Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ước mơ chắp cánh
"Sau khi tốt nghiệp, mình sẽ học thêm một ngoại ngữ và phấn đấu học để lấy bằng kinh tế trước khi theo học cao học. Trở thành một giảng viên đại học hay một giáo viên dạy tiếng Anh trong tương lai là mơ ước của mình. Nếu có điều kiện, mình cũng muốn được thử sức ở những vị trí như quản lý giáo dục, nhân viên văn phòng hay phiên dịch viên. Nhưng dù ở địa vị nào, mình cũng mong muốn được sử dụng một cách tối đa và hiệu quả nhất những kiến thức và kỹ năng mà mình đã học được ở trường đại học".

“Dẫu vẫn biết ước mơ chỉ là giấc mơ nhưng có gì hạn chế đâu là ta phải tiết kiệm mơ ước! Và mình biết, trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau, mỗi người có những giấc mơ cho riêng mình. Điều quan trọng là phải có kế hoạch để hiện thực ước mơ đó.

Vũ Hải Hà, lớp K37A1, Khoa ngôn ngữ và Văn hoá Anh Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN) chia sẻ:

Mình vẫn thường nói vui rằng bố mẹ luôn là “hậu phương” vững chắc để mình xông pha chiến đấu với giặc dốt. Quả thực, trong gia đình mình không có ai làm trong ngành sư phạm hay ngoại ngữ. Chính vì vậy, về mặt học tập hầu như mình phải “tự lực cánh sinh” là chính. Nhưng chính mẹ đã rèn cho mình đức tính tự giác và kỷ luật trong học tập từ rất sớm để khi bước vào đại học, khái niệm “tự học” không còn quá xa lạ với mình. Còn bố là một tấm gương mẫu mực cho đức hi sinh để con cái có được điều kiện học tập tốt nhất. Thế nên 12 năm học ở bậc phổ thông là 12 năm mình đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm học nào mình cũng vinh dự là một trong số những học sinh có điểm tổng kết cao nhất lớp, trong đó có 9 năm mình dẫn đầu lớp. Mình cũng đạt được một số giải thi học sinh giỏi cấp thành phố, như giải ba môn Văn (lớp 5) giải khuyến khích môn Văn (lớp 8), giải ba môn Hoá (lớp 8)… Vì bắt đầu học tiếng Anh cũng khá muộn nên mình chỉ đạt một giải ba môn Tiếng Anh (lớp 11). Khi thi đỗ vào lớp chất lượng cao Khoa ngôn ngữ và văn hóa Anh - Mỹ, ĐHNN, tiếp tục học tập trên cơ sở nền tảng sẵn có, mình đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Trong suốt 3 năm học liên tiếp (từ 2003 đến 2006), mình luôn đạt được danh hiệu sinh viên ưu tú với điểm tổng kết trung bình chung mở rộng cho các học kỳ đều trên 9.0. Với thành tích đó, mình đã 2 lần vinh dự được nhận bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN dành cho Gương mặt trẻ tiêu biểu của ĐHQGHN, học bổng Yamaha (năm học 2004-2005) và học bổng Posco (năm học 2005-2006). Với suy nghĩ học tập phải kết hợp với nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn, mình đã tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ năm học đầu tiên (2003-2004) với đề tài “Kĩ năng đọc những văn bản dài” (nghiên cứu theo nhóm). Tuy chỉ đạt giải khuyến khích cấp trường nhưng qua đó mình cũng đã học được cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Để rồi những năm sau đó mình đã thành công với đề tài “Đọc thông tin trên mạng Internet với tư duy phê phán” và “Phương pháp tình huống và sự áp dụng phương pháp tình huống trong việc dạy và học Tiếng Anh”. Năm học vừa rồi, mình thật vinh dự là một trong 3 thanh niên sinh viên Việt Nam tham dự Diễn đàn Thanh niên và Môi trường Đông Nam Á năm 2006 (tổ chức ở Brunei từ 8-11/1/2007)…

Trước khi đề cập đến phương pháp, cần nói đến ý thức và động cơ học tập trước. Ý thức mà không tốt, động cơ không nghiêm túc thì phương pháp nào rồi cũng sẽ thất bại. Đã là học thì tất nhiên sẽ có môn mà người học thích và môn không thích (tùy những mức độ khác nhau). Song dù là môn nào cũng cần xác định động cơ học tập đúng đắn.

Mình nghĩ dù là thi đại học hay thi cuối kỳ rất cần lưu ý đến hai điểm – hai quá trình. Thứ nhất là quá trình học tập. Tư tưởng “học đùa thi thật” và “nước đến chân mới nhảy” trong thi cử là cực kỳ nguy hiểm. Với mình, “học bài nào xào bài ấy” là lựa chọn số một. Tất nhiên, nếu có thời gian để đọc và nghiên cứu lại bài cũ thì sẽ tốt hơn nhiều. Ngay sau mỗi một bài giảng sẽ là thời gian tốt nhất để tổng kết lại toàn bộ bài học. Đôi khi chỉ là vài dòng tóm tắt, vài điểm đáng lưu ý sau mỗi một bài sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình ôn tập lại bài cũ sau này. Đối với ôn thi, khi đã có lịch thi cụ thể thì tốt nhất nên phân chia thời gian, môn thi hợp lý để ôn. Khi ôn lại một môn nào đó, điều đầu tiên mình làm không phải là đọc ngay chương đầu tiên mà dựa vào phần mục lục để vẽ sơ đồ minh hoạ mối quan hệ giữa các vấn đề và chương mục với nhau. Điều này sẽ giúp người học có cái nhìn tổng quát và hệ thống về những nội dung cần ôn tập. Phương châm học của mình là cố gắng hiểu bài chứ không phải học thuộc lòng. Với những bài dài, mình thường tóm tắt lại bằng gạch đầu dòng, sơ đồ, bảng biểu… và tự đặt các câu hỏi ở cuối bài. Bao giờ mình cũng dành một buổi tối trước hôm thi để ôn lại một luợt tất cả các nội dung đã học của môn đó nhưng vẫn phải đi ngủ sớm để có tâm thế tốt nhất cho buổi sáng hôm sau thi.

Mình đánh giá cao vai trò của phương pháp ghi chép bài. Càng những môn khó học thì càng nên đi học đầy đủ, vì tự tay ghi chép bao giờ cũng có hiệu quả hơn là ghi chép lại hay photo từ vở của bạn. Khi ghi chép, chú ý cách trình bày để cấu trúc bài học được thể rõ ràng, logic. Với những môn nặng về lý thuyết, cần phải ghi chép thật nhiều ví dụ để về sau ôn bài được dễ dàng hơn. Khi có điều gì băn khoăn chưa hiểu cần hỏi ngay giáo viên hoặc bạn bè. Nếu không, nên ghi lại câu hỏi ra ngoài lề hay trang cuối vở để sau này, trong các tiết ôn tập hay seminar sẽ đem ra thảo luận, trao đổi.

Ngoài việc học ở trên lớp, tự học - tự nghiên cứu cũng rất quan trọng. Mình khuyên các bạn sinh viên mới cần nhanh chóng tiếp cận với công nghệ thông tin - công cụ hữu hiệu để hỗ trợ học tập. Một tuần, nên dành thời gian lên thư viện hay đọc sách báo chuyên ngành ít nhất một lần. Một điều mà mình muốn nhắc đến nữa đó là cần tận dụng tối đa cơ hội để gắn lý thuyết với thực hành. Là một sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh, mình luôn nắm bắt những cơ hội, tự tìm kiếm hoặc qua các mối quan hệ của bạn bè giới thiệu để đi dạy thêm, làm thêm. Thu nhập có thể không cao lắm nhưng kinh nghiệm tích lũy được là đáng giá hơn nhiều. Vì xác định kinh nghiệm là mục đích chính nên sau mỗi buổi dạy, mình luôn suy nghĩ, tự đánh giá để hoàn thiện phương pháp dạy học của bản thân, thậm chí đối chiếu với những lý thuyết đã học được.

Kiến thức là quan trọng, là mênh mông nên chỉ học trong sách vở, trên trường lớp thì học đại học có khác gì lớp 13, 14? Vì thế, mình nghĩ điều quan trọng nhất học đại học là rèn luyện phương pháp học tập và kỹ năng làm việc cho tương lai. Chính vì thế, chỉ học tập ở trường thì chưa đủ mà cần phải tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, học qua trải nghiệm để tìm ra những phương pháp học tập hữu hiệu, tự học - tự nghiên cứu, tiếp xúc với công nghệ thông tin và tích cực hoạt động hướng nghiệp (gia sư, phiên dịch…). Dù hoạt động trên phương diện nào thì điều quan trọng là cần phải kiên trì, nhẫn nại, năng động, chịu khó học hỏi và nghiêm túc tự nhìn nhận đánh giá bản thân để hoàn thiện dần. Có khi phải xác định đó là mục tiêu ngắn hạn nên không cứ phải là thành công mà cái cần là kinh nghiệm. Nhiều kinh nghiệm, cộng với thời gian gom lại sẽ dẫn đến thành công!

Trong thời gian tới, mình sẽ tập trung vào hai công việc chính là hoàn thành tốt khoá thực tập sư phạm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, mình sẽ học thêm một ngoại ngữ và phấn đấu học để lấy bằng kinh tế trước khi theo học cao học. Trở thành một giảng viên đại học hay một giáo viên dạy tiếng Anh trong tương lai là mơ ước của mình. Nếu có điều kiện, mình cũng muốn được thử sức ở những vị trí như quản lý giáo dục, nhân viên văn phòng hay phiên dịch viên. Nhưng dù ở địa vị nào, mình cũng mong muốn được sử dụng một cách tối đa và hiệu quả nhất những kiến thức và kỹ năng mà mình đã học được ở trường đại học.

 Lê Vũ Bách - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   |