Video 01:38:45 Ngày 17/04/2024 GMT+7
Công bố quốc tế là cách thẩm định độc lập
Hiện nay chúng ta vẫn đánh giá năng lực của nhà khoa học dựa trên những tiêu chí khác nhau. Trong thời kỳ hội nhập khoa học, mọi động thái phải hướng đến những chuẩn mực quốc tế. Có như vậy, nghiên cứu của chúng ta mới dám “ngắm” đến việc “làm chuyện của thế giới đang làm” như cách nói của một nhà khoa học. Một trong những chuẩn mực “hiệu nghiệm” để so đo năng lực nghiên cứu của nhà khoa học là phải có công bố quốc tế. Bản tin ĐHQGHN rất mong nhận được những ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước xung quanh việc : làm nghiên cứu cơ bản phải có công bố quốc tế?

GS cho biết ý kiến của mình về việc đấu thầu và nghiệm thu các đề tài khoa học?

Đấu thầu tất phải nghiệm thu, vậy nếu đấu thầu đề tài nghiên cứu như ở ta thì nghiệm thu như thế nào, khi mà những nhà nghiên cứu không thể biết trước được kết quả. Dựa trên những tiêu chuẩn gì để trao trọn gói kinh phí cho người trúng thầu? Tôi chỉ thường thấy, khi khuyến khích phát triển một hướng nghiên cứu nào đó, thì các nhóm nghiên cứu trình bày đề án tiến hành của mình và qua đó, tùy theo tính chất cam kết nghiêm chỉnh của đề án (ước mong đạt tới kết quả chờ đợi), mà được hưởng sự tài trợ trong việc tiến hành.

Sự khác biệt giữa nghiệm thu một công trình xây dựng và một đề án nghiên cứu khoa học là gì thưa GS?

Đó là trong nghiên cứu không thể khẳng định rằng hễ “tìm” là sẽ “thấy”. Nhưng các nhóm nghiên cứu phải báo cáo và bị kiểm tra tính nghiêm túc trong việc tiến hành, chứ không phải là nhận tài trợ rồi muốn làm gì thì làm. Có câu chuyện cổ tích: Người hầu già của một ông vua già xin vua trao vàng cho mình để cất công dạy cho một con khỉ lớn tập nói và cả quyết rằng sẽ dạy được khỉ biết nói. Vua hỏi bao lâu thì khỉ nói được, người hầu nói phải mươi năm. Vua trao vàng cho y, để đài thọ y dạy khỉ. Câu chuyện không kết luận, nhưng người nghe chuyện, tất nhiên hiểu khỉ sẽ không bao giờ biết nói, và người khờ không phải là người hầu, y hẳn ước đoán rằng mươi năm thì khỉ và người đều đã chết. Chuyện cũng không kể là có một cận thần nào đó xúi vua trao vàng, cho nên không có việc đồng lõa tham nhũng. Có lẽ chỉ ngụ ý rằng nhà vua lẽ ra phải biết mục tiêu có khả thi hay không.

Hoạt động nghiên cứu cơ bản trong một số ngành có cần thiết có công bố quốc tế không ?

Đó cũng là một cách được thẩm định độc lập. Tuy nhiên, tôi cũng muốn lưu ý là việc gửi bài đăng trên một tập san quốc tế cũng có cái phức tạp của nó: có những “thẩm định viên ” tập san quốc tế thẩm định sai, hiểu nhầm, làm cho tác giả bài báo phải cãi, nêu ra sự sai, và yêu cầu thẩm định lại, hoặc gửi cho một tập san quốc tế khác. Do đó, thời gian đăng bài trong một tập san quốc tế có giá trị thường đòi hỏi có thời gian. Mặt khác cũng không nên ám ảnh bởi bảng xếp hạng cao thấp của các tập san quốc tế, nó cũng tương đối như bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới.

Trong trường hợp một nghiên cứu đã được triển khai nhưng không có nổi kết quả nghiên cứu để viết thành một bài báo?

Chúng ta cần xem lại tình hình ê-kíp nghiên cứu, có phải thay đổi hay không, ngân quĩ tài trợ có sử dụng đúng hay không..., thậm chí, đề tài và lĩnh vực nghiên cứu có thực đáng được tiếp tục hay không.

Cảm ơn ông ?

 Đức Minh (thực hiện) - Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 222, 2009
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC