Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
“Phá bẫy” đề thi Hoá, Sinh
Kinh nghiệm “phá bẫy” đề thi đại học môn Hoá học và Sinh học được chúng tôi tổng hợp từ kinh nghiệm của các thầy cô trong tổ Hoá, Sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Môn Hoá học:

- Không học thuộc lòng đơn điệu từng bài, cần chú ý so sánh và giải thích. Thí sinh cần hiểu để học, như phải nắm vững được tính chất chung của chất hữu cơ, chất vô cơ. Sau đó biết và hiểu được tính chất đặc trưng của từng nhóm chức, từng nhóm, phân nhóm kim loại. Trong quá trình học cần có sự so sánh điểm giống và khác nhau giữa các nhóm chức, nhóm kim loại... để dễ nhớ và hiểu sâu hơn.

- Phần lý thuyết chiếm nhiều điểm hơn phần bài toán (tỉ lệ 6-4), mỗi câu lý thuyết còn có nhiều câu nhỏ độc lập nên dễ kiếm điểm hơn phần bài toán (mỗi bài toán thường có 2-3 câu, lại lệ thuộc nhau, không làm được câu 1 thì khó có thể làm tiếp câu 2, 3. Chưa kể trường hợp phải giải quyết các phép tính toán khá phức tạp). Do vậy khi làm bài thi, thí sinh cần ưu tiên làm phần lý thuyết trước.

- Chú ý đến những chuỗi phản ứng, cách điều chế, nhận biết, so sánh tính chất hóa học, cách viết công thức cấu tạo đồng phân (vị trí, chức)... Về phần bài tập toán, học sinh tập trung một số dạng toán cơ bản như: lập công thức phân tử có liên hệ tính chất hóa học, xác định kim loại, tính thành phần hỗn hợp... (chủ yếu trong SGK và bài tập lớp 12). Đặc biệt, các em cần viết đúng và đủ phản ứng, cân bằng và tính toán chính xác.

Môn Sinh học:

- Các câu hỏi lý thuyết đối với môn Sinh thường thiên về dạng các câu hỏi nhỏ giống như một bài tập để vận dụng lý thuyết vào giải tìm đáp số. Thí sinh phải hiểu và nhớ sách giáo khoa và phải biết khái quát - tổng kết về chương trình học của mình, nắm vững các ý chính của từng bài. Điều này sẽ giúp hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy mông lung, rối lên vì nhiều kiến thức.

- Chú ý nắm vững 14 chương của chương trình giáo khoa lớp 12 và nắm vững những ví dụ chứng minh trong sách giáo khoa.

- Phần bài tập của môn Sinh thường có hai loại: một loại thuộc khoa học chính xác, thí sinh phải nắm được công thức mới giải được. Một loại thuộc khoa học thực nghiệm. Đối với loại bài này, thí sinh phải sử dụng lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài (biện luận và viết sơ đồ lai).

Để biện luận 1 bài tập lai nên tiến hành theo 5 bước:

  • Xác định tính trội, tính lặn
  • Quy ước gen
  • Xác định quy luật di truyền
  • Xác định kiểu gen bố mẹ
  • Viết sơ đồ lai (nếu có hoán vị gen ta tính tần số hoán vị trước khi viết sơ đồ lai).

Sau khi làm xong, kiểm tra kiểu hình qua sơ đồ lai đúng với đề bài tập thì thí sinh đó đã biện luận chính xác.

 VNU (theo Dân trí) - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   |