Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Bộ môn Văn học Trung đại Việt Nam
Bộ môn Văn học Trung đại Việt Nam là một trong những bộ môn được thành lập năm 1956, cùng với sự ra đời của Trường Đại học Tổng hợp và Khoa Ngữ văn.

I. Quá trình hình thành và phát triển

Từ năm 2005 trở về trước, bộ môn mang tên Cổ Cận Dân (Cổ đại- Cận đại và Dân gian) sau đó là “Văn học Dân gian và Trung đại Việt Nam”, đảm nhiệm hai mảng chuyên ngành lớn là toàn bộ lý thuyết lẫn lịch sử văn học dân gian và văn học viết Việt Nam từ đầu cho đến hết thế kỷ XIX. Sau khi Bộ môn văn học Dân gian tách ra ( năm 2005), Bộ môn Văn học Trung đại Việt Nam đảm nhận phần lý thuyết và lịch sử văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X- hết thế kỷ XIX.

Ngay từ những ngày đầu, bộ môn đã là nơi tập hợp nhiều nhà nghiên cứu và nhà giáo có tên tuổi. Các giáo sư đầu ngành đảm nhiệm nhiều cương vị công tác khác nhau đã tham gia giảng dạy ở bộ môn như giáo sư Đặng Thai Mai, nhà phê bình Hoài Thanh, giáo sư Trương Tửu...

Sau năm mươi năm tồn tại và phát triển, bộ môn đã liên tục là một cơ sở nghiên cứu và giảng dạy đầu ngành của cả nước. Bộ môn tự hào là nơi mà các tên tuổi như Đinh Gia Khánh, Trần Đình Hượu, Nguyễn Lộc, Bùi Duy Tân, Hoàng Hữu Yên, Lê Chí Dũng... làm việc và thành danh.

Là một đơn vị lao động cơ sở, quyết tâm giữ gìn và phát huy truyền thống chất lượng cao, tất cả các thành viên mọi thế hệ đều nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, tự đòi hỏi và đòi hỏi người được đào tạo (cả sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh) hoàn thành ở mức tốt nhất những yêu cầu đề ra. Trong 5 năm vừa qua, Bộ môn đã có 3 thành viên được phong phó giáo sư (Trần Ngọc Vương 2001, Trần Nho Thìn 2004, Nguyễn Kim Sơn 2005).

Các thành viên của các thế hệ trong bộ môn thường cũng đồng thời là những nhà khoa học có ảnh hưởng, uy tín và có quan hệ hợp tác rộng rãi với nhiều cơ sở khoa học và trường đại học trong và ngoài nước.

Chuyên ngành mà bộ môn đảm nhận cũng đã có bộ giáo trình quy mô từ rất sớm, được tái bản nhiều lần, hiện đang là bộ giáo trình văn học sử được sử dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước. Các lĩnh vực đào tạo chuyên sâu đều có các chuyên luận lớn đi kèm.

Tất cả các thành viên bộ môn đều cố gắng tiếp cận thông tin khoa học và thành tựu nghiên cứu từ bên ngoài. Một trong những ưu thế lớn của bộ môn là các thành viên đều có thể sử dụng tốt một hoặc nhiều ngoại ngữ, tiếp cận được các lý thuyết và phương pháp mới nên không bị lạc hậu trước sự phát triển của khoa học. Các thành viên bộ môn nhiều người từng học tập, công tác tại nước ngoài (Nga, Pháp, Trung Quốc...), có liên hệ khoa học với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học quốc tế.

Tổ chức bộ môn: Hiện tại, Bộ môn có 6 giáo viên (4 Phó giáo sư), trong đó có 2 kiêm nhiệm gồm:

PGS.TS. Trần Ngọc Vương- Chủ nhiệm bộ môn

PGS.TS. Trần Nho Thìn- Phó chủ nhiệm bộ môn

ThS. Đỗ Thu Hiền (hiện đang làm NCS)

CN. Phạm Văn Hưng (hiện đang là học viên cao học)

PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn (kiêm nhiệm)

PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn (kiêm nhiệm)

Mục tiêu:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn vững vàng về các lĩnh vực nghiên cứu - phê bình văn học, giảng dạy văn học ở các hệ PTCS, PTTH, đại học và sau đại học.

- Nghiên cứu khoa học ứng dụng để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra liên quan đến các lĩnh vực văn học (nghiên cứu, phê bình và sáng tác văn học).

Nhiệm vụ

- Đào tạo sau đại học: cao học và nghiên cứu sinh

- Nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực văn học.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong và ngoài nước để đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu văn học.

Thành tích được khen thưởng

– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2004

– Nhiều năm liền là Tổ lao động xã hội chủ nghĩa

– Luôn giữ vững vị trí là tập thể khoa học đầu ngành

– Năm học 2003- 2006: Tập thể lao động xuất sắc

– Bộ môn có có 1 nhà Khoa học được giải thưởng Hồ Chí Minh, 2 nhà Khoa học được giải thưởng Nhà nước, 4 người được tặng Huân chương lao động các hạng.

II. Thành tích đào tạo và nghiên cứu khoa học

1. Đào tạo

Bộ môn tham gia đào tạo các khoá sinh viên hệ chính quy và ngoài chính quy các cấp đại học và sau đại học. Cán bộ Bộ môn tham gia giảng dạy cho các khoa trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và nhiều trường đại học khác trong cả nước (Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hồng Đức, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh, Trường viết văn Nguyễn Du...). Nhiều cán bộ Bộ môn đã và đang tham gia giảng dạy sau đại học ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (Trần Đình Hượu, GS. Đinh Gia Khánh. PGS. Nguyễn Lộc, PGS. Bùi Duy Tân, PGS.TS. Trần Ngọc Vương, PGS.TS. Trần Nho Thìn).

a) Đào tạo đại học:

- Bộ môn đảm nhiệm các giáo trình cơ sở (10 đvht):

· Văn học Việt Nam thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII: 4 đvht

· Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX: 4 đvht

· Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX: 2 đvht

- Ngoài ra, bộ môn còn chịu trách nhiệm các chuyên đề:

· Nho giáo và văn học dân tộc

· Giao thoa Đông Tây và sự chuyển đổi hệ hình văn học

· Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc

- Từ 1996 - 2005 Bộ môn đã hướng dẫn 150 khoá luận tốt nghiệp cho sinh viên hệ chính quy và ngoài chính

b) Đào tạo sau đại học:

- Bộ môn đảm nhiệm các chuyên đề sau đại học:

· Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam

· Tiếp cận “Truyện Kiều” từ góc độ văn hoá học

- Số luận văn Thạc sĩ do Bộ môn hướng dẫn: 50

- Số luận án Tiến sĩ do Bộ môn hướng dẫn: 15

- Số giáo trình in mới và tái bản (1996 - 2005): 03

- Bộ môn luôn tích cực tham gia đổi mới phương pháp dạy và học. Năm 2004, cán bộ của Bộ môn đã nghiệm thu thành công một hợp đồng đổi mới phương pháp giảng dạy cho hệ đào tạo chất lượng cao.

III. Thành tích nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học để phục vụ tốt công tác giảng dạy đồng thời góp phần thúc đẩy khoa nghiên cứu văn học Việt Nam phát triển, đó là quan niệm nhất quán của các thế hệ cán bộ của Bộ môn. Những thành tựu nghiên cứu khoa học đáng kể là minh chứng rõ rệt cho định hướng đúng đắn trên. Bộ môn Văn học Trung đại Việt Nam là Bộ môn đã biên soạn thành công bộ giáo trình trong phần mình đảm nhiệm. Các công trình chuyên khảo, khảo cứu của các tác giả từng hoặc đang là cán bộ của Bộ môn như Đinh Gia Khánh, Trần Đình Hượu, Nguyễn Lộc, Bùi Duy Tân, Lê Chí Dũng, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn… đã xuất bản đều nêu những vấn đề mới, phương pháp hay lý thuyết nghiên cứu mới, do đó gây tiếng vang lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trong học giới. Các cán bộ trong Bộ môn cũng như toàn Bộ môn đều có quan hệ hợp tác khoa học, giảng dạy với nhiều cơ quan nghiên cứu và giảng dạy cả trong và ngoài nước.

* Từ khi thành lập - 1996: 80 công trình đã in thành sách, hàng nghìn bài báo chuyên ngành được công bố trên nhiều tạp chí trung ương, địa phương và nước ngoài.

* Từ 1996 - 2006: 30 công trình in chung và riêng, khoảng 150 bài báo chuyên ngành và báo cáo khoa học.

Một số công trình tiêu biểu của các thành viên Bộ môn:

1. GS Đinh Gia Khánh ( ở đây chỉ kê những công trình về văn học viết):

· Văn học cổ Việt Nam (chủ biên). NXB Giáo dục, Hà Nội, 1964.

· Văn học Việt Nam thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII (chủ biên). NXB Giáo dục, Hà Nội, 1979, tái bản lần 7, năm 2001.

· Tổng tập văn học Việt Nam ( 45 tập- chủ biên). Nxb KHXH.

2. PGS. Trần Đình Hượu:

· Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Hà Nội, 1984 (viết chung).

· Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930. NXB ĐH&THCN, Hà Nội, 1988 (chủ biên).

· Văn học và hiện thực. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1900 (viết chung).

· Đến hiện đại từ truyền thống, Hà Nội, 1994. Tái bản 1996.

· Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1995. Nxb Giáo dục tái bản, 1998.

· Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (Lại Nguyên Ân ghi), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.Tái bản 2003.

· Tuyển tập Trần Đình Hượu (2 tập) (đang in).

3. PGS. Nguyễn Lộc;

· Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX (2 tập). NXB ĐH&THCN, Hà Nội, 1976, 1978, tái bản 1992.

· Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. NXB ĐH&THCN, Hà Nội, 1971, tái bản 1976.

· Từ điển Văn học (2 tập) (đồng tác giả), NXB KHXH, 1983, 1984.

· Nguyễn Du, con người và cuộc đời, NXB Đà Nẵng, 1985 (tái bản 1990).

· Thơ Hồ Xuân Hương (Khảo cứu, giới thiệu), NXB Văn học, 1985.

· Cung oán ngâm khúc (Khảo cứu, giới thiệu), NXB Văn học, 1986.

· Văn học Tây Sơn, Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình, 1986.

· Những khúc ngâm chọn lọc (đồng biên soạn), NXB ĐH&THCN, 1987 (tái bản 1994).

· Văn học 10 (2 tập) (chủ biên), NXB Giáo dục, 1990.

· Tổng tập văn học thời Tây Sơn (2 tập) (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, 1983.

· Nghệ thuật Hát Bội Việt Nam, NXB Văn hoá, 1994.

· Từ điển nghệ thuật Hát Bội (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, 1997.

4. PGS. Bùi Duy Tân:

· Văn học cổ Việt Nam (viết chung). NXB Giáo dục, Hà Nội, 1964.

· Từ điển bách khoa Việt Nam- tập 1 (viết chung). Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995.

· Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII (viết chung). NXB Giáo dục, Hà Nội, 1979, tái bản lần 7, năm 2001.

· Sáu trăm năm Nguyễn Trãi (viết chung). NXB KHXH, Hà Nội, 1982.

· Từ điển văn học. Tập 1 và 2 (viết chung). NXB KHXH, Hà Nội, 1983-1984.

· Nguyễn Bỉnh Khiêm- Danh nhân văn hoá (viết chung). Bộ Văn hoá, Hà Nội, 1991.

· Tổng tập văn học Việt Nam, tập 6 (chủ biên). NXB KHXH, Hà Nội, 1997.

· Tổng tập văn học Việt Nam, tập 7 (chủ biên). NXB KHXH, Hà Nội, 1997.

· Lê Thánh Tông- con người và sự nghiệp (viết chung). NXB ĐHQCG Hà Nội, 1998.

· Hoàng đế Lê Thánh Tông (viết chung). NXB KHXH, Hà Nội, 1998.

· Giáo trình văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1998.

· Khảo và luận một số tác gia- tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (tập 1). NXB Giáo dục, Hà Nội 1999.

· Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan: tác gia- tác phẩm (chủ biên). Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây, 2000.

· Khảo và luận một số thể loại- tác gia- tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (tập 2). NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 2001.

· Theo dòng khảo luận. NXB ĐHQG. Hà Nội, 2005.

5. PGS.TS. Trần Ngọc Vương

· Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam. NXB Giáo dục. 1995. Nxb ĐHQG Hà Nội tái bản, 1999.

· Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. NXB Giáo dục 1997; 1998. NXB ĐHQG Hà Nội, 1999.

· Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX (đồng chủ biên). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 (viết chung).

· Tản Đà trong lòng thời đại. NXB Văn học, Hà Nội, 1997 (viết chung).

· Nguyễn Công Trứ con người cuộc đời và thơ (viết chung). NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1996.

· Nguyễn Trãi- về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 (viết chung).

· Nguyễn Đình Chiểu- về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 (viết chung).

· Nguyễn Khuyễn- về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 (viết chung).

· Tản Đà- về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000 (viết chung).

· Phan Bội Châu- về tác gia và tác phẩm (đồng chủ biên). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.

· Một số vấn đề nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam. NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tái bản 1998.

· Quá trình hiện đại hoá Văn học Việt Nam 1900-1945. NXB VHTT, 2000 (viết chung).

6. PGS.TS. Trần Nho Thìn:

· Từ điển văn học, 2 tập. NXB KHXH, Hà Nội, 1983 (viết chung).

· Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 (viết chung).

· Nguyễn Du và quan niệm của Nho giáo về nhân cách (tiếng Nga), NAUKA, M, 1989.

· Nguyễn Công Trứ- về tác gia, tác phẩm. Biên soạn. Nxb Giáo dục, 2003

· Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa. Nxb Giáo dục, 2003.

· Ngữ văn 10 (sách giáo khoa cải cách). Viết chung. Nxb Giáo dục, 2006.

7. PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn:

· Khoa cử và quan chế ở phương Đông (đồng soạn giả)// Almanach những nền văn minh thế giới. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1996.

· Tổng tập văn học Việt Nam, tập 6 (đồng soạn giả). NXB KHXH, Hà Nội, 1998.

· Tổng tập văn học Việt Nam, tập 7 (đồng soạn giả). NXB KHXH, Hà Nội, 1998.

· Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

· Trạng Bùng- Phùng Khắc Khoan: tác giả, tác phẩm (viết chung), Hà Tây, 2000.

· Từ điển tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, 2000.

Bộ môn đã hoàn thành và sắp cho ra mắt hai bộ sách "Tuyển tập Trần Đình Hượu" và "Văn học Việt nam, những vấn đề lý thuyết và lịch sử" (hơn 1000 trang).

Tổng số đề tài khoa học của Bộ môn trong 5 năm gần đây: 1 đề tài cấp Bộ, 2 đề tài cấp thành phố, 1 đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia, 2 đề tài cơ bản cấp Đại học Quốc gia, 2 đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia, 4 đề tài cấp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Các thành viên Bộ môn cũng tích cực tham gia dịch thuật, giới thiệu những thông tin mới về các lĩnh vực khác nhau của khoa nghiên cứu văn học, nhất là lý luận văn học.

IV. Phương hướng phát triển của bộ môn

- Bộ môn Văn học Trung đại Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã luôn đóng vai trò là một đơn vị nghiên cứu khoa học đầu ngành. Trong tương tai, Bộ môn sẽ tiếp tục giữ vững vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới nghiên cứu khoa học xã hội của toàn ngành. Hiện đang xúc tiến xây dựng một bộ giáo trình mới. Các thành viên bộ môn tích cực nâng cao các phần việc chuyên môn của mình. Tích cực thực hiện tốt việc chuyển đổi đào tạo theo hệ thống tính chỉ.

- Thúc đẳy quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Trên lĩnh vực giảng dạy, các thành viên bộ môn tham gia các dự án liên kết giảng dạy với các trường đại học trên thế giới. Về khoa học, sẽ thúc đẩy trao đổi học giả, các hoạt động hội thảo, hội nghị.

- Về phát triển nguồn nhân lực: Bộ môn chú trọng công tác chọn lọc, bồi dưỡng, định hướng cho cán bộ trẻ. Tiếp tục tuyển chọn bổ sung cán bộ trẻ đảm nhiệm các phần việc chuyên môn. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ đi học nâng cao trình độ ở nước ngoài. Các thành viên của bộ môn sẽ phải có năng lực chuyên môn tốt, thông thạo ngoại ngữ, có khả năng ứng dụng những phương pháp nghiên cứu giảng dạy tiên tiến, có khả năng giao tiếp và quan hệ với cộng động khoa học trong và ngoài nước, phấn đấu trở thành những nhà khoa học đầu ngành trong tương tai.

Chủ nhiệm Bộ môn - PGS.TS. Trần Ngọc Vương

Danh sách cán bộ đã công tác ở Bộ môn:

  1. GS. Đinh Gia Khánh
  2. PGS. Trần Đình Hượu
  3. PGS. Nguyễn Lộc
  4. PGS. Hoàng Hữu Yên
  5. PGS. Mai Cao Chương
  6. PGS. Lê Chí Dũng
  7. Thầy giáo Hoàng Hữu Bát
  8. GS. TS. Lê Chí Quế
  9. Thầy giáo Trần Vĩnh
  10. Thầy giáo Nguyễn Đình Bưu
  11. Thầy giáo Nguyễn Hùng Vĩ
  12. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn
  13. TS Nguyễn Thị Hiền
  14. PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn

Danh sách cán bộ đang công tác tại Bộ môn:

  1. PGS.TS. Trần Ngọc Vương
  2. PGS.TS. Trần Nho Thìn
  3. ThS. Đỗ Thu Hiền
  4. Phạm Văn Hưng

 BMVHTĐ - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   |