Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Bộ môn văn học hiện đại Việt Nam
Từ ngày thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1956, bộ phận văn học hiện đại Việt Nam thuộc Khoa Ngữ văn do các thầy giáo Bạch Năng Thi, Hoàng Như Mai, Phan Cự Đệ… đảm nhiệm, cùng sinh hoạt chuyên môn với các thầy giáo giảng dạy lý luận văn học trong một bộ môn chung: Lý luận và văn học hiện đại Việt Nam.

I. Quá trình phát triển

Cùng với sự phát triển của Khoa Ngữ văn, trước yêu cầu giảng dạy được mở rộng và nâng cao, đội ngũ giảng dạy văn học hiện đại Việt Nam được bổ sung thêm các thầy giáo: Phạm Thanh Hoài, Nguyễn Lai, Hồ Tấn Trai (tức Phạm Văn Sĩ), Trịnh Hồ Khoa, Lê Văn Lân (Mã Giang Lân), Bùi Việt Thắng, Nguyễn Bá Thành, Lê Đắc Đô, Hà Văn Đức. Giáo sư chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Hoàng Xuân Nhị (1914 - 1991) trong nhiều năm sinh hoạt tại Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam (từ 1961 - 1979).

Từ năm 1988, do yêu cầu giảng dạy, học tập và sự phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, bộ phận văn học hiện đại Việt Nam được tách ra thành lập Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam do GS. TS. Lê Văn Lân làm chủ nhiệm. Lúc này nhân sự Bộ môn đã có những thay đổi đáng kể: thầy Bạch Năng Thi mất, GS. Hoàng Xuân Nhị đã nghỉ hưu, mất 1991, các thầy Hoàng Như Mai, Hồ Tấn Trai được Bộ Đại học điều động bổ sung lực lượng cho các trường đại học phía Nam (thầy Hoàng Như Mai về Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thầy Hồ Tấn Trai về Đại học Tổng hợp Huế); thầy Nguyễn Lai chuyển sang Bộ môn Ngôn ngữ, thầy Phạm Thanh Hoài chuyển cơ quan, thầy Trịnh Hồ Khoa được điều động sang Khoa Tiếng Việt. Năm 1993, thầy Lê Đắc Đô mất, thầy Đào Anh San chuyển sang công tác tại Phân viện Báo chí – tuyên truyền (thuộc Học viện Nguyễn Ái Quốc). Thầy Bùi Việt Thắng được cử đi thực tâp tại Đại học Lômônôxốp (thuộc Liên Xô cũ) từ 1987 đến 1990.

Từ năm 1996, Khoa Ngữ văn được tách ra làm hai khoa: Khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ học, Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam còn các thầy: Phan Cự Đệ, Lê Văn Lân, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Bá Thành, Hà Văn Đức. Lực lượng ít nhưng công việc được giao lại nhiều hơn trên các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động xã hội.

Năm 2000 Bộ môn được bổ sung thêm thầy Phạm Xuân Thạch và năm 2005, bổ sung thêm cô giáo Nguyễn Thị Năm Hoàng.

Đến tháng 10 năm 2006, Bộ môn đã có nhiều thay đổi về tổ chức: Giáo sư Lê Văn Lân nghỉ hưu vào tuổi 65, PGS Nguyễn Bá Thành được điều động và bổ nhiệm làm Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ môn chỉ còn lại 4 cán bộ: thầy Bùi Việt Thắng, thầy Hà Văn Đức, thầy Phạm Xuân Thạch và cô giáo Nguyễn Thị Năm Hoàng. Theo cơ cấu định biên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đến năm 2010 Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam có số cán bộ là 6, hiện tại Bộ môn đang xúc tiến việc phát hiện và xin cán bộ có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung lực lượng. Để giải quyết tình hình nhân lực, nhiều năm qua và sắp tới Bộ môn sẽ ký hợp đồng kiêm nhiệm với cán bộ đã nghỉ hưu (GS. Lê Văn Lân) và ở cơ quan ngoài (PGS. Lưu Khánh Thơ - Viện Văn học). Trong chiến lược phát triển của Khoa và Bộ môn, xét về nguồn nhân lực, Bộ môn cần bổ sung từ 2 đến 4 giáo viên đảm trách các giáo trình quan trọng (Văn học hiện đại Việt Nam 1945 – 1975, 1975 – 2000).

Hiện tại Bộ môn có 1 Giáo sư, 1 Phó giáo sư, 2 Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ, 1 Giảng viên chính và 1 học viên cao học (sẽ bảo vệ luận văn vào cuối năm 2006). Cụ thể :

- GS. Lê Văn Lân (GV kiêm nhiệm) đảm trách giáo trình văn học Việt Nam 1945 – 2000, quan tâm về thơ hiện đại Việt Nam.

- PGS.TS. Hà Văn Đức đảm trách giáo trình văn học Việt Nam 1930 – 1945, quan tâm về văn học hiện thực phê phán

- GVC Bùi Việt Thắng đảm trách giáo trình văn học Việt Nam 1945 – 2000, quan tâm về sự phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam.

- ThS. Phạm Xuân Thạch đảm trách giáo trình văn học Việt Nam 1900 – 1930.

- GV Nguyễn Thị Năm Hoàng đảm trách giáo trình văn học Việt Nam sau 1975.

II. Những đóng góp về đào tạo, nghiên cứu, hoạt động xã hội

1. Về công tác đào tạo

a) Đào tạo Đại học: Bộ môn đảm nhiệm các giáo trình cơ sở:

– Văn học Việt Nam 1900 – 1930

– Văn học Việt Nam 1930 – 1945

– Văn học Việt Nam 1945 – 1975

– Văn học Việt Nam 1975 – 2000

(Tổng số đơn vị học trình của 4 giáo trình cơ sở là 13)

Bên cạnh đó Bộ môn còn đảm nhiệm dạy Tiến trình văn học (phần văn học hiện đại Việt Nam) cho các khoa trong Trường từ nhiều năm nay.

Ngoài ra bộ môn còn đảm nhiệm các chuyên đề:

– Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

– Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam.

–Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại

(Tổng số đơn vị học trình: 6)

Có thể nói ở mảng đào tạo Đại học, trong nhiều năm, Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng với một hệ thống giáo trình cơ sở, chuyên đề chất lượng và đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm

b) Đào tạo sau Đại học

– Đến nay Bộ môn đã đào tạo được 72 Thạc sĩ và 15 Tiến sĩ.

– Hệ thống chuyên đề dạy ở bậc sau Đại học:

+ Phương pháp luận nghiên cứu văn học

+ Văn học Lãng mạn Việt Nam

+ Đặc điểm Thơ Việt Nam 1945 – 1975

+ Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

+ Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại

– Bộ môn đã tham gia đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ cho nghiên cứu sinh và học viên các nước Lào, Trung Quốc, Slôvakia… ; giúp đỡ, bồi dưỡng cho thực tập sinh các nước Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Phần Lan, Đài Loan, Hàn Quốc.

2. Về công tác nghiên cứu khoa học

a) Biên soạn giáo trình Đại học:

Những giáo trình về văn học hiện đại Việt Nam có thể coi là những giáo trình được biên soạn và xuất bản sớm nhất với sự thực hiện của các cán bộ Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam:

Văn học Việt Nam 1930 – 1945 (Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ) NXB Giáo dục, 1961

Văn học Việt Nam hiện đại 1945 – 1960 (Hoàng Như Mai) NXB Giáo dục, 1961

VH giải phóng miền Nam (Phạm Văn Sĩ). NXB Đại học, 1975.

Hiện nay Bộ môn đã hoàn thành và xuất bản các giáo trình cơ sở:

Văn học Việt Nam 1930 – 1945 (Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức…). NXB Đại học 1988 – 1992 (tái bản lần 2)

Văn học Việt Nam 1945 – 1954 (Mã Giang Lân). NXB Đại học. 1990; NXB Giáo dục tái bản 1990

Văn học Việt Nam 1954 – 1964 (Mã Giang Lân – Lê Đắc Đô) Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản. 1990

Văn học Việt Nam 1964 – 1975 (Nguyễn Bá Thành – Bùi Việt Thắng). Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản. 1990

Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam đã xuất bản nhiều giáo trình chuyên đề cho sinh viên năm thứ 4 Khoa Văn học và học viên Cao học, nghiên cứu sinh

Tiểu thuyết VN hiện đại (Phan Cự Đệ). NXB Đại học. 1974

Tiến trình thơ hiện đại VN (Mã Giang Lân). NXB GD. 2000.

Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Bùi Việt Thắng). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000.

Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam (Nguyễn Bá Thành). NXB Văn học. 1996.

Trong hai năm 2005 – 2006, Bộ môn đã hoàn thành bài giảng (bước 1) và giáo trình (bước 2): Văn học Việt Nam sau 1975 của hai tác giả Mã Giang Lân – Bùi Việt Thắng. (Bài giảng nghiệm thu 4/2006 và giáo trình sẽ nghiệm thu 4/2007, giáo trình gồm 3 đơn vị học trình).

b) Nghiên cứu khoa học

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy các bậc ở đại học, Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam còn là đơn vị có nhiều cán bộ có năng lực nghiên cứu khoa học, tham gia nghiên cứu khoa học, phục vụ thực tiễn.

* Nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

- 2 công trình trọng điểm cấp Đại học Quốc gia: Văn học Việt Nam thế kỷ XX – Những vấn đề lý luận và lịch sử (NXB Giáo dục xuất bản 2004); Truyện ngắn Việt Nam (nghiệm thu 12/2006, sẽ xuất bản thành sách). Hai công trình trọng điểm này do GS. Phan Cự Đệ chủ trì với sự tham gia chủ yếu của các cán bộ Bộ môn.

- 2 công trình đặc biệt cấp Đại học Quốc gia: Quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam 1900 – 1945 (NXB Văn hóa Thông tin. 2000) và Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX (đã in thành sách. NXB Văn hóa thông tin, 2006). Hai công trình này do GS. Lê Văn Lân chủ trì với sự tham gia chủ yếu của các cán bộ Bộ môn.

- 3 công trình cấp Đại học Quốc gia: Truyện ngắn Thạch Lam – nhìn từ góc độ thể loại (PGS. TS. Hà Văn Đức chủ trì, nghiệm thu 2005), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học (PGS. TS. Nguyễn Bá Thành chủ trì, nghiệm thu 2006, in thành sách tại NXB Đại học Quốc gia Hà Nội), Tiểu thuyết Việt Nam 1975 – 2000 - Những vấn đề thể loại (GVC Bùi Việt Thắng chủ trì, nghiệm thu 2007).

- Bộ môn đã và đang thực hiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (về các lĩnh vực lí luận văn học, lý thuyết thể loại, tác gia văn học…).

* Nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội

Cán bộ của Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam đã xuất bản những công trình có ý nghĩa khoa học, phục vụ xã hội có hiệu quả:

– Phan Cự Đệ: Phong trào Thơ mới, Tự lực văn đoàn – con người và văn chương, Hàn Mặc Tử, Văn học lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, Đổi mới và giao lưu văn hóa…

– Mã Giang Lân: Tục ngữ ca dao Việt Nam, Tìm hiểu hiểu thơ, Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945 (chủ biên), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Thơ hiện đại Việt Nam – những lời bình, Thơ hình thành và tiếp nhận, Văn học hiện đại Việt Nam – vấn đề, tác giả…

– Bùi Việt Thắng: Bình luận truyện ngắn, Truyện ngắn – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Tiểu thuyết đương đại…

– Nguyễn Bá Thành: Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học…

– Hà Văn Đức: Văn học Việt Nam 1930 – 1945 (viết chung với Phan Cự Đệ), Lý luận, phê bình văn học miền Trung thế kỷ XX (viết chung)…

– Phạm Xuân Thạch: Thơ Tản Đà - những lời bình

Truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 (GS. Phan Cự Đệ chủ trì)

Tổng số sách của Bộ môn đã xuất bản là 79 cuốn (thuộc các dạng: giáo trình, chuyên luận, tài liệu tham khảo).

3. Hoạt động xã hội

Văn học hiện đại Việt Nam là ngành có quan hệ mật thiết với mọi mặt đời sống. Cán bộ của Bộ môn có nhiều hoạt động gắn với xã hội, tham gia các hoạt động khoa học trên phạm vi lớn (quốc tế và trong nước). GS. Phan Cự Đệ (thành viên của bộ môn, nghỉ hưu 2003), là người sáng lập RIIC (Trung tâm nghiên cứu Văn hóa thế giới, hoạt động từ 1991) đồng thời là chủ tịch Câu lạc bộ Kinh tế – Văn hóa quốc tế. Cán bộ của Bộ môn tích cực tham gia các hoạt động nghề nghiệp: Có ba cán bộ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (GS. Phan Cự Đệ, GS, Mã Giang Lân và GVC. Bùi Việt Thắng), một cán bộ tham gia Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (GS. Mã Giang lân). Cán bộ của Bộ môn tích cực tham gia hoạt động văn học (viết báo, nói chuyện, tư vấn Nhà xuất bản, cộng tác viên các chương trình văn hóa – văn học của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam

Hằng năm Bộ môn vẫn thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn sinh viên thực tập, thực tế trên nhiều địa bàn (miền núi, miền Trung) tìm hiểu các lĩnh vực đời sống và hoạt động (quân đội, văn hóa…). Công tác thực tập, thực tế vừa nâng cao vốn sống cho cán bộ và sinh viên vừa có tác dụng gắn lý thuyết và thực tiễn, học và hành.

Cán bộ của Bộ môn là những cộng tác viên tích cực của Đài THVN, Đài TNVN, các tạp chí, báo quan trọng (như Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Văn nghệ Quân đội… và các báo lớn như Báo Nhân dân, Báo Văn nghệ…) và các nhà xuất bản lớn (Văn học, Giáo dục, Chính trị Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội…).

4. Thành tích của Bộ môn và cán bộ

a) Về nâng cao trình độ:

· 2 Giáo sư: Phan Cự Đệ (được phong giáo sư năm 1990); Lê Văn Lân (được phong giáo sư năm 2002)

· 2 Phó Giáo sư: Nguyễn Bá Thành (được phong PGS năm 1996), Hà Văn Đức (được phong PGS năm 2003)

· 3 Tiến sĩ: Lê Văn Lân, Nguyễn Bá Thành, Hà Văn Đức

· 1 Thạc sĩ: Phạm Xuân Thạch

· 1 GVC: Bùi Việt Thắng

· 1 học viên cao học: Nguyễn Thị Năm Hoàng

b) Các danh hiệu và khen thưởng:

- Cá nhân:

+ 1 Huân chương Độc lập hạng Ba (GS. Hoàng Xuân Nhị)

+ 1 Huân chương Lao động hạng Nhất (GS. Phan Cự Đệ)

+ 1 Huân chương Lao động hạng Ba (GS.TS. Lê Văn Lân)

+ 1 Nhà giáo nhân dân (GS. Phan Cự Đệ)

+ 2 Nhà giáo ưu tú (GS. Hoàng Xuân Nhị và GS. Lê Văn Lân)

+ 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (GS.TS. Lê Văn Lân và PGS.TS. Hà Văn Đức)

+ 3 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GS.TS. Lê Văn Lân, PGS.TS. Nguyễn Bá Thành và GVC. Bùi Việt Thắng)

+ 3 Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội

- Tập thể:

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2001;

+ Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004, 2005.

+ Giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường năm 2001, 2002, 2003.

III. Phương hướng phát triển của Bộ môn

Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam có truyền thống gắn với 50 năm xây dựng và trưởng thành của Khoa Văn học, là một đơn vị chuyên môn “mũi nhọn” sát hợp và kịp thời đáp ứng những yêu cầu của xã hội qua các giai đoạn lịch sử. Cán bộ Bộ môn có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực tiễn, có khả năng hoạt động, phục vụ xã hội, khả năng giao tiếp và quan hệ quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, văn học.

Về nguồn nhân lực: xét theo yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, hiện trạng của Bộ môn gặp khó khăn. Ngành Văn học hiện đại Việt Nam có tính chất “mở” (mở trong ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, trong học và hành, phục vụ xã hội; mở trong sự phát triển liên tục của văn học dân tộc trong thế kỷ XXI, nhiều giáo trình cơ sở và chuyên đề mới cần thiết phải được xây dựng, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới – chẳng hạn học phần Văn học Việt Nam sau 1975).

Trong bối cảnh gia nhập khu vực và quốc tế, trình độ của cán bộ Bộ môn cần được nâng cao nhiều mặt (ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp với đồng nghiệp quốc tế…) để tạo nên một tầm mới. Các cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) sẽ là hạt nhận của Bộ môn (từ 2006 – 2010 số cán bộ trẻ dưới 40 phải là 4 mới đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ mới).

Trong thời kỳ hiện nay, văn học phải được quan niệm như là thành tố quan trọng và gắn liền với văn hóa. Nghiên cứu văn học trong xu thế mở (rộng và sâu) là gắn với nghiên cứu văn hóa. Xu thế này đã được thể nghiệm thành công trong bước đột phá của PGS. TS. Nguyễn Bá Thành với công trình khoa học Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2006).

Vị thế của Bộ môn phải được thể nghiệm qua sự cọ xát, tiếp xúc và giao lưu không chỉ với đồng nghiệp quốc tế (những người mở đường là GS. Phan Cự Đệ, GS. Lê Văn Lân, PGS. Nguyễn Bá Thành trong các chuyến công tác tại Anh, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc…) mà còn thể hiện trong sự liên kết hoạt động nghề nghiệp với các Trường Đai học lớn của cả nước (như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), với các cơ sở nghiên cứu (như Viện Văn học, Viện Nghiên cứu văn hóa…), với các tổ chức nghề nghiệp (như Hội Nhà văn, Hội Văn nghệ dân gian)…

Nâng cao năng lực thực tiễn của cán bộ Bộ môn: cán bộ của Bộ môn không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy trong Nhà trường mà cần thiết phải tỏ rõ năng lực trong hoạt động xã hội (trong lĩnh vực văn hóa, văn học). Năng lực thực tiễn đòi hỏi sự cọ xát, tiếp xúc, giao lưu với đồng nghiệp trong nước và quốc tế. Năng lực thực tiễn là năng lực của từng cá nhân với tinh thần chủ động, năng động và sáng tạo.

Nâng cao trình độ lý luận nghề nghiệp (văn hóa và văn học) bằng cách trau dồi ngoại ngữ và khi có cơ hội cần thiết tiếp xúc với thế giới (đặc biệt ưu tiên số cán bộ trẻ dưới 40 tuổi của Bộ môn)

Đến năm 2010, Bộ môn Văn học hiện đại VN sẽ là một đơn vị thành viên của Khoa Văn học đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo của xã hội.

IV. Chỉ dẫn về các thế hệ cán bộ của Bộ môn

Thời kỳ thứ nhất (1956 - 1973):

- GS. Hoàng Xuân Nhị

- GS. TSKH. Nguyễn Lai

- GS. Hoàng Như Mai

- PGS. Hồ Tấn Trai

- GS. Bạch Năng Thi

- GV. Phạm Thanh Hoài

Thời kỳ thứ hai (1973 - 1993):

- GS. Phan Cự Đệ

- TS. Đào Anh San

- GS. TS. Lê Văn Lân

- GVC. Bùi Việt Thắng

- PGS. TS. Nguyễn Bá Thành

- GV. Lê Đắc Đô

- PGS. TS. Hà Văn Đức

Thời kỳ thứ ba (1994 - 2000):

- GS. Phan Cự Đệ

- PGS. TS. Hà Văn Đức

- GS. TS. Lê Văn Lân

- GVC. Bùi Việt Thắng

- PGS. TS. Nguyễn Bá Thành

- GV. Lê Đắc Đô

Thời kỳ thứ tư (2000 - 2006):

- GS. Phan Cự Đệ

- GVC. Bùi Việt Thắng

- GS. TS. Lê Văn Lân

- ThS. Phạm Xuân Thạch

- PGS. TS. Nguyễn Bá Thành

- GV. Nguyễn Thị Năm Hoàng

- PGS. TS. Hà Văn Đức

 BMVHVNHĐ - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   |