Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Mẹo làm bài thi Đại học 3 môn Toán học, Vật lý, Hóa học.

Môn Vật lý

Không nên học vẹt lý thuyết
Cách ra đề thi Vật lý hiện nay đòi hỏi thí sinh (TS) phải nắm những lý thuyết cơ bản; phải có tư duy tổng hợp, phân tích kiến thức. Ví dụ: Khi hỏi về máy biến thế, câu hỏi có thể là quy luật vật lý vận dụng trong máy biến thế. Câu này không có sẵn trong sách giáo khoa nên TS phải tự tìm hiểu, phân tích để trả lời. Vì thế, ngay từ bây giờ, các em nên từ bỏ tư tưởng học vẹt, học tủ lý thuyết.

Biết cách phân phối thời gian hợp lý khi làm bài
Không nên mất quá nhiều thời gian vào việc tóm tắt đề bài. Tóm tắt đề bài có thể giúp TS nắm chắc đề bài hơn, làm bài một cách có trình tự hơn nhưng hãy làm thao tác này thật nhanh ra nháp vì phần này không có điểm.
Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Hầu hết các thầy cô giáo ở các trường phổ thông đều nhắc nhở các em vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều TS khi làm bài thi "thích đâm đầu" vào câu khó trước. Điều này đôi khi gây ra cho các em áp lực tâm lý khi không thể giải quyết câu khó trong một thời gian ngắn. Vì thế, kết quả bài thi không cao.

Không làm tắt, làm ẩu
Khi làm bài thi Vật lý, TS nên tránh làm tắt, làm ẩu. Có những TS khi làm bài lại bỏ qua phần lập luận hoặc bỏ qua phần biến đổi trung gian trong khi chính những phần này lại giúp các em gỡ điểm.

Không nên lệ thuộc vào máy tính
Khi tính toán, đa số TS đều sử dụng máy tính nhưng nếu lệ thuộc quá nhiều vào máy tính thì đôi khi lại không tốt. Ví dụ, khi xử lý số liệu, máy tính có thể tính toán ra những số lẻ tới hàng chục đơn vị (1,2587345223 chẳng hạn) nhưng trong bài thi Vật lý, các em chỉ nên lấy 3 chữ số có nghĩa đầu tiên là đủ (1,25). Khi đo khối lượng hạt nhân, khối lượng các hạt trong bài toán năng lượng chẳng có máy đo nào có thể đo được khối lượng cụ thể như máy tính xử lý.

Th.S Lương Tất Đạt
(GV trường THPT Hà Nội - Amsterdam)

Môn Hoá Học

Ôn thi môn Hoá như thế nào là tốt nhất?
Nói chung, TS luôn luôn phải nhớ không được rời bỏ những kiến thức trong sách giáo khoa. Đây là điều tối quan trọng vì sách giáo khoa cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và đề thi cũng luôn luôn xoay quanh khối kiến thức này.
Ôn thi Hoá học, TS cũng cần phải học thuộc nhưng không phải là học vẹt. Vậy nên học thuộc như thế nào? Trước hết, TS phải hiểu vấn đề mình học, tập suy luận về vấn đề đó. Việc ghi nhớ kiến thức nên theo trình tự nhất định do bản thân vạch ra. Ví dụ: Nhớ từ tính chất đến cấu tạo rồi tự vạch ra cấu tạo gồm những thành phần nào, các thành phần đó ảnh hưởng qua lại với nhau ra sao... Sau đó, phân tích ra nháp. Chắc chắn khi phân tích được, TS sẽ ghi nhớ được kiến thức.
Tự làm những bài tập liên quan đến các chất tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.

Không nên lạm dụng các kiến thức Toán học
TS khi làm bài thi Hoá học thường lạm dụng các biểu thức toán học hay lạm dụng máy tính để tính toán. Trong khi đó việc sử dụng các phương pháp cổ truyền như sử dụng định luật bảo toàn khối lượng, cách tính khối lượng mol trung bình lại không được tận dụng. Vì thế, điểm thi thường không đạt tối đa.
Phải có dàn bài
Các em nên vạch các ý chính ra nháp rồi theo đó giải quyết bài thi một cách trình tự, hợp lí tránh được việc viết quá dài, hoặc viết cẩu thả, đại khái. Cố gắng sử dụng các phản ứng hoá học để mô tả.

Th.S Nguyễn Thị Thu
(Trưởng bộ môn Hoá học, THPT Hà Nội - Amsterdam)


Một số lỗi thí sinh thường mắc phải khi làm bài thi môn Toán

Trình bày rõ ràng để đạt điểm tối đa!
Không nhận dạng được rõ ràng cách giải đề bài. Mỗi đề bài thường có nhiều cách giải khác nhau. Không phải thí sinh nào cũng nắm vững được hết. Nhiều thí sinh chọn cho mình cách giải phức tạp quá nên rất dễ bị giải nhầm, giải sai. Mỗi thí sinh nên chọn lựa cho mình cách giải phù hợp nhất, ngắn gọn nhất và dễ làm nhất.
Thủ thuật giải sai. Nhiều thí sinh sau khi nhận biết được đề tài, tìm ra được cách giải nhưng lại sử dụng những thủ thuật quá cầu kỳ khiến cho bài làm rơi vào tình trạng rắc rối, vòng vo. Trong khi đó, tâm lý của những người chấm thường rất thích các bài sử dụng những thuật toán đơn giản, gọn gàng, dễ hiểu.
Kỹ năng tính toán. đối với những thí sinh có học lực trung bình thì đây là điểm yếu lớn nhất. Còn những thí sinh thuộc dạng học lực khá, giỏi thì tuy khá thành thục về kỹ năng tính toán nhưng đôi khi do tâm lý căng thẳng, yếu tố ngoại cảnh tác động nên dễ dẫn đến tính nhầm bước, nhầm kết quả. Nắm vững cách làm, dùng đúng thuật toán đấy nhưng lại sai kết quả nên bị trừ khá nhiều điểm. Biện pháp chủ yếu để nâng cao kỹ năng tính toán là rèn luyện và thường xuyên thực hành các dạng bài toán mẫu.
Cách trình bày, diễn giải để giành điểm thưởng, điểm tối đa. Đa phần, thí sinh chỉ chú trọng vào việc giải toán mà không để ý đến cách trình bày bài thi, không nêu luận cứ, luận chứng xuất phát cho các bước giải. Đôi khi lại quên đưa ra những điều kiện, định lý, định nghĩa.

Tiến sĩ Nguyễn Phú Cường
(Thầy giáo dạy Toán trên VTV2 - Hiệu trưởng trường THPT Bán công chuyên ngữ Lômônôxốp).


 Theo báo SVVN. Ảnh: Bùi Tuấn - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   |