Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
"Nguyên lý dung hoà" là một trong những tư tưởng truyền thống của Phương Đông
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ông Đào Trọng Thi - Giám đốc Đại học Hà Nội - nơi tổ chức diễn đàn lần này, ông Komiyama Hiroshi – Giám đốc Đại học Đông Kinh, ông Xu Zhihong- Giám đốc Đại học Bắc Kinh đã cùng tới tham dự diễn đàn.

Xin chào!

Tôi là Lee Jang Mu – Giám đốc Đại học Quốc gia Seoul.

Tháng 7 vừa rồi tôi nhận chức Giám đốc Đại học Seoul và đây là lần đầu tiên tôi tham dự diễn đàn này, nhưng rõ ràng trong vòng 5 năm qua 4 trường Đại học chúng ta đã có rất nhiều cuộc thảo luận mang tính xây dựng để đạt được sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác và giao lưu.

“Đa dạng văn hoá và phát triển bền vững: vai trò của giáo dục đại học”- Chủ đề của diễn đàn lần này sẽ phát triển hơn nữa, cụ thể hoá hơn nữa nỗ lực của chúng ta; xã hội đại học của chúng ta đã được cô đọng thành mối quan hệ vì sự phát triển và hợp tác của khu vực Đông Á và định hướng phát triển trong tương lai.

Liên quan đến chủ đề này tôi muốn nói tới “nguyên lý dung hoà” là một trong những tư tưởng truyền thống của Phương Đông. Bởi vì tôi thấy rằng trong xã hội hiện đại, văn hoá và những giá trị đa dạng cùng tồn tại đan xen; đôi khi chúng dung hoà tương hỗ nhưng đôi khi lại nảy sinh những bất đồng nhưng nếu lấy “nguyên lý dung hoà” làm nền tảng thì có thể tạo nên sự cộng sinh và những nhận định tương hỗ. Ở điểm này thì chúng ta cần phải nhận thức được rằng mình và người khác có điểm gì giống và khác nhau.

GS. Lee Jang Mu – Giám đốc Đại học Quốc gia Seoul

Đa dạng văn hoá (Cultural diversity) giúp chúng ta có thể thấy rõ những điểm khác nhau trong mối quan hệ tương hỗ đó. Bởi chính sự thiếu hiểu biết về đa dạng văn hoá sẽ làm nảy sinh những bất đồng và hiểu lầm không đáng có trong quan hệ nên hiểu về đa dạng văn hoá là một bài toán phải được giải trước tiên.

Nghiên cứu một cách sâu sắc về đa dạng văn hoá như vậy để có thể hiểu nhau hơn. Đây cũng là một trong những chức năng quan trọng mà chính các trường Đại học chúng ta phải thực hiện.

Tôi cho rằng 4 nước chúng ta có chung nền móng cơ bản để có thể nghiên cứu sâu về tính đa dạng văn hoá này. Bởi cùng với tính đa dạng này, chúng ta còn có chung một mắt xích là văn hoá Nho giáo. Hơn thế nữa, tuy rằng 4 nước chúng ta khác nhau về mặt ngôn ngữ nhưng thông qua một loại văn tự đồng nhất thì cũng không quá khó khăn để có thể hiểu nhau.

Khi đã lấy những đặc tính văn hoá chung này làm nền tảng thì một khi sự hiểu biết nhau được mở rộng hơn, sự giao lưu nhân lực được tăng cường hơn thì sự phát triển về giáo dục và nghiên cứu đại học là lẽ dĩ nhiên. Không những thế, tôi chắc chắn rằng nó còn đóng góp rất lớn vào việc mở rộng quan hệ hiểu biết giữa các nước với nhau.

Tiếp theo tôi muốn đề cập đến vai trò và chức năng của giáo dục Đại học đối với sự phát triển của xã hội nhà nước.

Sự mong đợi về chức năng của đại học xuất phát từ sự phát triển xã hội, nhà nước ngày nay dường như đang ở vị trí cao hơn bất cứ thời kỳ nào trong quá khứ. Đại học trực tiếp đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, trở thành nguồn động lực phát triển xã hội. Tôi cho rằng Đại học đi tiên phong trong quá trình phát triển xã hội, ví như đặt ra những vấn đề thảo luận lôi cuốn được dư luận xã hội...

Nhưng đáng tiếc bởi một thực tế là bấy lâu nay một số các trường Đại học chỉ bàng quan với sự biến động của xã hội, nên gần đây đã nhận không ít chỉ trích mang tính xã hội. Ví dụ như, những nhà kinh doanh trong các tập đoàn ở Hàn Quốc đang bất mãn nhiều về chuyện nhân tài được đào tạo ở Đại học không thích hợp với yêu cầu của ngành công nghiệp.

GS. Lee Jang Mu – Giám đốc Đại học Quốc gia Seoul (người bên phải)

Nhằm thay đổi đại học bảo thủ, chính phủ đã xác định trách nhiệm, tạo dựng một hệ thống cạnh tranh ở Đại học, tiến hành điều chỉnh cấu trúc đại học.

Hiện tượng như vậy không chỉ có ở Hàn Quốc hay Nhật Bản mà là chiều hướng mang tính thời đại lớn gắn liền với thế giới hoá. Tôi nghĩ rằng không có trường Đại học nào nằm ngoài sự thay đổi này.

Khi tôi thử suy nghĩ với tư cách là một học giả, tôi không nghĩ rằng sự thay đổi của đại học phải nhất thiết là đề nghị từ chính phủ hay công ty hoặc một cơ quan nào đó bên ngoài đại học. Ở trường Đại học của chúng tôi hội tụ đầy đủ những chuyên gia tốt nhất ở mỗi lĩnh vực của xã hội nên tôi tin tưởng rằng tự bản thân trường Đại học của chúng tôi có thể thay đổi hình dạng của chính mình. Ở điểm này tôi nghĩ rằng trước khi chính phủ hay xã hội làm điều gì đó để thay đổi Đại học thì chính trong Đại học phải thông qua việc tự đổi mới mình, cho xã hội thấy mình có thể lôi kéo sự biến đổi mang tính xã hội.

Liên quan đến việc đổi mới nội bộ Đại học tôi muốn đề cập đến 2 vấn đề sẽ được nhấn mạnh trong tương lai ở trường Đại học Seoul. Trước tiên tôi nghĩ rằng phải quan tâm nhiều hơn nữa tới việc giáo dục ở bậc đại học.

Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và GS. Lee Jang Mu – Giám đốc
Đại học Quốc gia Seoul

Một sự thật là các trường Đại học chú trọng đến chức năng trọng tâm là nghiên cứu vì thế mà thiếu quan tâm, chú ý đến sinh viên ở bậc đại học. Tôi tự hỏi rằng kết cục liệu có phải chúng ra đã sao lãng chức năng giáo dục - chức năng trọng tâm nhất của đại học hay không?

Trường Đại học Seoul cũng phải đến gần đây mới nhận ra được mức độ nghiêm trọng của giáo dục ở bậc Đại học, và đã xây dựng mục tiêu chiến lược chủ yếu của Đại học là nhấn mạnh giáo dục cơ sở. Để thực hiện điều này chúng tôi đã xây dựng Viện giáo dục cơ sở và thông qua việc tập huấn phương pháp giảng dạy cho các giáo sư để nhằm nâng cao mức độ thoả mãn giáo dục của sinh viên bậc đại học.

Hơn nữa tôi cũng nghĩ rằng phải chú ý quan tâm nhiều tới việc tăng cường các dịch vụ cho đối tượng sinh viên. Cho tới tận bây giờ thì các trường Đại học đã nhấn mạnh tất cả các hoạt động hành chính hay điều hành kýý túc xá lấy các giáo sư - những người cung cấp làm trọng tâm hơn là lấy sinh viên - những người yêu cầu. Tôi nghĩ bây giờ là thời điểm mà chúng ta cần phải chuyển sang điều hành trường Đại học lấy đối tượng là sinh viên là mối quan tâm đặc biệt.

Nhằm mục đích tạo ra bước nhảy vọt thứ 2 trong tương lai, nhân Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường Đại học Seoul vào tháng 10 vừa qua, Trường Đại học Seoul công bố sẽ đại cách mạng toàn bộ các lĩnh vực như giáo dục, nghiên cứu, hành chính quản lý... Lẽ dĩ nhiên, một trong số trọng tâm ấy là vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ cho sinh viên cùng với việc đẩy mạnh năng lực cạnh tranh Đại học.

Tôi hy vọng diễn đàn lần này sẽ trở thành cơ hội để chúng ta cùng suy ngẫm một cách nghiêm túc, cùng giải những bài toán và những băn khoăn như của chúng tôi đây. Hơn thế nữa, cùng với việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu về đa dạng văn hoá như chủ đề của diễn đàn, tôi cũng kỳ vọng rằng đây là cơ hội để chúng ta thảo luận chân thành nhằm nâng cao vị thế xã hội đại học.

Cách đây không lâu tôi được nghe nói rằng ở liên hợp các nước Châu Âu, đã nhất trí lập nên tổ chức MIT của Châu Âu theo mô hình MIT của Mỹ, nhằm quyết định cùng nhau phát triển có tính chất mở ra một kỷ nguyên mới về khoa học kỹ thuật của Châu Âu. Đó là một kế hoạch mang tham vọng sẽ gây quỹ lập nên mạng lưới đại học các quốc gia Châu Âu, đảm đương nhiệm vụ then chốt là đào tạo bồi dưỡng nhân tài và nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở Châu Âu.

Thực tế thì các quốc gia Châu Âu có hệ thống giáo dục đại học khác nhau, tiêu chuẩn công nhận tín chỉ và học vị khác nhau nên có nhiều khó khăn trong việc liên kết như vậy.

Nếu như học tập điểm này thì 4 trường đại học chúng ta, không những có nhiều điểm tương đồng về văn hoá mà hệ thống giáo dục đại học cùng với chế độ học vị và cho điểm cũng tương tự như nhau, nên sự giao lưu giữa các học giả và sinh viên với nhau có thể nói là dễ dàng.

Tại đây tôi muốn được đưa ra đề nghị vì sự phát triển hợp tác giao lưu. Chúng ta hãy cố gắng mở ra những chương trình chung giữa các trường Đại học, như thông qua những bài giảng mẫu online để mở rộng giao lưu trên thực tế, trao đổi giáo viên và sinh viên giữa các nước để có thể nghiên cứu và nghe giảng...

Tôi hy vọng trong thời gian của diễn đàn hoặc thời gian sau đó có thể thảo luận sâu hơn cùng với 3 vị giám đốc của 3 trường đại học về đề nghị này.

Cuối cùng cho tôi được gửi lời cảm ơn trân trọng tới ông giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi chủ trì diễn đàn - cùng tất cả các quí vị đã tham gia chuẩn bị cho diễn đàn. Xin chúc tất cả các quí vị có mặt ở đây hạnh phúc và may mắn.

 Lee Jang Mu – Giám đốc Đại học Quốc gia Seoul
Ảnh: Bùi Tuấn - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   |