Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Thi trắc nghiệm: Tô tròn đậm đáp án bằng bút chì
Theo TS Nguyễn An Ninh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Bộ GD&ĐT, thí sinh phải dùng bút chì khoanh tròn đáp án trong bài thi trắc nghiệm là do yếu tố kỹ thuật của máy chấm.

Ngày 14/1 tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi thử trắc nghiệm đối với học sinh lớp 12 trên phạm vi toàn quốc.

Theo đó, thí sinh sẽ phải trả lời 50 câu hỏi trong thời gian 60 phút dự thi.

Sau khi được phát đề thi (được áp dụng chung cho cả nước), thí sinh sẽ phải dùng bút chì tô đậm và lấp kín diện tích hết cả một ô tròn cho đáp án lựa chọn.

Thêm vào đó, thí sinh còn phải tô tròn số báo danh, mã đề (cũng bằng bút chì).

Sau khi có quyết định trên, có ý kiến cho rằng, tại sao Bộ GD&ĐT không chọn cách trả lời quen làm là đánh dấu “V” hoặc “X” vào câu trả lời đúng?

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn An Ninh cho rằng, việc khoanh tròn đáp án theo hướng dẫn của Bộ là hoàn toàn chính xác và khoa học.

Ô trả lời cần được tô đậm bằng bút chì là để máy chấm có thể nhận diện chính xác.

Hiện nay, kỳ thi TOEFL và nhiều các kỳ thi trắc nghiệm khác ở nước ngoài chấm bằng máy đều yêu cầu phải khoanh tròn đậm đáp án chứ không đánh dấu “V” hoặc “X”.

Là người đầu tiên trực tiếp mang công nghệ máy chấm điểm trắc nghiệm về Việt Nam, thạc sĩ Võ Tấn Quân, giảng viên khoa Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa TP.HCM cũng cho rằng, việc khoanh tròn đáp án đậm bằng bút chì sẽ giúp máy “chấm” đạt tỉ lệ chính xác cao.

Sau khi hỗ trợ Bộ GD&ĐT về mặt kỹ thuật trong lần thi thử trắc nghiệm ở tỉnh Nghệ An và Bắc Ninh, thạc sĩ Quân cho biết: Tôi đã thử đánh dấu “V” cũng như chỉ khoanh tròn khoảng ¼ ô đáp án bằng bút chì, kết quả là máy vẫn nhận dạng được nhưng tỷ lệ chính xác thấp.

Về vấn đề tại sao thí sinh không được làm bài thi bằng bút mực, ông Quân cho rằng, đó là do phần cứng của máy quy định.

Thông thường các máy chấm thi trắc nghiệm hiện nay đều đọc được nét bút chì.

Cũng có một số máy có đầu đọc đọc được màu mực xanh và đen, nhưng "mù" màu hồng và đỏ.

Do vậy, nếu dùng bút chì thì tỷ lệ chính xác là tuyệt đối

Những điều cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm

Trên cơ sở phân tích trên, tiến sĩ Nguyễn An Ninh và thạc sĩ Võ Tấn Quân khuyên thí sinh nên dùng loại bút chì từ 2B đến 6B (tốt nhất là từ 2B đến 3B).

Khi làm bài, thí sinh phải khoanh tròn đậm đáp án lựa chọn, cũng như mã đề.

Riêng số báo danh có hai phần, phần con số, thí sinh sẽ viết bằng bút mực và tô bút chì lên phần còn lại.

Ba phần tô bút chì sẽ giúp máy đọc và nhận dạng bài thi.

Trong trường hợp không làm hết bài, thí sinh cũng không nên bỏ dở bài thi mà cố gắng khoanh tròn hết đáp án.

Thí sinh chú ý, không làm quăn mép, làm biến dạng bài thi trong quá trình làm bài.

 Theo Tiền phong - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   |