TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 15:35:25 Ngày 26/09/2019 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Văn Lâm
Tên đề tài: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở Việt Nam

1. Họ và tên: Nguyễn Văn Lâm                                       2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 23/05/1984                                                4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận NCS số: 2788/QĐ-ĐHQGHN, ngày 16/09/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Những thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở Việt Nam

8. Chuyên ngành: Luật kinh tế                                        9. Mã số: 938 01 01.05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Châu; TS. Hoàng Anh Tuấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:

Luận án là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ tiến sĩ luật học nghiên cứu toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về công ty hợp vốn cổ phần (CTHVCP) được hình thành trên thế giới và trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Đồng thời, xây dựng mô hình và đề xuất các nội dung cụ thể của chế định pháp luật về CTHVCP bổ sung vào Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Cụ thể Luận án có những đóng góp mới như sau:

Thứ nhất, Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận về sự ra đời, phát triển của các loại hình công ty nói chung và loại hình CTHVCP nói riêng, từ đó phân tích các ưu điểm của CTHVCP so với các loại hình công ty khác.

Thứ hai, Luận án khảo lược kinh nghiệm pháp luật các nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam điều chỉnh về CTHVCP để đưa ra các gợi ý các xây dựng và đề xuất các nội dung cơ bản của chế định CTHVCP phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

Thứ ba, Luận án đánh giá, phân tích sự cần thiết bổ sung chế định CTHVCP vào trong quy định của LDN hiện hành. Đồng thời, luận án phân tích những tác động, kết quả dự kiến khi bổ sung các quy định về CTHVCP vào trong LDN hiện hành.

Thứ tư, Luận án xây dựng và đề xuất các nội dung cụ thể của chế định pháp luật về CTHVCP để bổ sung trong LDN và các quy định pháp luật liên quan.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể dùng tài liệu tham khảo cho các nhà làm luật, nhà hoạch định chính sách để cân nhắc, nghiên cứu việc xây dựng, bổ sung chế định về CTHVCP vào LDN hiện hành trong thời gian tới. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của các nhà luật học hoặc các cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật ở Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nhu cầu và thực trạng về pháp luật điều chỉnh các hình thức tổ chức kinh doanh. Những vấn đề pháp lý về các liên kết trong các loại hình tổ chức kinh doanh ở Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Nguyễn Văn Lâm (2018), “Sự cần thiết xây dựng chế định về công ty hợp vốn cổ phần ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, (4), tr. 75-88.

Nguyễn Văn Lâm (2017), “Quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp trong phạm vi quyền tự do kinh doanh”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (14), tr.19-22; 54

Nguyễn Văn Lâm (2017), “Bàn về trách nhiệm dân sự của pháp nhân”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (2) (299), tr.8-14

Nguyễn Văn Lâm (2016), “Pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật: Số chuyên đề môi trường pháp lý cho doanh nghiệp, (9), tr.165-170

Nguyễn Văn Lâm (2015), “Bảo đảm quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật: Số chuyên đề pháp luật về kinh tế, tr.26-33

 VNU Media - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ