Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Không khí buổi đối thoại với Chủ tịch nước tại các đầu cầu
Từ sáng sớm ngày 25/3/2007, trong khi tại Đại học Quốc gia Hà Nội (144 đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, HN) mọi người đang hồi hộp chờ đợi những giây phút được gặp gỡ và đối thoại với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, không khí tại các đầu cầu Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ cũng sôi động và chờ đợi không kém.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều thanh niên đến đăng ký đặt câu hỏi

Ngay từ hơn 7 giờ sáng, tiền sảnh Nhà văn hoá TN TPHCM đã khá đông các bạn Thanh niên tới đăng ký tham dự cuộc đối thoại với Chủ tịch nước.

Bạn Hoàng Thị Nga - khu phố 5 - Phường 7- Tân Bình:

"Đây là lần đầu tiên em được biết có cuộc đối thoại giữa Chủ tịch nước với Thanh niên. Em nghĩ em sẽ có nhiều cơ hội để được hỏi về những vấn đề mà em quan tâm, như đời sống, việc làm cho thanh niên... ".

Bạn Nguyễn Anh Tuấn (Sinh viên Đại học Kiến trúc TP. HCM) là người đầu tiên mạnh dạn lên máy đặt câu hỏi.

Câu hỏi của Tuấn nhấn mạnh vấn đề làm cách nào để những người nghèo, những người dân nông thôn có thể kiểm tra, thẩm định được lá phiếu của mình để bầu cử được những người có tài, có đức vào với những vị trí quan trọng để quay lại giúp cho đời sống người nông dân được cải thiện.

Bạn Nguyễn Thôn Dã (Công ty tin học Toàn Thuận, quận 3):

Tại TP. Hồ Chí Minh: thanh niên, sinh viên và trí thức trẻ chăm chú theo dõi cuộc tường thuộc trực tiếp.

“Buổi đối thoại này rất phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của lớp trẻ. Mong rằng trong thời gian tới, các đồng chí hoạt động Đoàn, Hội Thanh niên… có nhiều buổi tổ chức đối thoại với các đồng chí lãnh đạo để thể hiện tính dân chủ và đáp ứng nguyện vọng cho lớp trẻ”.

Một bạn nữ thanh niên (Công ty Việt Hoa):

Điều quan tâm của tôi khi đến với buổi đối thoại này là “khả năng hòa nhập vào thế giới của Việt Nam”.

Ai cũng có hoài bão, ước mơ. Làm sao để tìm ra con đường ngắn nhất, nhanh nhất để làm giàu cho bản thân và đất nước khi hội nhập.

Tôi thì không đặt câu hỏi. Vì tôi nghĩ: mình ngồi lắng nghe từ đây đến cuối giờ thì sẽ thu nhặt được rất nhiều, trong đó bao gồm cả ý kiến của mình.

Bạn Thu Hà - Đoàn viên thuộc Học viện hành chính Quốc gia TP HCM đã cho chúng tôi biết:

"Sáng nay, các bạn trong trường em đều mặc đồng phục của trường, em nghĩ tham gia đối thoại với Chủ tịch nước là một vinh dự và cơ hội cho chúng em được hỏi, được nêu lên những vần đề bức xúc, trăn trở.

Hiện em thấy các bạn thanh niên đã đặt những câu hỏi rất hay, rất thiết thực, nên em tranh thủ ghi lại. Em nghĩ em sẽ có câu hỏi nhưng chắc để chút xíu nữa mới dám hỏi".

Bạn Biền Quốc Thắng- Giảng viên Đại học Hùng Vương - TP HCM đã có 2 câu hỏi khá thú vị:

"1 - Hiện nay có một thực tế là Thanh niên- nguồn lao động chính ở khu vực nông thôn, chưa được đào tạo, lại rời quê hương lên các thành phố kiếm việc làm.

Bên cạnh những mặt tích cực còn không ít những hạn chế do lực lượng lao động này để lại. Vậy thưa bác, bác có giải pháp nào để sử dụng một cách hợp lý nguồn lao động này trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá khu vực nông thôn?

2 - Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin Lê Doãn Hợp, trước kia là Bí thư Tỉnh Ủy Nghệ An- đại biểu Quốc hội, đã phát biểu trước quốc hội rằng cán bộ cấp xã phường có 4 cái nhất, mà cái nhất nào cũng cần phải đáng lưu ý cả (Gần dân nhất, công việc nhiều nhất, ít được đào tạo nhất, lương ít nhất).

Vậy thưa bác, bác có những giải pháp nào để giải quyết những "cái nhất" này, đặc biệt là khai thác nguồn tri thức trẻ thanh niên sau khi ra trường phục vụ cho sự phát triển ở khu vực nông thôn?"

Thắng cho biết anh rất trăn trở với câu hỏi này và mong Chủ tịch sẽ trả lời cho bạn.

Cần Thơ: Rộn ràng từ tinh mơ

Tại đầu cầu Cần Thơ

6 giờ sáng, Khu 2 Đại học Cần Thơ đã nhộn nhịp sinh viên đến dự cuộc giao lưu trực tuyến với Chủ tịch nước và các hoạt động mừng ngày thành lập Đoàn 26/3: Triển lãm thành tựu “Sáng tạo trẻ” và phong trào “4 mới”.

Buổi giao lưu trực tuyến với Chủ tịch nước tổ chức tại Hội trường 2 tại khu nhà làm việc của Ban giám hiệu Đại học Cần Thơ. Có 10 máy vi tính, màn ảnh lớn và hơn 100 sinh viên trực tiếp đặt câu hỏi với Chủ tịch nước.

PV Tiền Phong gặp 2 bạn sinh viên đến từ sáng sớm ngồi chờ trước hội trường là Duyên Thúy Quỳnh và Võ Thị Mỹ Hạnh đều học khóa 32 Khoa Sư phạm, môn Văn.

Hai bạn cho biết: “Đến dự cuộc giao lưu với Chủ tịch nước mong nói đựơc với Chủ tịch nước nguyện vọng ra trường có việc làm, vì hiện nay thấy sinh viên đông mà việc làm ít.

Và mong Chủ tịch nước cho xây nhiều ký túc xá để sinh viên được ở. Hiện Thúy Quỳnh quê ở xã Lợi An, Trần Văn Thời, Cà Mau, mỗi tháng đi học tốn khoảng 600.000 đồng, trong đó nghỉ trọ đã tốn hơn 100.000 đồng, đối với gia đình nghề nông đó là số tiền lớn”.

Nhiều câu hỏi quan tâm về giáo dục - đào tạo

Các bạn SV Đại học Cần Thơ tập trung rất đông trong hội trường và đặt thêm nhiều câu hỏi quan tâm đến vấn đề GD-ĐT

Trần Hữu Phúc:

“Hiện trình độ dân trí của khu vực ĐBSCL thấp nhất nước, sắp tới Chủ tịch và lãnh đạo nước nhà có kế họach như thế nào để giúp ĐBSCL nâng cao trình độ dân trí ngang bằng các vùng khác?.

Nguyễn Văn Cương:

“Thưa Chủ tịch nước, chúng ta có nên mở rộng mạng lưới các trường đại học hay không khi mà đội ngũ cán bộ giảng dạy chưa theo kịp nhịp độ đó?”

Nguyễn Thị Kiều Oanh:

“Thưa Chủ tịch nước, cơ hội việc làm của sinh viên học những ngành mới mở có khả quan không? Cần có chuẩn bị gì sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là các trường đại học ở ĐBSCL?”

Đặng Hoàng Thống:

“Thưa Chủ tịch, số lượng sinh viên đại học ngày càng tăng với sự đa dạng hóa ngành nghề, nhiều ngành mới ra đời. Nhưng sinh viên ra trường có việc làm hay không, hay phải làm những việc không phù hợp với chuyên môn của mình. Chủ tịch có suy nghĩ gì về vấn đề này, cũng như có biện pháp gì giải quyết vần đề này?”

Những câu hỏi quan tâm đến vấn đề phát triển

Các sinh viên đại học Cần Thơ tiếp tục đặt nhiều câu hỏi quan tâm đến vấn đề phát triển.

Nguyễn Công Toàn, ho_to48@yahoo:

“Lực lượng thanh niên là một lực lượng nòng cốt không kém phần quan trọng trong phát triển KT-XH, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế nông thôn. Đặc biệt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO thì lực lượng này càng trở nên quan trọng, nhất là ở ĐBSCL, vùng sản xuất nông ngiệp lớn nhất cả nước.

Vậy các bộ ngành có chiến lược như thế nào để giúp thanh niên phát huy khả năng mạnh mẽ trong thời hội nhập?”.

Trang Minh Phương, tmphuong@student... :

Kính thưa Chủ tịch nước, chúng ta nói: đi tắt đón đầu và phát triển KH-CN là một trong những chiến lược phát triển đất nước. Các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu trên thế giới đã rất phát triển, vậy Đảng và nhà nước ta có hướng đi cụ thể như thế nào để các ngành này phát triển kịp thế giới, nhất là công nghệ sinh học, lĩnh vực rất tốn kém về trang thiết bị kỹ thuật cao và đắt tiền?”.

Nguyễn Thị Thu An, nttan@ctu...:

“Hiện nay, thanh niên Việt Nam, đặc biệt là thanh niên có trình độ cao thường tập trung ở các thành phố lớn vì ở đó có nhiều cơ hội để làm việc, phát triển. Vậy nhà nước ta cần làm gì, có biện pháp gì để cân bằng trình độ giữa các vùng miền trong cả nước và tránh nguy cơ “chảy máu chất xám” ra nước ngòai?”

Phạm Lâm Hào, maichodoi_iio@yahoo...:

Đi đến đâu tôi cũng đều nghe nói muốn được vào làm trong các cơ quan nhà nước thì phải có “gốc”. Vậy “gốc” đó từ đâu? Làm cách nào để khỏi chảy máu chất xám của các bạn trẻ trong nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là các sinh viên khi cảm thấy mình không có "gốc"?”

TP. Đà Nẵng: Nhiều câu hỏi được đặt thêm

Phóng viên tác nghiệp tác đầu cầu Đà Nẵng.

7h30 phút, tại Thành Đoàn TP Đà Nẵng (số 2 Yên Bái), đông đảo tuổi trẻ TP Đà Nẵng đã có mặt tham dự cuộc giao lưu trực tuyến với Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết.

Chủ trì là Bí thư Thành Đoàn Nguyễn Thanh Quang. Các báo đài tại thành phố đã có mặt phản ánh sự kiện này, trong đó báo Tiền phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TP HCM đang trực tuyến.

Đại diện 29 cơ sở Đoàn đã có mặt tham gia giao lưu trực tuyến tại Thành Đoàn Đà Nẵng. Các bạn trẻ vừa đặt câu hỏi, vừa xem truyền hình trực tiếp màn hình lớn về cuộc giao lưu chính đang diễn ra tại Hà Nội trên VTV1. Hệ thống máy tính đã được Thành đoàn Đà Nẵng chuẩn bị từ mấy ngày trước, với sự trợ giúp của Bưu điện thành phố, thiết lập WIFI.

Thay mặt tuổi trẻ miền Trung, các bạn trẻ Đà Nẵng đã đặt nhiều câu hỏi với Chủ tịch Nước:

1 – Xin Chủ tịch cho biết, hiện tại nếu có một lời hiệu triệu thiêng liêng nào đó hoặc một số chính sách đòn bẩy để có thể huy động một cách tổng lực thế hệ trẻ cống hiến hết mình cho tổ quốc, như tuổi trẻ đã từng trong thời kỳ kháng chiến, thì lời hiệu triệu đó là gì, hoặc chính sách đó là gì, thưa Chủ tịch?

2 - Tuổi trẻ thường nhìn vào tấm gương của thế hệ trước để noi theo, cụ thể là nhìn vào việc làm của lớp cha anh mình để hành động. Hiện tại, cơ bản là thế hệ đi trước đã để lại những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay. Tuy nhiên, có một số bậc cha chú có chức quyền, lợi dụng quyền lực của mình để làm giàu bất chính nhưng lại che đậy tinh vi. Là người đứng đầu đất nước, Chủ tịch có những suy nghĩ và việc làm như thế nào để loại trừ?

3 - Được biết Quốc hội lần này sẽ bắt buộc các Ứng cử viên kê khai minh bạch và trung thực tài sản của mình trước nhân dân. Nhưng thưa Chủ tịch, để đối phó với chủ trương này, nhiều vị từ lâu đã giấu tài sản của mình bằng cách để người thân đứng tên hộ. Liệu lần này có thể phát giác và biện pháp phát giác như thế nào?

4 – Xin Chủ tịch cho biết trong quá trình hoạt động của mình có bao giờ Chủ tịch đã làm thủ lĩnh Thanh niên và cái khó nhất của một thủ lĩnh Thanh niên là gì?

5 – Xin Chủ tịch cho biết suy nghĩ của Chủ tịch đối với thế hệ trẻ hôm nay. Niềm tin cũng như lo ngại lớn nhất?

Một số ý kiến của tuổi trẻ Đà Nẵng:

Cùng tham gia trực tuyến với Chủ tịch Nước, tại Hội trường Thành Đoàn TP Đà Nẵng, PV TPO đã phỏng vấn những thủ lĩnh của tuổi trẻ. Phấn khởi và tin tưởng – đó là tâm trạng chung của họ.

Anh Nguyễn Thanh Quang – Bí thư Thành Đoàn TP Đà Nẵng cho TPO biết:

“Với cương vị là thủ lĩnh của tuổi trẻ một thành phố, tôi rất phấn khởi và tin tưởng rằng, những câu trả lời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là sự động viên khích lệ, và cũng là động lực lớn đối với lớp trẻ phấn đấu, vươn lên.

Qua đây, tôi cũng mong muốn rằng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong tương lai để lớp trẻ có môi trường phấn đấu, rèn luyện và cống hiến sức trẻ cho tổ quốc”.

Anh Trần Văn Hùng – Bí Thư Đoàn trường ĐHDL Duy Tân, vui vẻ:

“Là thủ lĩnh của một Đoàn trường, cá nhân tôi cũng như nhiều bạn trẻ từ lâu đã mong muốn có một cuộc đối thoại trực tiếp giữa Chủ tịch nước với bạn trẻ như thế này.

Tôi rất vui và phấn khởi vì Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã lắng nghe những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của lớp trẻ và tin tưởng vào những cố gắng của nhiều bạn trẻ ngày nay.

Qua một số câu hỏi, tôi rất tin tưởng vào một chặng đường phấn đấu mới của lớp trẻ vì Chủ tịch nước quan tâm đến những vấn đề cụ thể của bạn trẻ ngày nay”.

Bạn Hà Cẩm Thu – Trường CĐ Đức Trí – Đà Nẵng băn khoăn:

“Trong thời đại hội nhập, việc ra đời của các trường ngoài công lập là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên đối với đại đa số người dân VN vẫn đang còn rất định kiến với các trường ngoài công lập, mặc dù hiệu quả giáo dục của các trường này đang được khẳng định. Tôi nghĩ nhà nước và Bộ GD-ĐT cần có những chủ trương, chính sách để xóa những định kiến đó”.

Bạn Lê Anh Chung – (Thành Đoàn Đà Nẵng) băn khoăn:

Tại đầu cầu Đà Nẵng.

“Để làm tốt công tác thanh niên cần phải có một đội ngũ cán bộ Đoàn có trình độ, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh niên để đoàn kết, tập hợp ĐVTN vào tổ chức Đoàn - Hội.

Tuy nhiên, Học viện Thanh thiếu niên VN (được thành lập từ năm 1956) nhưng vẫn không nằm trong hệ thống giáo dục của Bộ GD-ĐT. Như vậy sẽ hạn chế về kinh phí đào tạo, ảnh hưởng đến việc phát triển, mở rộng mới các Phòng, khoa đào tạo.

Tôi nghĩ nên đưa Học viện vào Bộ GD-ĐT, từ đó các bạn học sinh phổ thông và cán bộ Đoàn các trường phổ thông thi tuyển vào Học viện này, để tạo nguồn cán bộ Đoàn chuyên nghiệp, vững mạnh”.

Bạn Nguyễn Đình Thạch - Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng:

“Công tác Đoàn và vai trò thanh niên trong QĐNDVN luôn được cấp ủy, người chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp. Tuy nhiên, do tổ chức biên chế đối với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, sư đoàn và tương đương trở lên chỉ có một đồng chí Trợ lý thanh niên, so với khối lượng công việc thường quá tải và không ít khó khăn.

Vậy đề xuất thành lập Ban thanh niên ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, sư đoàn và tương đương, đây là vấn đề thanh niên quân đội quan tâm”.

Bạn Đỗ Quốc Công - Tổng Công ty XDCTGT 5 (Đà Nẵng):

“Niềm tin của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên đã được khẳng định ngay từ khi mới được thành lập. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách của Nhà nước để cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh niên còn chậm và thiếu đồng bộ (chính vì vậy mà vẫn còn một bộ phận thanh niên tạm gọi là chậm tiến).

Tôi mong muốn với cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước có những cơ chế, chính sách, giải pháp mang tính đột biến căn bản để thanh niên có thể phát huy tốt vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mình một cách thực chất”.

Nhiều bạn trẻ gửi những suy tư, trăn trở về những vấn đề của Giáo dục Việt Nam đến Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân

Bạn Nguyễn Thị Vân Nga – GV Trường CĐ Giao thông Vận tải II – Đà Nẵng:

“Là giáo viên một trường Cao đẳng tại Đà Nẵng, tôi nhận thấy hiện nay có một vấn đề như sau:

Hiện nay rất nhiều trường cùng tham gia đào tạo cùng một số ngành nghề, việc này tạo cơ hội nhiều hơn cho người học, nhưng gặp khó khăn khi họ ra trường. Bởi vì số lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng công việc dành cho họ thì quá ít, nhất là HSSV khối CĐ - THCN.

Tôi thấy, hiện nay SV trường CĐ ra trường chỉ có một ít người quen gởi gắm thì có việc làm, trong khi số SV có năng lực và bằng cấp khá giỏi thì gặp khó khăn khi đi xin việc. Vậy tôi nghĩ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cần có những giải pháp về vấn đề này”.

Bạn Nguyễn Hữu Tiến – SV trường CĐ Kinh tế kế hoạch Đà Nẵng:

“Thông qua cuộc phát động chống gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong học tập mà chúng ta đã phát động rộng rãi trên toàn quốc. Tôi muốn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có những chính sách để thực hiện sâu sát và có hiệu quả lâu dài đối với cuộc vận động này”.

Còn bạn Đoàn Ngọc Bích (SV trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng) lại quan tâm đến vấn đề “hơi to tát”:

“Hiện nay, Việt Nam đang trong xu thế hội nhập, điều đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt bao gồm cả cạnh tranh về về giáo dục.

Đất nước mở cửa, nên hàng loạt tổ chức giáo dục cũng như các trường học có uy tín và chất lượng với điều kiện học tập tốt hơn về cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy cũng như bằng cấp ồ ạt đầu tư vào nước ta. Điều đó khiến ngành giáo dục nước nhà phải tự “nâng mình lên” thật nhiều”.

 (theo Tienphongonline)
- Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   |