TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 15:21:06 Ngày 15/03/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Mai Thị Nga
Tên đề tài: Nghiên cứu vai trò của phytolith từ cây guột (Dicranopteris linearis) đối với khả năng tích lũy cacbon trong đất

1. Họ và tên: Mai Thị Nga                                               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/04/1985                                                4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 2556/QĐ-ĐHKHTN ngày 26/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không   

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu vai trò của phytolith từ cây guột (Dicranopteris linearis) đối với khả năng tích lũy cacbon trong đất”.

8. Chuyên ngành: Khoa học môi trường                         9. Mã số: 9440301.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh                          

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đóng góp cơ sở dữ liệu chi tiết về hàm lượng, thành phần, cấu trúc và đặc tính lý hóa học của phytolith có nguồn gốc từ cây guột (D-Phyt) cho mảng nghiên cứu chuyên sâu về phytolith ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bên cạnh đó, cung cấp những minh chứng khoa học giúp làm sáng tỏ “số phận” của D-Phyt trong hệ đất - cây ở các hệ sinh thái nơi cây guột phát triển. Nội dung cốt yếu nhất của luận án là đã xác minh được cơ chế bảo vệ cacbon hữu cơ của D-Phyt dựa trên một số kỹ thuật phân tích tiên tiến (MicroCT; XPS; SEM-EDS), để từ đó chứng minh vai trò của D-Phyt đối với quá trình tích lũy cacbon hữu cơ trong đất. Mặt khác, các thí nghiệm mở rộng của luận án đã góp phần tạo tiền đề nghiên cứu dạng “vật liệu lai” D-PhytBiochar, từ đó đề xuất giải pháp góp phần tăng cường hàm lượng cacbon hữu cơ trong đất.

 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Bên cạnh các giá trị học thuật mang lại, luận án có một số đóng góp thực tiễn chính như sau:

Cung cấp các thông tin và cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng sinh khối cây guột một cách hiệu quả, đặc biệt trong công tác cải tạo và phục hồi môi trường đất.

Là tiền đề cho nghiên cứu các dạng vật liệu lai D-PhytBiochar, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong khoa học đất, nông nghiệp và môi trường.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mở rộng nghiên cứu để chứng minh vai trò của nhôm (Al) đối với tốc độ phân hủy chậm của phytolit có nguồn gốc từ cây guột.

Mở rộng nghiên cứu đối với sự tích lũy và đặc điểm của phytolith các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây guột như ở giai đoạn trưởng thành, giai đoạn cây già và chết. Đồng thời so sánh được hàm lượng phytolith hoàn trả cho đất từ quá trình cây chết với quá trình đốt có sự khác biệt như thế nào.

Mở rộng nghiên cứu và làm rõ cơ chế bảo vệ về mặt hóa học giữa hai lớp cacbon và silica từ đó đưa ra những kết luận thuyết phục hơn.

Mở rộng nghiên cứu và làm rõ vai trò của yếu tố sinh học tác động đến sự tồn tại của cacbon hữu cơ trong D-Phyt.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

14.1. Các công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI

1. Mai T.N., Nguyen M.A., Pham T.T.N., Nguyen T.Q.A., Nguyen T.T., Do L.C., Nguyen H.N., Dultz. S, Nguyen N.M. (2020), “Colloidal interactions of micro-sized biochar and kaolinitic soil clay”, Science of the Total Enviroment, 738, 139844. (IF: 6,551; Q1).

2. Mai T.N., Nguyen H.N., Tsubota T., Shinogi Y., Dultz S., Nguyen N.M. (2019), “Fern Dicranopteris linearis-derived biochar: Adiusting surface properties by direct processing of the silica phase”, Colloids and Surfaces A, 583. 123937. (IF: 3,99; Q1).

3. Mai T.N., Tran T.C., Lai Q.T., Nguyen T.K.L., Nguyen X.H., Luong T.T.V., Nguyen M.K., Nguyen N.M. (2018), “Removal of iron from aqueous solution using phytolith-aided aggregation”, Journal of Water Process Engineering, 25, 39-44. (IF: 3,365; Q1).

4. Tran T.C., Mai T. N. (Co-first author), Nguyen T.V.,  Nguyen X. H., Meharg A. A., Carey M., Dultz S., Marone F., Cichy S.B., Nguyen N. M. (2018), “Phytolith-associated potassium in fern: Characterization, dissolution properties and implications for slash-and-burn agriculture”, Soil Use and Management, 34 (1),  28-36. (IF: 1,69; Q1).

5. Nguyen N.M., Meharg A., Carey M., Dultz S., Marone F., Cichy S.B., Tran T.C., Le H.G., Mai T.N., Nguyen T.H.T. (2019), “Fern, Dicranopteris linearis, derived phytoliths in soil: morphotypes solubility and content in relation to soil properties”, European Journal of Soil Science, 70, 507-517. (IF: 2,285; Q1).

 6. Nguyen T.Q. A., Bui A.T.,  Mai T.N., Tran T.H., Tran V.S., Nguyen H. N., Toshiki T., Yoshiki S., Dultz  S., Nguyen  N.M. (2020), “Release kinetics of potassium from silica-rich fern-derived biochars”,  Agronomy Journal, 70, 1-13. (IF: 1,683; Q1).

Trinh K. T., Toshiki T., Shuto T., Mai T.N., Pham V.P Q., Nguyen. M, Nguyen H. N. (2020), “Carbonization and H3PO4 activation of Fern Dicranopteris linearis and electrochemical properties related to electric double layer capacitor electrode”, Scientific Reports-Nature, 10 -19974. (IF:3,99; Q1).

14.2. Một số thành tựu đạt được trong quá trình nghiên cứu

1. Bằng sáng chế đối với “Quy trình sản xuất than hoạt tính từ cây Guột và than hoạt tính được sản xuất bằng quy trình này” (Quyết định số 7300/QĐ-SHTT, Mã số: 1-2019-07455).

2. Giải nhì cuộc thi “2018 Vietnam Challenge for Our Environment” do Đại sứ quán Mỹ tổ chức năm 2018 về than sinh học (D-PhytBiochar) có nguồn gốc từ cây guột.

3. Tham gia vòng  chung kết của Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng VintechFund và là 1 trong 6% dự án xuất sắc nhất (trong 200 dự án tham gia) được VintechFund lựa chọn đầu tư. Nội dung của nghiên cứu về than sinh học (D-PhytBiochar) ứng dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống.

 Phương Hoa
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ