TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 12:55:56 Ngày 25/11/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Nhung
Tên đề tài: Quản lý trường hợp với người khuyết tật tại cộng đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh

1. Họ và tên: Lê Thị Nhung                                            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/09/1986                                               4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhân nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29  tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 388/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 02 năm 2017 về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ;

- Quyết định số 3265/QĐ-XHNV ngày 12 tháng 11 năm 2018 về việc bổ sung người hướng dẫn luận án tiến sĩ;

- Quyết định số 1016/QĐ-XHNV ngày 19 tháng 4 năm 2019 về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh;

7. Tên đề tài luận án: Quản lý trường hợp với người khuyết tật tại cộng đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                  9. Mã số: Đào tạo thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai, PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Lan

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, bên cạnh đúc kết được một hệ thống cơ sở lí luận tương đối đầy đủ có giá trị khoa học, Luận án còn xây dựng mới một số khái niệm công cụ về quản lý trường hợp với người khuyết tật tại cộng đồng dưới góc độ CTXH trong bối cảnh Việt Nam.

Thứ hai, đây là một nghiên cứu thực tiễn có quy mô, được đặt trong điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của địa phương TP.HCM. Do vậy, luận án mô tả được một bức tranh khái quát về mức độ, tần suất thực hiện các vai trò của nhân viên QLTH với NKT tại cộng đồng ở TP.HCM theo phản hồi từ nhiều góc độ. Kết quả cho thấy nhân viên QLTH đã phần nào thực hiện được vai trò vận động nguồn lực, nhất là từ mạng lưới hỗ trợ phi chính thức hay mạng lưới các chuyên gia, vai trò tạo điều kiện giúp NKT tiếp cận được một số chính sách trợ giúp. Tuy vậy, một số vai trò nòng cốt trong QLTH như người kết nối, chuyển gửi, người điều phối, người tạo điều kiện tham gia đời sống xã hội, cộng đồng còn mờ nhạt. Các vai trò giáo dục hay tham vấn cũng là các vai trò phổ biến của nhân viên QLTH còn rất ít thường xuyên được thực hiện. Luận án còn phát hiện ra những khoảng trống hạn chế trong xây dựng chính sách và triển khai thực tế như vai trò điều phối, đặc trung riêng của ngành CTXH.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân viên QLTH có thực hiện một số nhiệm vụ, hoạt động ở những mức độ nhất định trong tiến trình QLTH với NKT như lập hồ sơ chi trả chế độ, thu thập một số thông tin về khuyết tật, sức khỏe, giáo dục, sinh kế, việc làm và hỗ trợ NKT một số chính sách xã hội. Tuy vậy, các nhiệm vụ, hoạt động mang tính chuyên nghiệp của QLTH hầu như ít được thực hiện, chẳng hạn xây dựng mối quan hệ trị liệu nghề nghiệp với thân chủ, thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu, đặc biệt là các nhu cầu ở khía cạnh xã hội, mối quan hệ, tâm lý, tình cảm và kỹ năng sống. Khâu xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch cũng rất ít được chú trọng, hầu như không có. Công tác theo dõi, giám sát rất hạn chế, chỉ dừng lại với công việc rà soát danh sách có đủ điều kiện và chế độ chi trả. Kết quả định lượng còn cho thấy các bước, nhiệm vụ trong tiến trình có tác động qua lại chặt chẽ. Khi các nhiệm vụ chưa được thực hiện tốt ở một khâu nào đó sẽ ảnh hưởng đến các bước còn lại trong tiến trình QLTH. Có sự khác biệt giữa các nhân viên tại các loại hình đơn vị, cơ sở trợ giúp trong thực hiện vai trò và nhiệm vụ QLTH.

Thứ tư, nghiên cứu cũng đã tìm ra việc thực hiện các vai trò, nhiệm vụ và tiến trình QLTH của nhân viên còn nhiều yếu điểm, thiếu tính chuyên môn cũng có liên quan đến các khó khăn, rào cản thách thức, chẳng hạn cơ chế chính sách còn thiếu và yếu, thiếu hiểu biết và sự tham gia của NKT, gia đình, cộng đồng và những hạn chế từ phía cơ sở, đơn vị cung cấp dịch vụ, sự trợ giúp. Một trong những khó khăn, thách thức nổi bật nhất là nhân viên QLTH chưa có vị trí công việc chưa rõ ràng, còn bán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nhiều việc cũng như bản thân họ thiếu năng lực chuyên môn trong QLTH với NKT tại cộng đồng.

Thứ năm, nghiên cứu đã khám phá một mô hình gồm 05 nhóm yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh và rất mạnh tới QLTH với NKT tại cộng đồng bao gồm: Nhận thức, sự tham gia của gia đình và cộng đồng; Điểm mạnh, khả năng của NKT; Chính sách pháp luật liên quan; Cơ sở đơn vị, trợ giúp (lãnh đạo và năng lực cơ sở); Năng lực chuyên môn của nhân viên QLTH. Trong đó, các yếu tố năng lực chuyên môn của nhân viên QLTH là nhóm yếu tố ảnh hưởng rõ nhất.

Thứ sáu, kết quả chương trình thực nghiệm tác động đã minh chứng nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên QLTH thông qua đào tạo kết hợp lý thuyết, thực hành và đặc biệt hướng dẫn, kiểm huấn cá nhân sau đào tạo là một trong biện pháp cải thiện tích cực tác nghiệp của nhân viên trong quá trình QLTH với NKT tại cộng đồng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Về mặt ứng dụng trong thực hành: Luận án cung cấp một bức tranh tổng thể cho các nhân viên QLTH soi chiếu từ những đánh giá của bản thân kết hợp với những phản hồi từ NKT, gia đình và các bên liên quan. Luận án mô tả cụ thể thực trạng các vai trò, tiến trình với các nhiệm vụ mà nhân viên QLTH với NKT tại cộng đồng. Ngoài ra, Luận án cũng cung cấp thông tin về một số cách thức, hoạt động tốt, linh hoạt, hiệu quả của một số nhân viên và tổ chức tại TP.HCM.

Về mặt đào tạo: Hệ thống cơ sở lí luận và kết quả nghiên cứu thực tế giúp các cơ sở đào tạo định hướng về đào tạo chuyên ngành trong lĩnh vực QLTH với NKT tại cộng đồng, đồng thời phát hiện nhu cầu thực tế, khoảng trống về chuyên môn của người thực hiện. Kết quả về sự thay đổi trong tác nghiệp của nhân viên QLTH sau chương trình thực nghiệm tác động là cơ sở cho thấy một chương trình tập huấn chuyên sâu và hướng dẫn sau tập huấn sẽ giúp nâng cao năng lực cho nhân viên QLTH. Theo đó, Luận án gợi mở về các chương trình tập huấn, kiểm huấn chuyên sâu phù hợp hơn giúp phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên QLTH đang và có định hướng làm việc với NKT tại cộng đồng.

 Về mặt chính sách: Trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu, kinh nghiệm quốc tế cùng với các kết quả nghiên cứu thực trạng triển khai QLTH với NKT tại TP.HCM bao gồm những bất cập, rào cản, khó khăn trong thực tiễn cũng như mô hình các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến QLTH với NKT tại cộng đồng, Luận án giúp các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý có thêm căn cứ khoa học để xây dựng và điều chỉnh các chính sách phù hợp trong thúc đẩy các dịch vụ, đội ngũ nhân lực mang tính chuyên nghiệp.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu thực tiễn so sánh giữa các loại hình đơn vị trợ giúp trong QLTH với NKT tại cộng đồng.

- Nghiên cứu các mô hình điểm về QLTH trong trợ giúp NKT trong cả nước.

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn trong QLTH với NKT dưới góc độ CTXH trong bối cảnh Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Lê Thị Nhung, Bùi Thị Xuân Mai (2017) “Accessibility to policies and resource mobilization of organizations for people with disabilities in Vietnam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển xã hội hòa nhập dựa vào cộng đồng: Cơ hội và thách thức, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, tr.24-35 (ISBN: 978-604-735-5990).

2. Le Thi Nhung (2020), “Roles of international non-governmental organizations in developing social work services for children and persons with disabilities in Vietnam”, International Journal for Studies on Children, Women, Elderly and Disabled People, Vol 11, Oct. 2020, pp.34-40 (ISSN 0128-309X).

3. Le Thi Nhung (2020), “Challenging livelihoods of persons with disabilities and missing gaps in policies”, Educere-BCM Journal of Social Work (EBJSW), Vol 16 (1), June 2020, pp.5-16 (ISSN 2249-1090).

4. Le Thi Nhung (2020), “An intervention program of enhancement on knowledge and skills of social work case managers with persons with disabilities”, International Journal for Quality Research (SCOPUS index, Q2, ISSN 1800-6450). Công bố tại International Conference on Emerging Issues in Social Sciences and Humanities (ICEISH 2020, eISBN 978-967-2426-14-1).

 

 Lê Minh Sang
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ