Đoàn công tác bao gồm các giảng viên, cán bộ cùng các học viên sau đại học thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Quốc tế (IBSC) do Thượng Tọa, PGS.TS. Phramaha Hansa Dhammahaso, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Quốc tế, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya dẫn đầu. Tham dự buổi làm việc, về phía ĐHQGHN có Chủ tich Hội đồng Khoa học và Công nghệ ĐHQGHN, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Trần Nhân Tông GS.TSKH Vũ Minh Giang cùng các cán bộ thuộc Viện Trần Tông. Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN tiếp đoàn công tác từ Thái Lan Chủ tich Hội đồng Khoa học và Công nghệ ĐHQGHN, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Trần Nhân Tông GS.TSKH Vũ Minh Giang phát biểu trong buổi làm việc Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi những thông tin chính về hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phật học Quốc tế và Viện Trần Tông. Với sự tương đồng trong đặc thù của các tổ chức khoa học và đào tạo chuyên biệt về Phật học, đại diện lãnh đạo hai Viện bày tỏ tin tưởng vào tương lại hợp tác trên các công việc cụ thể như: trao đổi giảng viên, học viên; tổ chức các hội thảo khoa học chung. Viện Trần Nhân Tông cũng mong muốn Viện Nghiên cứu Phật học Quốc tế nói riêng và Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya nói chung tham gia đóng góp các nghiên cứu vào dự án xuất bản tạp chí Trần Nhân Tông sắp tới. Thượng Tọa, PGS.TS. Phramaha Hansa Dhammahaso, Thư kí Hiệu trưởng Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Chánh Thư kí Tổ chức hiệp hội các trường đại học Phật giáo Thế giới, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Quốc tế, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya tại buổi làm việc Viện trưởng Phramaha Hansa Dhammahaso cũng vui mừng thông báo quyết định của Hiệu trưởng MCU về việc trao bằng Tiến sỹ danh dự cho Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn và trao tặng ĐHQGHN Đại tạng Kinh Nikaya bằng tiếng Thái. Thượng Tọa Phramaha Hansa Dhammahaso trao tặng ĐHQGHN Đại tạng Kinh Nikaya bằng tiếng Thái Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN và đoàn công tác từ Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya Đoàn công tác từ Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya thăm phòng Truyền thống của ĐHQGHN và nghe thuyết minh về lịch sử và thành tựu của ĐHQGHN Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya được xem là ngôi trường dành riêng cho Phật giáo lớn và uy tín nhất hiện nay, được thành lập năm 1887 bởi Đức Vua Chulalongkorn Rama IV, nhằm mục đích thiết lập một cơ sở đào tạo cấp đại học về chuyên ngành Phật giáo cho các nhà sư, tín đồ và người dân với các môn học nghiên cứu, tìm hiểu về triết lý Phật giáo. Bắt đầu đưa vào hoạt động vào năm 1889 cho đến năm 1997 Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya đã được chính thức công nhận là trường công trực thuộc quốc gia. Hiện nay, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya đào tạo với các chuyên ngành chính là Phật học, Giáo dục, Nhân văn. Đối tượng học không chỉ dành riêng cho tu sĩ mà ngay cả sinh viên bên ngoài – những ai có nhu cầu nghiên cứu về Phật học đều có thể đăng ký theo học. Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg kí ngày 01/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Viện có chức năng, nhiệm vụ chính là Nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và các vấn đề liên quan; tư vấn chính sách về phát triển, bảo tồn và phát huy di sản, giá trị văn hóa Trần Nhân Tông và văn hóa truyền thống của dân tộc; thực hiện hoạt động đào tạo về các chuyên ngành có liên quan theo quy định hiện hành. Năm 2019, Viện Trần Nhân Tông vinh dự được ĐHQGHN giao phó triển khai Dự án Dịch thuật và Phát huy tinh hoa của các tác phẩm kinh điển phương Đông – một dự án đặc biệt cấp quốc gia do Chính phủ chỉ đạo. | >>> Các tin bài liên quan: Hội thảo khởi động Dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông Phó Thủ tướng: Dự án Kinh điển phương Đông mang tầm vóc lịch sử Khởi động dự án dịch thuật các tác phẩm kinh điển phương Đông Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại
|