Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Đa dạng hoá văn hoá là một đề tài nóng bỏng trong giới học thuật vài năm trở lại đây
Đa dạng hoá văn hoá là một đề tài nóng bỏng trong giới học thuật vài năm trở lại đây, chính tiến trình toàn cầu hoá đó t húc đẩy sự nảy sinh. Trào lưu toàn cầu hoá thực chất đã được hình thành từ lâu, nhưng từ những năm 90 đến nay đã xuất hiện sự phát triển mạnh mẽ. Vậy toàn cầu hoá là gì?

Đây chính là vấn đề cơ bản trong các cuộc thảo luận về vấn đề toàn cầu hoá hiện nay, cũng là vấn đề được tranh luận nhiều nhất, gây tranh cãi nhất. Ông H.Smith từng làm Tôngr thống liên bang Đức nhiệm kì từ năm 1974-1982, sau khi rời khỏi chính trường đã trở thành một nhà văn lí luận chính trị có sức ảnh hưởng tương đối lớn. Trong cuốn “Toàn cầu hoá, những thách thức chính trị, kinh tế và văn hoá” được Smith viết và cho xuất bản năm 1998, ông cho rằng, toàn cầu hoá là một mệnh đề chính trị thực tiễn, là một mệnh đề xã hội kinh tế, cũng là một mệnh đề văn hoá tư tưởng. ông đã chỉ ra trong cuốn sách, thế giới của năm 2000 khác xa so với thế giới ở năm 1900. Sự phát triển về kĩ thuật giao thông hiện đại không chỉ có máy bay, còn có những tàu lớn chở côngtenơ và tàu chở dầu cỡ lớn. Sự phát triển của kĩ thuật thông tin liên lạc hiện đại, kĩ thuật thương mại hiện đại, cũng như kĩ thuật tài chính hiện đại đã khiến cho diện mạo của toàn thế giới có sự thay đổi mạnh mẽ. Ông Smith đã đại khái phân chia toàn cầu hoá thành: sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng giữa năm châu lục của thế giới, sự liên hệ và tiếp xúc giữa các quốc gia, gọi nó là sự phát triển mới của kinh tế thế giới. Bốn ví dụ về toàn cầu hoá được ông miêu tả có liên quan đến sự toàn cầu hoá về văn hoá xã hội, sự toàn cầu hoá về phương châm kinh doanh cua các công ty và doanh nghiwpj, sự toàn cầu hoá về giao thông vận tải và sự toàn cầu hoá về thị trường tài chính. Quan điểm của ông mang tính đại diện cho phương tây. Ông đã chỉ rõ, vấn đề toàn cầu hoá văn hoá xã hội là vấn đề vô cùng quan trọng trong tiến trình toàn cầu hoá, và đây cũng chính là vấn đề những người làm công tác giáo dục như chúng ta trước tiên phải nghĩ tới.

GS. Hứa Trí Hồng - Giám đốc ĐH Bắc Kinh

Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình toàn cầu hoá đang tồn tại một xu thế đơn nhất hoá văn hoá, nó làm ảnh hưởng đến tính đa dạng hoá văn hoá. Trong mười mấy năm qua, toàn cầu hoá đã có những ảnh hưởng chưa từng có đối với văn hoá khu vực và truyền thống, đây chính là một thực tế không thể phủ nhận, trong khi sự thách thức mà các nước Đông Á chúng ta đang phải đối mặt là vô cùng nghiêm trọng. Đối với các nước phương Đông như chúng ta, vấn đề chủ yếu của toàn cầu hoá không chỉ nằm trong tính “thống nhất” của nó, mà còn ở sự tây hoá của nó, chẳng hạn như sự Mỹ hoá. Văn hoá nhương tây, đặc biệt là văn hoá Mỹ đang xâm thực nhanh chóng và thay thế văn hoá truyền thống và văn hoá khu cực của chúng ta nhờ vào trào lưu toàn cầu hoá.

Hơn mười năm qua, xu thế này đã gây ra những phản ứng ở những mức độ khác nhau trong phạm vi toàn thế giới. đa số mọi người nghiên cứu, phê phán toàn cầu hoá từ những góc độ triết học, văn hoá học và chính trị, thảo luận mối quan hệ giữa toàn cầu hoá và đa dạng hoá văn hoá. Đa số các học giả cho rằng, văn hoá phương tây và văn hoá Mỹ vốn có rất nhiều điểm đáng để các nước ngoài phương tây học tập và tiếp thu, nhưng văn hoá địa phương và văn hoá truyền thống của các dân tộc và các khu vực trên thế giới đều có quyền cùng tồn tại. Tôi là một nhà sinh vật học, điều mà một nhà sinh vật học quan tâm là tính đa dạng, bản thân tôi đã từng đảm nhiệm chức chủ nhiệm Uỷ ban Đa dạng hoá sinh học tại Viện khoa học trung Quốc, hiện vẫn làm chủ tich uỷ ban quốc gia Trung Quốc về con người và vành đai khu vực thuộc tổ chức khoa học giáo dục LHQ. Lĩnh vực nghiên cứu của tôi dường như không liên quan đến chủ đề về văn hoá nhưng tính đa dạng sinh học và tính đa dnạg văn hoá là như nhau, đều là những vấn dề quan trọng trong môi trường sinh tồn của nhân loại. Vấn đề mà tôi muốn nói hôm nay không phải là những lí luận nghiên cứu văn hoá trừu tượng mà là sự quan tâm và những trăn trở của một trí thức bình thường đối với vấn đề đa dạng hoá văn hoá. Đồng thời là một nhà giáo dục tôi cũng mong rằng nhân cơ hội này có thể cùng với các chuyên gia học giả tại đây tìm hiêu một chút về xu thế lớn của toàn cầu hoá, và những vấn đề mà giáo dục đại học đang gặp phải.

GS. Hứa Trí Hồng - ĐH Bắc Kinh (người thứ 2 từ phải sang)

Chúng ta đều biết rằng, một trong những hậu quả của toàn cầu hóa là sự rạn nứt về văn hóa ở một vài quốc gia. Một sự việc xảy ra gần đây ở Trung Quốc có thể chứng minh được vấn đề này. Tôi không biết rằng các vị có nghe nói hay không, giới văn nghệ Trung Quốc hiện nay đang chuẩn bị dựng lại phim “Hông Lâu Mộng”, tiến hành tuyển chọn diễn viên trên toàn quốc. Điều nực cười là, rất nhiều thanh niên tham gia tuyển chọn lại thuộc làu nội dung từng tập của truyện Harry Poter nhưng lại chưa từng đọc tác phẩm cổ điển nổi tiếng này. Thực ra, không chỉ có những diễn viên trẻ tuổi này mà sự hiểu biết về văn học cổ đại Trung Quốc của toàn bộ lớp trẻ cũng khiến người ta phải đau lòng, họ dành phần lớn thời gian và sức lực vào việc học tiếng Anh, xem phim của Holywood và phim truyền hình của Mỹ. Bản thân tôi cũng không phản đối việc tiếp thu văn hoá phương tây, nhưng mối quan hệ giữa văn hoá phương Đông và phương Tây không nên là một “trò chơi zero-sum game”, cùng với việc học tập và tiếp thu văn hoá phương Tây, không nên xem thường thậm chí coi thường văn hoá dân tộc. Song, điều khiến tôi lo ngại nhất không phải là sự thất sủng của các tác phẩm văn học truyền thống mà là sự tây hoá về quan niệm giá trị của lớp trẻ. Do tiếp xúc với văn hoá phương Tây trong một thời gian dài nên thói quen sinh hoạt, sự chọn lựa của bản thân họ đều phản ánh những giá trị của phương Tây; lâu dần, học sẽ dần dần cảm thấy những thứ của phương Tây hấp dẫn hơn, “sành diệu” hơn, tất cả mọi thứ của Trung Quốc, của phương Đông đều là “quê mùa”, không đáng hiện diện. Cái quan niệm về giát trị này một khi được thể hiện trong thói quen tiêu dùng của họ thì vấn đề đa dạng hoá văn hoá thực tế trở thành vấn đề kinh tế.

Mọi người dều biết rằng, các nước Đông Á chúng ta là đối tác thương mại quan trọng của Mỹ. Không biết mọi người có để ý thấy rằng, có một sự khác biệt rất rõ ràng giữa sản phẩm của các nước đang phát triển xuất khẩu sang Mỹ và sản phẩm của Mỹ xuất khẩu sang các các nước đang phát triển, phần lớn việc xuất khẩu cảu các nước đang phát triển sang Mỹ không mang một dấu ấn nào của văn hoá dân tộc, trong khi đại đa số các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ lại mang trên mình những kí hiệu về văn hoá và những thông tin về giá trị, bởi lẽ, văn hoá Mỹ hiện nay đang là một nên văn hoá mạnh trên thế giới. Tình hình ở Trung Quốc là một minh chứng rất cụ thể, lớp trẻ hiện nay đang có xu hướng đặc biệt ưu ái đối với các sản phẩm mang kí hiệu văn hoá Mỹ. Bản thân những kí hiệu văn hoá này lại mang những giá trị kinh tế rất cao. Rất nhiều hàng hoá của Mỹ xuất khẩu sang chúng ta trên thực tế chỉ là những “kí hiệu” mà thôi. Chẳng hạn như, ở khắp nơi trên đất Trung Quốc đều có thể thấy những cửa hàng fastfood của Mỹ, nguyên liệu của những cửa hàng này đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, do công nhân Trung Quốc chế biến, giai đoạn gia công rất đơn giản, chỉ có mỗi nhãn hiệu là của Mỹ. Nhưng chính nhãn hiệu này lại là sự tượng trưng cho giá trị Mỹ trong con mắt của lớp trẻ, dường như nó có một sức hút ghê gớm. Bên cạnh đó, văn hoá của chúng ta văn hoá yếu, kí hiệu của nó tại Mỹ về cơ bản không mang giá trị kinh tế bởi vì cái mà chúng ta xuất khẩu ồ ạt là những sản phẩm lao động tập trung. Trong tình hình sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế, toàn cầu hoá là một trào lưu riêng rẽ, nó đem theo văn hoá Mỹ du nhập vào Trung Quốc và các nước Đông Á, nhưng rất khó có thể đem văn hoá của Đông Á đặc biệt là giái trị văn hoá vào Mỹ. Tại Trung Quốc của Mỹ đang lấn át ngành ăn uống truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt là những công việc kinh doanh của những tiệm lâu năm. Điều đó nói lên rằng, toàn cầu hoá là mối đe doạ đối với đa dạng hoá văn hoá.

Nói đến ngành ăn uống tôi nghĩ rằng phải đặc biệt nhắc tới fastfood và đồ uống của Mỹ đang nhanh chóng được mở rộng trên thế giới theo trào lưu toàn cầu hoá. Tôi là một nhà khoa học cuộc sống, tôi biết rõ, tôi nghĩ rất nhiều quý vị ngồi đây cũng đã từng nghe nói về điều này: thực phẩm ăn nhanh và đồ uống của Mỹ rất có hại đối với sức khoẻ của con người, ví dụ như đồ uống có gas, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nếu như thường xuyên sử dụng đồ uống này trong một thời gian dài không những gâu béo phì mà còn gây bệnh loãng xương. Mặc dù vậy, những sản phẩm dồ uống có lợi cho sức khoẻ của chúng ta (chẳng hạn như trà) lại không mấy “hấp dẫn” trong thời buổi đồ uống của Mỹ tràn ngập thị trường, có rất ít thanh niên uông trà. Hiểm hoạ từ việc thường xuyên sử dụng những đồ ăn chiên rán có lẽ còn nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, một ngày nào đó khi loại văn hoá ẩm thựậinỳ trở thành văn hoá duy nhất trên toàn thế giới, tính đa dạng của ẩm thực có lẽ sẽ trở thành đề tài phải thảo luận giữa Bộ trưởng y tế và các bác sỹ.

Nói một cách rộng hơn, sự mai một của tính đa dạng hoá văn hoá thậm chí có thể nguy hại đến sự sống còn của nhân loại. Chúng ta biết rằng, trong bất cứ một xã hội nào đều tồn tại sự xung đột giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của xã hội. Đông Á của chúng ta văn hoá truyền thống yêu cầu chúng ta khi đáp ứng những nguyện vọng của cá nhân phải đồng thời xem xét một cách đầy đủ đến lợi ích của xá hội, lợi ích của tập thể và lợi ích của những người khác nữa. Văn hoá như vậy tuy không phải là hoàn mỹ nhưng trên một số mặt nó lại thể hiện được tính ưu việt độc đáo. Chẳng hạn như việc sử dụng năng lượng. Cùng với việc mức sống của chúng ta một nâng cao, số năng lượng mỗi người phải tiêu tốn ngày một nhiều. Tình trạng này sẽ dẫn đến hai vấn đề sau: một là sự cạn kiệt của năng lượng dầu, hai là sự ảnh hưởng đối với môi trường và sinh thái. Đằng sau nó lại có liên quan tới sự mâu thuẫn giữa mức sống, sự tiện nghi của mỗi các nhân và lợi ích của xã hội. Chúng ta biết rằng, trong xã hội phương Tây, đặc biệt là Mỹ sự nâng cao về mức sống và cuộc sống tiện nghi của mỗi cá nhân được coi là quyền lợi và tự do, người khác không có quyền can thiệp và áp đặt. Tất cả những ai đã từng bước chân tới Mỹ đều biết rằng, sự tiêu hao năng lượng của người Mỹ cho dù là tổng số hay lượng tiêu hao bình quân đầu người đêù là những con số mà chúng ta không bao giờ có được. Do văn hoá Mỹ được lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới, nên quan niệm và thoái quen sống như vậy của người Mỹ có thể đã được truyền bá sang các khu vực khác trên TG. Từ đó gây nên sự ảnh hưởng có quy mô lớn hơn nhiều. Các nhà khoa học nghiên cứu về môi trường và sinh thái có thể tượng tượng thấy rằng nếu như mỗi một người ở các nước trên thế giới đều theo đuổi phong cách sống của người Mỹ, mỗi gia đình đều có từ một đến vài chiếc ô tô, cũng tiêu hao nhiều năng lượng như vậy, trái đất của chúng ta sẽ phải chịu những áp lực như thế nào. Trên quan điểm đó việc đề xướng tính đa dạng hoá văn hoá trên thực tế còn mang ý nghĩa đạo đức sâu xa, nó cũng xác định sự chọn lựa tất yếu về sự phát triển bền vững của trái đất chúng ta.

Về tương lai của đa dạng hoá văn hoá, tôi không hoàn toàn là người theo chủ nghĩa bi quan. Cần phải thấy rằng trên thế giới ngày càng có nhiều người trí thức đã bắt đàu nhận thức được những thách thức của tiến trình toàn cầu hóa đối với thế giới đa nguyên, đặc biệt là trên phương diện đa dạng hoá văn hoá. Bên cạnh đó, trào lưu chính của cộng đồng quốc tế vẫn luôn dẫn đầu và thúc đẩy sự chung sống hài hoà cùng nhau phồn vinh giữa các nền văn minh khác nhau, bởi vì chỉ có thông qua đối thoại và giao lưu mới có thể giảm thiểu và loại bỏ những hiểu lầm mới có thể tránh được sự phát sinh những xung đột. Tuần trước trường ĐH Bắc Kinh đã long trọng tổ chức “Diễn đàn Bắc Kinh” lần thứ ba, diễn đàn Bắc Kinh lần này tiếp tục lấy chủ đề là “Sự hài hoà của văn minh và phồn vinh chung”, đã thu không ít những học giả nổi tiếng, những người đứng đầu trong giới chính trị, những nhà quyết sách trong giới doanh nghiệp từ 35 quốc gia và khu vực trên thế giới. Chúng tôi vui mừng nhận thấy các học giả đến từ những nước và khu vực khác nhau, tuy không cùng màu da, không cùng ngôn ngữ nhưng đều tha thiết bày tỏ nguyện vọng bảo vệ tính đa dạng hoá văn hoá, thúc đẩy sự chung sống hài hoà giữa các nền văn minh khác nhau. Các nền văn minh khác nhau cùng tồn tại lâu dài là sự tất yếu trong sự phát triển lịch sử máy ngàn năm của nhân loại, một thế giới hài hoà, tất nhiên phải là một thế giới đa dạng hoá. Các nền văn minh khác nhau nên chúng sống hài hoà, trao đổi và tiếp thu lẫn nhau. Giáo sư Yuan xing Pei Trong bài phát biểu khai mạc tại “Diễn đàn Bắc Kinh” đã nói rằng: Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy sự qua lại về kinh tế giữa các nước ắt sẽ giảm bớt sự khác biệt về văn hoá dân tộc ở một mức độ nhất định, cũng khiến cho phương thức sinh tồn của nhân loại dần được đồng hoá ở một chùng mực nhất định. Nhưng, truyền thống văn hoá của một dân tộc là kết quả được tích luỹ trong mấy ngàn năm thậm chí còn lâu hơn, nó liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo, tâm lí dân tộc, tập quán sinh sống, phương thức tư duy, thói quen ngôn ngữ… nếu muốn dùng sức mạnh về kinh tế hay sức mạnh về quân sự lớn mạnh hơn để áp đặt một loại văn hoá nào đó cho người khác là điều không thể và là sự ngu xuẩn. Tôi rất đồng ý với quan điểm của giáo sư Yuan Xing Pei, đó chính là phân tích thêm về khái niệm “toàn cầu hoá”, trong khi tiến hành toàn cầu hoá kinh tế cần phải bảo vệ văn hoá đa nguyên, thúc đẩy sự đối thoại bình đẳng, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các nền văn minh khác nhau.

Khi chúng ta thảo luận về tính đa dạng hoá văn hoá ngoài việc phải tiến hành phân tích nó dựa trên những tầm cao lí luận, còn phải áp dụng những biện pháp cụ thể trên các mặt giáo dục, khoa học kĩ thuật và văn hoá. Chẳng hạn như lượng sử dụng điện thoại di động ở các nước Đông Á chẳng thua kém gì một số nước phương Tây, thậm chí còn nhiều hơn. Mọi người đều biết rằng điện thoại di động là một công cụ liên lạc cá nhân, tại các nước như TQ, Hàn Quốc và Nhật Bản, mọi người dùng di động để nhắn tin cho nhau là rát phổ biến. Mấy năm gần đây việc liên hệ với nhau bằng tin nhắn ở TQ đã trở thành một của cuộc sống, tần suất sử dụng cao như vậy khiến người phương Tây không thể tưởng tượng nổi. Nguyên nhân rất đơn giản, chữ viết của ba quốc gia này khi đánh tin nhắn trên điện thoại rất đễ dàng (Chữ viết của Việt Nam sử dụng những chữ cái phương Tây, nên có thể không giống nhau), trong khi chữ viết của phương tây khi thao tác trên bàn phím là khó hơn. Những người tinh ý có thể sẽ phát hiện thấy rằng, khác với việc liện hệ qua mạng internet, người TQ rất ít dùng tiếng Anh khi gửi tin nhắn. Đồng thời tin nhắn đã trở thành hình thức chủ yếu để thăm hỏi lẫn nhau mỗi nhau mỗi dịp lễ tết của người TQ. Ví dụ, tính giản tiện, tính cập nhật của tin nhắn đã thức tỉnh được lớp trẻ về tập tục truyền thống chúc tết và thăm hỏi nhau trong những dịp lễ tết. Tết trung thu, tết Đoan ngọ là những ngày tết truyền thống của TQ nói riêng và Đông Á chúng ta nói chung, nhưng 20-30 năm trước đây, lớp trẻ hoàn toàn không có hứng thú đối với những ngày lễ này, thậm chí có người hoàn toàn không hiểu biết về chúng. Ba bốn nam trở lại đây, mỗi khi đến dịp lễ tết người ta lại nhắn tin thăm hỏi nhau, bởi tin nhắn đòi hỏi câu chữ ngắn gọn, lại có thể viết rất trau chuốt. Cách thức thông tin liên lạc này đã góp phần to lớn vào việc thức tỉnh ý thức và hứng thú của lớp trẻ đối với những ngày lễ truyền thống này. Tôi cho rằng việc thăm hỏi qua tin nhắn vô tình đã trở thành một hình thức giao lưu đẻ tăng cường văn hoá truyền thống của Đông á, bởi lẽ điện thoại di động không giống như là máy tính cá nhân, phương tây khó có thể đưa những nhân tố văn hoá của họ thông qua sự độc quyền về phần mềm và phần cứng. Ví dụ này khiến chúng ta phát hiện thấy rằng, giữa văn hoá và kĩ thuật có mối liên hệ vô cùng chăt chẽ. Muốn giữ gìn tính đa dạng hoá văn hoá, nếu chỉ dựa vào giáo dục và tuyên truyền không thôi thì chưa đủ, cần phải tận dụng các điều kiện thuận lợi mà khoa học kĩ thuật đã mang lại cho những khu vực hay nền văn hoá truyền thống nhất định. Đương nhiên quan trọng hơn cả là chúng ta cần phải phát triển và thể hiện nhiều hơn nữa những kĩ thuật về văn hoá của chính mình.

Tóm lại, tôi cho rằng cùng với toàn cầu hoá kinh tế, việc bảo vệ môi trường sinh thái văn hoá, giữ vững tính đa dạng hoá văn hoá là điều kiện cần thiết và không thể thiếu đối với sự phát triển văn minh nhân loại.

 GS. Hứa Trí Hồng - ĐH Bắc Kinh
Ảnh: Bùi Tuấn - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   |