I. Đặt vấn đề
Vì sao càng phải chú ý vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh?
- Từ ngàn xưa, dân ta đã có câu:
"Dạy con từ thuở còn thơ,
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về".
Câu nói trên tuy có khía cạnh ta cũng chưa thấy hoàn hảo cho lắm, nhưng nó đã thể hiện những kinh nghiệm đã được tích lỹ của ông cha ta từ lâu đời, nó đã là một bài học làm dân ta đã truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy thì, giáo dục con cái không chỉ từ khi trẻ bắt đầu đi học mà phải hết sức quan tâm từ khi con lọt lòng mẹ. Vậy thì, vai trò người mẹ, vai trò của gia đình cực kỳ quan trọng, trước hết là đối với "thủa ban đầu" nói trên của trẻ thơ.
"Trẻ em như búp trên cành" vì thế phải hết sức chú trọng giáo dục trẻ từ nhỏ. Những nhận thức ban đầu của trẻ, tạo cho trẻ có những ký ức rất sâu đậm trong trí nhớ, từ nhận thức môi trường xung quanh, tác động mạnh đến hành vi của trẻ, môi trường giáo dục tốt thì trẻ có hành vi tốt, môi trường giáo dục xấu thì trẻ bị ảnh hưởng và tất nhiên có hành vi xấu.
"Từ thuở đến trường", trẻ lại được tiếp nhận rất nhiều mối quan hệ, nhiều thông tin mới lạ môi trường giáo dục của trường học lại càng cực kỳ quan trọng. Nó là một nhân tố mạnh mẽ tạo nên nhân phẩm, đạo đức của trẻ, ngoài gia đình, xã hội - trường học có tác động mạnh đến hướng đi tương lai của trẻ khi bước vào đời. Vì vậy, ta càng không thể tránh được các bậc phụ huynh luôn lo lắng cho con em của mình nên hay quan tâm đến chọn trường, chọn lớp, chọn thầy. Mặc dù trường xa nhà hàng chục cây số, mặc dù phải cho con đi học bằng xe buýt mà phải đổi xe đến hai lần.
- Trong tình hình thực thế hiện nay, kinh tế thị trường đang xâm nhập mạnh mẽ vào nước ta, mặt tích cực càng nhiều, những mặt tiêu cực càng nảy sinh làm cho những tiêu cực rất dễ ảnh hưởng đến lớp trẻ hàng ngày, hàng giờ trong mỗi thành viên gia đình, trong xã hội, trong môi trường giáo dục của trường học... và nó đã tạo nên nhiều hành vi xấu của lớp vị thành niên (nhẹ là nói tục, chửi bậy, hơn nữa là vô lễ với gia đình ...) hậu quả nghiên trọng hơn là trộm cắp, cướp giật, nghiện hút, cờ bạc, số đề, xem băng đĩa đồ trụy, cuồng nhiệt trên vũ trường, si mê trò điện tử, bỏ nhà đi theo kẻ xấu, ... rất nhiều mà trên thực tế báo chí, truyền hình đã nêu.
Vậy thì vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học phải làm gì? Cần phải đổi mới cách giáo dục với trẻ như thế nào? Với những phương pháp cũ nhìn chung là vẫn rất tốt, cần duy trì. Tuy nhiên có những điều cần bổ xung, cần thay đổi để phù hợp với nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ đến chóng mặt, nền kinh tế Việt Nam thay đổi đã kéo theo sự thay đổi khác, mà trong đó có con người.
Còn về hướng nghiệp, xin phép không đề cập ở đây vì cũng là vấn đề rất lớn trong trường học cần được cải tổ. Trong khi ở nhiều nước, chương trình hướng nghiệp ở cấp trung học rất phù hợp với định hướng ra đời làm việc của học sinh; thì ở Việt Nam, vấn đề này cón quá khập khiễng, hình thức chưa ăn nhập giữa giáo dục phổ thông, đạo đức với tay nghề khi học sinh bước vào đời kiếm sống.
II. Giải quyết vấn đề
Cần chú trọng tập trung những vấn đề gì?
- Hết sức coi trọng giáo dục của gia đình khi trẻ chưa đến trường. Nếu trẻ đến trường từ 03 tuổi, thì phải có nội dung giáo dục qua bài giảng, qua chương trình, qua thực tế một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Thậm chí có thể tổ chức những buổi học ngoại khoá trong phụ huynh, thực chất là bồi dưỡng phương pháp giáo dục trẻ thơ, vừa là hội thảo, trao đổi kinh nghiệm theo chuyên đề, vừa là yêu cầu rõ ràng với các bậc phụ huynh.
- Coi trọng các tiếp đạo đức trong trường học, cải tiến phương pháp dạy tiết đạo đức, các khâu kiểm tra, dự giờ, giáo án ... phải được chú trọng như môn chính khoá.
- Học sinh ngày nay nắm lượng thông minh trong, ngoài lớn hơn trước rất nhiều, cho nên phải có biện pháp giáo dục phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của thanh thiếu niên ngày nay (hiểu biết mọi mặt nhiều tính tự quản cao, sự vươn lên mạnh mẽ ... phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để biết phát huy và ngăn chặn. Muốn vậy phải:
+ Có chương trình (năm cuối), cho sinh viên vấn đề giáo dục đạo đức. Chủ yếu những kỹ năng cơ bản trong phương pháp làm chủ nhiệm, những chuyên đề về quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh, những chuyên đề về xử lý linh hoạt tình huống sai phạm ... tất cả những vấn đề trên có thể in thành sách làm cẩm nang cho sinh viên khi bước vào đời, nếu không sinh viên mới ra trường hiện nay còn rất non, rất bỡ ngỡ về nghiệp vụ giáo dục.
+ Có kế hoạch trong năm của Bộ, sở về chương trình bồi dưỡng cho phụ huynh học sinh (về tâm lý trẻ, về kinh nghiệm giáo dục, về sự mẫu mực của các bậc làm cha, làm mẹ, về xây dựng hạnh phúc gia đình ...).
+ Đặc biệt chú trọng hơn việc giáo dục đối tượng nữ sinh, có nội dung, biên soạn bài hướng dẫn nghiệp vụ cho giáo chủ nhiệm trong giáo dục nữ sinh.
- Có tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn sinh viên sư phạm (về mọi mặt), những sinh viên sư phạm vi phạm hàng năm về đạo đức có thể cho chuyển đổi sang môi trường khác, điều này muốn nói lên việc thực hiện nghiêm khắc với những sinh viên vi phạm kỷ luật.
- Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho trường học, từ chỗ trường khang trang, đẹp tạo ấn tượng cho học sinh, từ đó dẫn tới ý thức rèn luyện ý thức văn hoá - thanh lịch.
- Toàn Hội đồng phải có ý thức thường trực làm công tác giáo dục, nên có quan điểm : "Giáo dục cho học sinh không phải của riêng ai".
- Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường xã hội phải được nâng lên chặt chẽ hơn nữa. Hết sức tránh hình thức mà phải bắt tay làm việc cụ thể, phối hợp cụ thể, tích cực.
- Những ngày, tháng sinh hoạt truyền thống theo chủ điểm cần được chuẩn bị rất kỹ càng, mang tính hiệu quả cao về giáo dục.
- Hãy coi các em là thành viên của xã hội để tổ chức cho các em tham gia những hnoạt động xã hội; những buổi tham quan, dã ngoại rất bổ ích, nâng cao tầm nhìn, tầm hiểu biết, tạo sự quan tâm tập thể, nâng cao tính tự lập và đặc biệt giáo dục cao lòng yêu quê hương, đất nước mình.
- Phải có bộ máy lãnh đạo (ở mỗi trường) biết vận dụng sự chỉ đạo của cấp trên biết nhìn xa và nhanh nhạy, linh hoạt trong tình huống giáo dục.
III. Kết luận
Với giáo dục đạo đức và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là một vấn đề cần hết sức quan tâm, nhất là trong tình hình hiện nay. Làm sao chúng ta đạt được mục đích khi ra trường, học sinh không những được trang bị về kiến thức mà còn phải được thể hiện con người được phát triển toàn diện về mọi mặt (trí, đức, thể, mỹ). Như vậy, chúng ta mới dần có những thế hệ mai sau có đức, tài trọn vẹn, sẽ là những chủ nhân rất hữu ích cho xã hội, và có được như vậy ta mới tin rằng đất nước ta sẽ phát triển mạnh. Thực chất sánh vai với các cường quốc trên thế giới./.
|