳng và TH dạy nghề

·                Kĩ năng quản lí

·                Kĩ năng tư vấn tâm lí

·                Kĩ năng khái quát hoá những tài liệu theo hướng chuyên ngành và kĩ năng nhận xét, đánh giá các quan niệm của các tác giả khác nhau để xây dựng cho bản thân một quan điểm riêng trong nghiên cứu.

·                Kĩ năng tham gia cùng giáo viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thảo luận, thực hành trên lớp.

·                Kĩ năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào việc triển khai một đề tài nghiên cứu cụ thể (từ việc đặt tên đề tài, xây dựng đề cương, triển khai các phương pháp nghiên cứu, kĩ năng phân tích số liệu…)

- Về nghiên cứu: Học viên có thể tiến hành theo các hướng nghiệp sau:

·                Tâm lí học xã hội

·                Tâm lí học quản trị và kinh doanh

·                Tâm lí học tổ chức

·                Tâm lí học lâm sàng

·                Tâm lí học tội phạm

·                Tâm lí học trẻ em và tâm lí học phát triển

·                Tư vấn tâm lí

·                Tham vấn và trị liệu tâm lí

·                Tâm lí học nhân cách, tâm sinh lí học

·                Tâm lí học đường

 

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

- Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Tâm lí học

- Tên tiếng Anh: Master in Psychology

2. Môn thi tuyển sinh

- Môn thi cơ bản: Triết học Mác - Lênin

- Môn thi cơ sở: Tâm lí học đại cương

- Môn thi ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (trình độ B).

 

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ, trong đó:

               - Khối kiến thức chung (bắt buộc):                        11 tín chỉ

               - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                36 tín chỉ

                              + Bắt buộc:                                        24 tín chỉ

                              + Lựa chọn:                         12 tín chỉ/ 36 tín chỉ

               - Luận văn:                                                       13 tín chỉ

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
  • Không có tin nào liên quan!
Trang: