Tin tức  Thông báo  Sau đại học 05:59:00 Ngày 19/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hán Thị Ngân
Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá mưa axit trên lãnh thổ Việt Nam thông qua số liệu quan trắc nước mưa giai đoạn 2005-2018

1. Họ và tên: Hán Thị Ngân                                2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:19/02/1979                         4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Các quyết định:

- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2556/QĐ-ĐHKHTN ngày 26/7/2017 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Quyết định công nhận đề tài luận án và người hướng dẫn nghiên cứu sinh số 3304/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/9/2017 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đánh giá mưa axit trên lãnh thổ Việt Nam thông qua số liệu quan trắc nước mưa giai đoạn 2005-2018

8. Chuyên ngành: Khoa học Môi trường             9. Mã số: 9440301.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Xuân Cơ

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đây là nghiên cứu sử dụng chuỗi số liệu dài nhất và cập nhật nhất về mưa axit ở Việt Nam tính đến thời điểm trước năm 2019. Nghiên cứu đã chỉ ra được sự tương quan giữa các ion trong nước mưa ở 23 trạm với chuỗi số liệu quan trắc hoá nước mưa của Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Dựa trên tính toán hệ số trung hòa axit NFi của 4 cation, luận án đã xác định được ion Ca2+ đóng góp chính vào các quá trình trung hòa axit trong nước mưa, tiếp theo là ion Mg2+, tiếp theo là ion NH4+, cuối cùng là K+. Từ đó lý giải được xu thế mức độ axit trong trong nước mưa giảm (xu thế nồng độ H+ giảm 1,31%/năm) trong trường hợp nồng độ bụi có chứa các cation trên trong môi trường không khí gia tăng.

- Luận án đã đánh giá được xu thế nồng độ, xu thế lắng đọng cũng như mức độ thay đổi của các ion trong nước mưa; chỉ ra được sự tương đồng giữa xu thế của nồng độ và xu thế lắng đọng của các ion với mức tương đồng (cùng tăng hoặc cùng giảm) là từ 69,37% đến 86,11%.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu tính toán có được trong luận án, với bức tranh tổng thể và sự biện luận về mưa axit trong thời gian qua, sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý, các nhà khoa học và những đề tài nghiên cứu sau này.

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, bổ sung các trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí.

- Những giải pháp mà luận án đưa ra giúp các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường tham khảo nhằm có những quyết sách hay giải pháp tối ưu trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, ứng phó với mưa axit nói riêng.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu đánh giá hệ thống quan trắc và chất lượng số liệu lắng đọng ướt.

- Nghiên cứu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu kiểm kê khí thải cho Việt Nam để phục vụ cho các nghiên cứu về ô nhiễm không khí và dự báo ô nhiễm không khí cũng như khả năng tác động đến mưa axit trên lãnh thổ Việt Nam

- Nghiên cứu về xác định nguồn gốc ô nhiễm không khí ở Việt Nam, xác định mức phần trăm nguồn gốc từ các địa phương, các khu vực lân cận, các quốc gia lân cận.

- Nghiên cứu sâu hơn về tác hại của mưa axit cũng như các tác dụng có lợi của nó đối với các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp….

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

- Hán Thị Ngân, Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Linh, Trần Thị Diệu Hằng (2019), “Đánh giá xu thế các thành phần hóa học trong nước mưa tại Việt Nam bằng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số Seasonal Mann-Kendal”, Tạp chí Môi trường, Chuyên đề III, tr.101-107.

- Hán Thị Ngân, Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Linh, Đàm Duy Ân (2019), “Đánh giá diễn biến theo mùa của lắng đọng axit (lắng đọng ướt) tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Môi trường, Chuyên đề IV, tr.71-79.

- Nguyễn Thị Kim Anh, Lê Văn Quy, Lê Văn Linh, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Văn Tiến, Hoàng Thị Vân, Nguyễn Phương Nhung, Hán Thị Ngân (2019), “Nghiên cứu xu thế lắng đọng ướt tại các trạm thuộc mạng lưới EANET của Việt Nam giai đoạn 2000-2018”, Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu, số 12, tr.83-87.

- Hán Thị Ngân, Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Thị Thu Hà, “Nghiên cứu tính axit và khả năng trung hòa axit của các ion trong thành phần hóa học nước mưa”, Tạp chí Đại học Quốc gia, (Đã có xác nhận chấp nhận đăng số 39/TCKH  ngày 12/4/2021 của Tạp chí Đại học quốc gia).

 Trần Thúy
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC