TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:14:54 Ngày 06/07/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lê Huy Hoàng
Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình thu nhận chế phẩm quercetin từ một số loài cây thuốc và đánh giá hoạt tính sinh học trên thực nghiệm

1. Họ và tên:  Lê Huy Hoàng                                          2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 16/08/1981                                                4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4860/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 3548/QĐ-ĐHKHTN ngày 18/10/2017 và số 4728/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu quy trình thu nhận chế phẩm quercetin từ một số loài cây thuốc và đánh giá hoạt tính sinh học trên thực nghiệm

8. Chuyên ngành: Hóa sinh học                                     9. Mã số: 9420101.16

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy; PGS.TS. Hồ Bá Do

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã thiết lập được điều kiện sắc ký HPLC để phân tách và phát hiện hoạt chất quercetin trong dịch chiết đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng tốt tính chính xác, tínhthích hợp hệ thống HPLC: thể tích mẫu 10 µl, pha động methanol/axetonitril/H2O có tỷ lệ 15/65/20, tốc độ dòng 1,0 ml/phút, phân tách theo cách thức đẳng dòng qua cột ZORBAX SB-C18, nhiệt độ cột 25ºC, thời gian 7 phút/mẫu, bước sóng 370 nm

- Lần đầu tiên ở Việt Nam, luận án đã xây dựng được quy trình tạo chế phẩm chứa quercetin từ nụ hoa hòe và lá sen với độ tinh khiết khác nhau. Theo hai quy trình thiết lập đã thu nhận được chế phẩm quercetin bán tinh khiết từ dịch chiết toàn phần của nụ hoa hòe (H1) hoặc từ lá sen (S); thu nhận được chế phẩm quercetin tinh khiết (H2) từ rutin của nụ hoa hòe. Các chế phẩm H1, H2, S có chứa quercetin với phần trăm về hàm lượng tương ứng đạt 59,19 %, 90,02 % và 10,85 % .

- Luận án đã cung cấp bộ dữ liệu mới về hoạt tính sinh học trên in vitro và in vivo của các chế phẩm quercetin ở dạng tinh khiết thấp (H1) và tinh khiết cao (H2) được thu nhận từ nụ hoa hòe. Trên in vitro, chế phẩm H1, H2 có giá trị IC50 của hoạt tính chống oxy hóa tương ứng đạt 13,62, 16,35 µg/ml và hoạt tính kháng ung thư trên dòng tế bào ung thư trực tràng HCT116 tương ứng đạt 18,79; 19,53 µg/ml. Trên in vivo, ở mức liều 20 mg/kg, các chế phẩm H1, H2 không gây độc và có tác dụng cải thiện tình trạng tổn thương do stress oxy hóa dưới ảnh hưởng của paracetamol hoặc nhiệt độ cao.  

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Những kết quả nghiên cứu thu được góp phần định hướng cách thức thu nhận chế phẩm chứa quercetin từ cây thuốc, để gia tăng khả năng ứng dụng của quercetin theo hướng dinh dưỡng trị liệu cho cải thiện tình trạng stress oxy hóa liên quan đến tuổi, điều kiện sống, nghề nghiệp hoặc độc tính của thuốc trong điều trị.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu về mức độ điều hòa tín hiệu tế bào (cytokin, protein sốc nhiệt, hormone cortisol) để đánh giá sâu hơn hiệu quả gia tăng sức chịu đựng trong điều kiện stress bệnh lý (sử dụng paracetamol) hoặc trong điều kiện stress sinh lý (sốc nhiệt) của chế phẩm quercetin dạng bán tinh khiết từ nụ hoa hòe (H1) so sánh với quercetin chuẩn.

- Tiếp tục nghiên cứu trên khối lượng chiết xuất lớn hơn để tạo chế phẩm và tiếp tục tiêu chuẩn hóa các thành phần có lợi khác (không phải là quercetin) có thể có trong chế phẩm quercetin dạng bán tinh khiết từ nụ hoa hòe (H1) và lá sen (S).

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]. Do Thi Hai Anh, Le Huy Hoang, Kitsamone Shihavong, Nguyen Thai Uy, Nguyen Quang Huy (2016), “In vitro antibacterial activity of Quercetin containing extract from Hibiscus sabdariffa L. calyxes”, VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology T. 32 (1S), tr. 147-152.

[2]. Lê Huy Hoàng, Đỗ Thị Hải Anh, Đỗ Thị Huế, Trần Thị Kiều Oanh, Nguyễn Quang Huy (2017), “Xác định quercetin dạng tự do trong dịch chiết nụ hoa của cây Hòe (Sophora japonica L.) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”, Tạp chí Khoa học-Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, ĐHQGHN, T.33 (1S), tr. 214-223.

[3]. Lê Huy Hoàng, Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Hạnh, Hồ Bá Do, Nguyễn Quang Huy (2019), “Nghiên cứu điều kiện thủy phân có hỗ trợ siêu âm để thu nhận và đánh giá hoạt tính chống oxi hoá của quercetin từ một số thực vật”, Tạp chí Khoa học-Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, ĐHQGHN, T.35 (4), tr. 88-95.

 [4]. Lê Huy Hoàng, Phạm Thị Phượng, Bùi Thị Vân Khánh, Hồ Bá Do, Nguyễn Quang Huy (2019), “Đánh giá hoạt tính của chế phẩm quercetin tách từ nụ hoa hòe (Sophora japonica L.) và lá sen (Nelumbo nucifera Gaertn.)”, Tạp chí Dược học, T. 519, tr. 55-58.

 Tân Lê
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ