Còn bên “xứ người”, Hiệp hội Nghiên cứu giáo dục cho người trưởng thành Hoa Kỳ cũng đã ước tính khoảng 40% số người trong độ tuổi lao động chưa có đủ những kỹ năng chuyên môn cần thiết để thích nghi với những đòi hỏi của môi trường kinh doanh. Cả hai mẩu thông tin trên cùng đưa ra một một vấn đề: “Phải chăng việc đi học của doanh nhân (cũng có thể là người đi làm) có những khác biệt căn bản so với những chương trình giáo dục thông thường?”.
Đầu tư vào nguồn lực con người trong thời gian gần đây đã không còn là một khái niệm xa lạ trong các công ty có tầm cỡ đến những tổ chức kinh doanh lớn nhỏ khác nhau của xã hội. Tuy nhiên vấn đề đầu tư vào nguồn lực con người đầu tư vào nguồn lực con người như thế nào cho hiệu quả vẫn là một bài toán lớn. Như vậy, câu hỏi đặt ra là doanh nhân có gì khác biệt với sinh viên khi đến trường?
Thứ nhất, doanh nhân (hay người đi làm) là người đi học đã có kinh nghiệm, va chạm và đã hình thành những giá trị nhất định trong suy nghĩ, cách làm việc. Khác với học viên bình thường, phải vượt qua được rào cản này doanh nhân mới có thể tiếp thu kiến thức mới.
Thứ hai, việc đi học của doanh nhân là việc học có định hướng. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nhân xác định rất rõ tại sao phải đi học và sẽ đạt được những gì sau khi học xong chương trình. Yếu tố này rẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định học, thái độ học và hàng loạt các yếu tố khác nhau trong quá trình thu nhận những thông tin mới. Cũng từ đặc điểm này, chúng ta cũng có thể dễ dàng liên tưởng đến yếu tố thứ ba của doanh nhân khi đi học, đó là tính chủ động và sẵn sàng để học. Với đặc điểm này, người học sẽ tự vạch ra kế hoặch học tập, thích chủ động trong việc chọn lựa chương trình học, thời gian học… Trong một số trường hợp, doanh nhân sẽ sẵn sàng tìm cách tự trang trải tiền học nếu không được hỗ trợ bởi công ty, tổ chức.
Để có thể nhìn rõ sự khác biệt giữa doanh nhân đi học và các đối tượng sinh viên học sinh thông thường đi học, chúng ta có thể vì doanh nhân như hình ảnh của một cái chai và sinh viên như một cái chén. Cái miệng chai hay miệng chén tượng cho nhu cầu của người đi học. Trong một cơn mưa tất cả nước rơi vào miệng chén sẽ được tích tụ lại trong chén cũng giống như sinh viên không có nhiêu chọn lựa trong quá trình thu thập thông tin. Thế nhưng, cũng trong cơn mưa đó, chỉ có những hạt mưa rơi đúng miệng chai mới có thể lọt vào trong mà thôi. Như vậy, cơn mưa “kiến thức” đối với doanh nhân là một sự chọn lựa.
Nghĩ như vậy thì chúng ta mới hình dung được hàng loạt những khác biệt cần phải có của một chương trình dành cho đối tượng được gọi là “người lớn”. Điều đầu tiên và dễ hiểu nhất là tình mới mẻ và chuyên sâu của nội dung chương trình. Doanh nhân chỉ học và tiếp thu những gì họ cần, nên những kiến thức chung chung, tổng quát mà họ đã biết qua sách vở sẽ ít được quan tâm hơn. Trở lại câu truyện bức xúc của người bạn tôi ở phần đầu bài viết này có lẽ như là một trong những lý do chính. Cái anh cần và những gì được cung cấp có vẻ như chưa có tiếng nói chung. Hay ít nhất là anh chưa nhận ra điểm chung đó. Trên thực tế đây là một yếu tố quan trọng cho những người thiết kế, soạn thảo chương trình học.
Bên cạnh nhu cầu học, doanh nhân cũng hình thành cách học riêng cho mình. Họ có xu hướng học thông qua chia sẻ, trao đổi, trao đổi kinh nghiệm phản biện. Nói một cách khác, học từ những người khác và học từ sự tham gia của bản thân họ cùng vơi nhóm sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Cũng do yếu tố này mà các chương trình huấn luyện đào tạo gần đây thường vận dụng hình thức thảo luận nhóm một cách triệt để nhằm phát huy tính chất “hai chiều” trong trao đổi thông tin. Tính chất tranh luận trong các chương trình học cho doanh nhân thường không thể thiếu.
Người làm cũng có xu hướng học qua “làm thử” hay “luyện tập”. Cứ mỗi lần thử, người học có vẻ như quen hơn, hiểu hơn và nhớ hơn. Những dự án, những việc nhở trong suốt quá trình học thường rất bổ ích cho việc học. Yếu tố này dần dần làm đa dạng hoá các mô hình huấn luyện cho danh nhân. Giờ đây, các mô hình học không còn đơn thuần trong lớp học mà người học bắt đầu được tạo cơ hội tiếp cận với thực tế hơn nữa như tham gia dự án, thực tập một công việc…Tất cả những hoạt động tương tự giúp người học thoát khỏi sự khô khan của lý thuyết thông thường. Trong giai đoạn “làm thử”, đa số học viên đều nhấn mạnh ra một vấn đề: lý thuyết bao giờ cũng khác với thực tế và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng để giải quyết các vấn đề mà mình có. Việc và chạm vơi thực tế ngày càng được phát huy tính hiệu quả của nó nhất là vào các chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu.
Như vậy, nét đặc thù của doanh nhân khi đi học đã làm thay đổi cả cách tổ chức đào tạo, nhất là công tác xác định nhu cầu “đi học”. Đào tạo cho doanh nhân không còn đơn thuần là một “chế độ” phải có mà xoay quanh những nhu cầu có thật của cá nhân và nhu cầu phát triển của tổ chức. Sẽ không mấy thuyết phục nếu một ai đó đặt vấn đề: “Tại sao lâu nay tôi không được đi học?”. Thay vào đó, anh ta nên đặt vấn đề: “Tại sao tôi cần phải học khoá đó?”. Cách đặt vấn đề như vậy có lẽ sẽ tập trung hơn vào những gì có tính thực chất mà họ cần.
Phương pháp, nôi dung của chương trình học cho doanh nhân” ngày nay đã trở nên phong phú đa dạng hơn. Cách của người giảng dạy cho người lớn cũng dần dần vượt khỏi những khuôn khổ lý thuyết, tạo điều kiện cho người học chia sẻ và có chính kiến nhiều hơn. Các vấn đề cho doanh nhân thường không còn chung chung nữa, thay vào đó là các cuộc hội thảo, các lớp học chuyên sâu về từng kỹ năng cụ thể, tham gia vào những dự án lơn nhỏ khác nhau. Hướng chọn lựa chương trình cũng dần dần không còn chỉ là “ai dạy” mà còn cả việc là “ai học”. Bởi lẽ, đi học của doanh nhân không còn là đi học kiến thức của một người.
|