Tin tức  Thông báo  Sau đại học 16:17:37 Ngày 18/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Quách Xuân Trưởng
Tên đề tài: Đánh giá hiệu năng bảo mật tầng vật lý trong mạng không dây

 

1. Họ và tên sinh: Quách Xuân Trưởng                           2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 03/08/1978                                                4. Nơi sinh: Ninh Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 1006/QĐ-CTSV ngày 07/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận án: Đánh giá hiệu năng bảo mật tầng vật lý trong mạng không dây

8. Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính         9. Mã số: 9480102.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hùng, TS. Trần Trúc Mai

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Nghiên cứu truyền thông tin cậy và bảo mật thông tin trong mạng CRN dưới môi trường kênh fading có phân bố Rayleigh. Trong đó, tác giả đã xây dựng một mô hình hệ thống đại diện cho một lớp các thể hiện trong thực tế. Với mô hình đề xuất, tác giả nghiên cứu đưa ra bốn chiến lược phân bổ công suất truyền tin cho mạng SU tương ứng với bốn kịch bản khác nhau của hệ thống trong các điều kiện giới hạn về tin cậy và bảo mật truyền tin. Ngoài ra, tác giả đã đề xuất một biểu thức xác suất truyền thông tin cậy và bảo mật mới (SRCP), và sử dụng biểu thức này để phân tích và đánh giá hiệu năng của mô hình mạng được khảo sát tương ứng với bốn kịch bản khác nhau.

Nghiên cứu về truyền thông tin cậy và bảo mật trong mạng CRN có sử dụng kỹ thuật thu hoạch năng lượng vô tuyến. Với mô hình hệ thống đề xuất, tác giả đã xây dựng một cơ chế truyền tin và thu hoạch năng lượng, một chính sách phân bổ công suất truyền tin kết hợp với chiến lược chọn kênh truyền nhằm tối ưu hóa công suất truyền tin và đảm bảo an toàn thông tin. Mặt khác, tác giả sử dụng cách tiệp cận đánh giá hệ thống khác, dựa trên các độ đo xác suất lỗi gói tin (PEP) và đỗ trễ gói tin trung bình (APD) để đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống trong các điều kiện ràng buộc về độ tin cậy và bảo mật thông tin.

Áp dụng kỹ thuật hợp tác chuyển tiếp để cải thiện hiệu suất bảo mật cho mạng SU trong mô hình mạng CCRN. Đánh giá hiệu năng bảo mật của hệ thống dựa trên các biểu thức xấp xỉ của các độ đo xác suất dừng bảo mật và xác suất khác 0 của dung lượng bảo mật theo các tiếp cận dựa trên các nhóm điều kiện giới hạn khác nhau. Đặc biệt, tác giả đã phân tích và đề xuất biểu thức tính toán giá trị tối ưu cho ngưỡng giới hạn bảo mật dựa trên các thông tin trạng thái kênh truyền thu được.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

Tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực bảo mật lớp vật lý trong mạng không dây trên các mô hình kênh fading có phân bố khác nhau, phát triển và mở rộng đối với các mạng thế hệ 5G như Massive MIMO, NOMA,...

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] Truong Xuan Quach, Hung Tran, Elisabeth Uhlemann, G.Kaddoum, and T.Q. Anh (2017), "Power allocation policy and performance analysis of secure and reliable communication in cognitive radio networks", Wireless Networks, 25(4), pp. 1477-1489.

[2] Hung Tran, Truong Xuan Quach, Elisabeth Uhlemann, Ha-Vu Tran (2017), "Optimal energy harvesting time and power allocation policy in CRN under security constraints from eavesdroppers", IEEE 28th Annual International Symposium on Personal, Indoor, and Mobile Radio Communications (PIMRC), pp. 1-8.

[3] Truong Xuan Quach, Hung Tran, Elisabeth Uhlemann, Mai Tran Truc (2017), "Secrecy performance of cognitive cooperative industrial radio networks", 22nd IEEE  International Conference on Emerging Technologies and Factory Automation (ETFA), pp. 1-8.

 

 Tuấn Thành
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC