Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Câu chuyện về chiếc hộp đen
“Trên đời này không điều gì cần phải học thuộc lòng, chỉ duy nhất một điều cần phải học thuộc lòng là hãy nhớ rằng trên đời này không có điều gì cần phải học thuộc lòng cả”, “Kiến thức là cái còn lại khi mà mọi thông tin đã quên đi”. Vì sao lại như vây? Vì sao sinh viên chúng ta học rất nhiều môn, thậm chí rất nhiều trường, nhiều bằng mà vẫn bị xem là thiếu năng lực. Nước mình vẫn nghèo, nhà mình vẫn chưa thể sung túc như những gia đình trong tivi mà chúng ta thường xem. Chúng ta lười ư? Không bao giờ. Dân tộc ta nổi tiếng là cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Vậy thì đâu là câu trả lời?

Có người nói rằng: Con người là sản phẩm tuyệt vời của ông bố có tên là Tự nhiên và một bà mẹ có tên là Xã hội, ông bố cho ta hình hài (phần Con), người mẹ cho ta cuộc sống (phần Người). Khi gặp những vấn đề mà một mình xã hội không giải quyết đuợc thì ta phải tìm đến hỏi tự nhiên, ví dụ: Khi bạn học tập căng thẳng, khi các mối quan hệ với mọi người căng thẳng, một chuyến đi chơi ngắm non nước mây trời làm lòng bạn thư thái hơn, và thấy vấn đề mình nghĩ là to như quả núi bây giờ nó trở nên bé như hạt bụi, chẳng đáng để mình bận tâm. Khi gặp vấn đề về tự nhiên như sóng thần, mọi người trong xã hội xúm lại cùng chia hờn sẻ tủi, giải quyết hậu quả và dù hiện tượng tự nhiên có kinh khủng đến bao nhiêu thì nó cũng trôi qua, mọi việc lại dần trở lại bình thường, như người bố có nổi cáu đến bao nhiêu nhưng mẹ và con đều đoàn kết lại thì gia đình lại êm ấm. Và tôi cũng áp dụng cách đó để giải quyết vấn đề nêu ra từ đầu, nếu không nói đến yếu tố tinh thần thì cơ thể chúng ta là một sản phẩm của tạo hóa, của tự nhiên. Hãy xem cơ quan tiêu hóa là một hộp đen, thức ăn được xử lý bên trong nó. Đầu vào là thức ăn, đầu ra có hai phần, một phần là chất thải, một đầu ra không trực quan được là chất ding dưỡng (gồm gluxit, protein, lipit…). Cái chúng ta cần nhất hẳn là chất dinh dưỡng, mỗi ngày bạn ăn thật nhiều thứ (cơm, phở, trái cây, đồ ăn nhanh….) nhưng cái bạn cần không phải là cái đó, mà là tổng hợp những cái đó, gọi là chất dinh dưỡng. Những cái mà cơ thế dùng làm năng lượng để vận hành bộ máy của mình không bao giờ là sữa, là thịt là rau là bimbim cả, đó là điều thật rõ ràng.

Chuyện gì đã xảy khi bạn ăn cơm và đầu ra cũng là… cơm, lúc đó bạn nói rằng, có chuyện gì với cái dạ dày của tôi vậy, cái “hộp đen” này bị làm sao vậy. Bạn lo lắng, mẹ bạn cuống quýt lên, cả nhà ngóng chờ ý kiến chẩn đoán của bác sỹ, và tất nhiên là một đơn thuốc khá dài được kê ra để sửa cái “hộp đen” của bạn. Mọi chuyện lại đâu vào đấy.

Chuyện gì xảy ra khi đọc một quyến sách và nói y nguyên lại quyển sách đó, chuyện gì xảy ra khi bạn học bài giảng của cô giáo và trả lại y nguyên cho cô giáo trong bài kiểm tra? Chẳng có gì xảy ra cả, không như vậy mới là lạ, để được điểm cao tốt nhất là nói lại y nguyên những điều thầy cô đã nói. Đó là những kinh nghiệm “sâu sắc” mà các anh chị sinh viên khóa trước thường truyền cho sinh viên khóa sau. Thể thì củng chẳng khác gì cái dạ dày ăn gì cho ra nấy, cái tinh túy, cái tổng hợp được từ những bài giảng, từ những lời thầy cô nói là… nothing. Cái mà cơ thể cần từ bộ máy của tiêu hóa cũng như cái mà xã hội cần từ chúng ta, không bao giờ là những lý thuyết chết cứng, những câu trả lời như những thức ăn chưa được tiêu hóa. Nếu bạn cố tình làm hỏng dạ dày mình để nuốt một quả táo cho ra một quả táo thì bạn cũng không bao giờ được một quả táo như lúc đầu, nó sẽ bị úa vàng, bị thiu… vì sao thì ai cũng biết. Nếu ta cố học một môn để trả bài thì ta chẳng bao giờ có “dinh dưỡng - tri thức” mà bạn cũng sẽ chẳng bao giờ nói lại được như tác giả cuốn sách cả. Nhưng vấn đề không phải là nói lại đúng hay không mà vẫn đề là bạn đang phá hủy “hộp đen” vĩ đại nhất là trí óc của mình. “Hộp đen” của bạn và anxtanh chẳng khác gì nhau cả, chỉ cách sử dụng khác nhau mà thôi.

"Hộp đen" của mình ở đâu nhỉ ? !...

Nhưng bạn sẽ nói ngay rằng nếu tôi không làm như vậy thì tôi sẽ không đạt điểm cao, vâng, có một người có hơn 10.000 phát minh sáng chế cho xã hội cũng đồng cảm với bạn, người mà nhờ có ông ấy bây giờ bạn mới có thể đọc bài viết này đưới ánh sáng đèn điện. Edison đã bị cô giáo đuổi ra khỏi lớp, thầy hiệu trưởng khuyên gia đình cho đi … chăn lợn! Chỉ vì cách sử dụng “hộp đen” khác mọi người, bạn cũng biết Pruno và Galilê bị xã hội thời đó “trù úm” như thế nào. Nhưng chúng ta đội ơn những người dũng cảm đó, không phải chỉ hy sinh mạng sống của mình trong chiến tranh thì mới được coi là dũng cảm. Sự hy sinh đó là hy sinh về thể xác, các nhà khoa học đã dám dũng cảm hy sinh cả phần thế giới tinh thần, chấp nhận mình và .... phần còn lại của thế giới để hướng thể giơi đến chân lý, khi chúng ta biết họ đúng thì họ không còn ở với chúng ta nữa.

Vậy là câu trả lời là phải chăng chúng ta đã sử dụng không đúng cái hộp đen của mình, khi mua một bàn là bạn phải có hướng dẫn sử dụng, để dùng được máy tính bạn phải đi học rất nhiều khóa mới sử dụng thành thạo được, phía trên cổ bạn đang đặt một siêu máy tính, vĩ đại nhất trên thế giới, bạn đã dành phút nào đọc bản hướng dẫn sử dụng nó chưa?

 Hà Huy Thanh - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   |