TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:59:09 Ngày 07/12/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Vũ Thanh Hà
Tên đề tài: Hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá và hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

1. Họ và tên: Vũ Thanh Hà                                                         2. Giới tính: Nữ            

3. Ngày sinh: 16/10/1989                                                            4. Nơi sinh: Hà Nội                   

5. Quyết định công nhận NCS: Số 2788/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/9/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định kéo dài thời gian học tập số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá và hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)  

8. Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật       9. Mã số: 9380101.01                            

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Một là, điểm có thể được coi là đóng góp mới của Luận án trước hết là việc Luận án là công trình lý luận đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa và khu vực hóa đối với hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm làm rõ những vấn đề pháp lý nảy sinh trong lý luận về lập pháp, về áp dụng pháp luật và về xây dựng ý thức, văn hóa và pháp luật cũng như đào tạo pháp luật.

Hai là, luận án cũng đã lần đầu tiên đi sâu làm rõ khái niệm toàn cầu hóa pháp luật, các yếu tố của quá trình toàn cầu hóa pháp luật, những cơ chế và cách thức tương tác pháp luật trong quá trình toàn cầu hóa, những giá trị mới, nội dung tiến bộ và những thách thức đối với quá trình hội nhập pháp luật.

Ba là, lần đầu tiên ở Việt Nam, Luận án phác họa một cách có hệ thống, hoàn chỉnh cấu trúc của hệ thống pháp luật của một quốc gia dưới tác động của toàn cầu hóa và khu vực hóa, bao gồm:

- Pháp luật của quốc gia

- Các quy phạm và chế định luật quốc tế (trong đó có các điều ước mà quốc gia đó là thành viên như là những quy phạm và chế định mặc nhiên phải được thực hiện cũng như các quy phạm phổ biến của pháp luật quốc tế, các nguyên tắc và tập quán quốc tế, án lệ và giải thích của các tòa án quốc tế trong trường hợp quốc gia đó thừa nhận và áp dụng.

- Pháp luật của liên kết khu vực mà quốc gia đó là thành viên (mức độ hiệu lực tùy thuộc vào bản chất pháp lý của liên kết khu vực), còn được gọi là pháp luật siêu quốc gia.

- Các quy chuẩn pháp lý của các định chế xuyên quốc gia mà mức độ hiệu lực cũng phụ thuộc vào tư cách thành viên của quốc gia. Chẳng hạn, quy chuẩn của WTO, WB, IMF là bắt buộc khi quốc gia có quan hệ; trong khi đó, các quy tắc do những tổ chức tư vấn quốc tế, các cơ quan nghiên cứu có uy tín thì mức độ hiệu lực liên quan đến sự lựa chọn trong giao kết thực tiễn. Chẳng hạn, quy tắc của Unidroit, quy tắc của Trung tâm thương mại quốc tế ICC tại Paris về Trọng tài, các nguyên tắc pháp lý do Viện Nghiên cứu pháp luật Hoa  v.v. đưa ra – còn gọi là pháp luật xuyên quốc gia.

- Các yếu tố pháp luật được tiếp nhận trong quá trình chuyển hóa pháp luật (cấy ghép, vay mượn) từ hệ thống pháp luật của quốc gia khác.

Bốn là, lần đầu tiên quá trình đổi mới hệ thống pháp luật Việt Nam, từ nội dung, phương pháp điều chỉnh cho đến thực tiễn pháp luật và nhận thức về pháp luật, được xem xét trên một lát cắt xuyên suốt là sự thay đổi dưới tác động của các yếu tố toàn cầu hóa pháp luật như đã nêu ở trên. Từ đó xác định xu hướng tiếp tục đổi mới hệ thống pháp luật Việt Nam.

Năm là, quá trình nghiên cứu đề tài Luận án đã xây dựng được một số các khái niệm khoa học cơ bản như toàn cầu hóa pháp luật, pháp luật toàn cầu, pháp luật siêu quốc gia, pháp luật xuyên quốc gia, chuyển hóa pháp luật, các cơ chế tương tác giữa các hệ thống pháp luật.

Sáu là, Luận án đã nêu được một quan điểm khoa học về phân kỳ quá trình đổi mới hệ thống pháp luật Việt Nam kể từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới vào năm 1986 đến nay. Trên cơ sở đó, Luận án đã đi đến hình thành quan điểm đổi mới hệ thống pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa là: cần lấy quan điểm chủ đạo là quan điểm về một hệ thống pháp luật mở để hệ thống đó có thể tiếp tục chủ động tiếp thu những giá trị tư tưởng pháp lý tiến bộ, nhất là trong thời đại công nghiệp lần thứ Tư, những tư duy và kinh nghiệm tốt trong điều chỉnh pháp luật, trong thực tiễn pháp luật của thế giới trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình khoa học của quá trình chuyển hóa và tiếp nhận pháp luật. Từ đó, đổi mới căn bản nhận thức về pháp luật, đổi mới cấu trúc về hệ thống của pháp luật về nội dung và phương thức điều chỉnh pháp luật, tăng cường năng lực hội nhập của các thiết chế áp dụng pháp luật và của cá nhân công dân, các doanh nghiệp; đổi mới đào tạo pháp luật là những đòi hỏi chủ đạo.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng vào quá trình xây dựng pháp luật theo hướng xử lý đúng đắn những vấn đề tiếp nhận pháp luật, chuyển hóa pháp luật, tham gia các điều ước quốc tế, đa dạng hóa các nguồn pháp luật. Các kết quả nghiên cứu cũng có khả năng được vận dụng trong thực tiễn xét xử theo hướng hoàn thiện kỹ năng áp dụng pháp luật, án lệ nước ngoài, các điều ước và tập quán quốc tế của các Thẩm phán, Trọng tài viên. Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử và lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật quốc tế.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: NCS coi việc tiếp tục nghiên cứu đề tài Luận án hiện nay là hướng nghiên cứu triển vọng của mình, trong đó sẽ chú trọng việc nghiên cứu để đề xuất các cơ chế tương tác và tiếp nhận các điều ước quốc tế mà Việt Nam không phải là thành viên; nghiên cứu về năng lực thực tiễn của các cơ quan áp dụng pháp luật và của công dân trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết khu vực ASEAN.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Vũ Thanh Hà (2016), “Những khía cạnh pháp lý của quá trình toàn cầu hoá và liên kết khu vực, Tạp chí khoa học pháp lý, 4(98), tr.65-71.

Vũ Thanh Hà (2019), “Sự thay đổi của hệ thống pháp luật trong thời đại toàn cầu hoá”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 12(380), tr.3-11. 

Vũ Thanh Hà (2019), “Chuyển hoá pháp luật trong thời đại toàn cầu hoá và liên kết quốc tế, khu vực”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, vol.35, (4), tr.85-93.

 Nguyễn Thị Quỳnh Anh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ