Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
"Đông Kinh Nghĩa Thục đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn hóa và giáo dục nước nhà"
Trích đăng Diễn văn khai mạc tại Hội nghị "100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay" (22/5/2007)

Cách đây 100 năm, phong trào Duy tân ở Việt Nam nói chung, Đông Kinh nghĩa thục nói riêng đã xuất hiện như là kết quả giao thoa và tích hợp của hai nền văn hoá Đông - Tây và được coi là một trong những phong trào cải cách lớn của Việt Nam trong thế kỉ XX. Vào thời điểm đó, xã hội Việt Nam bắt đầu diễn ra những biến đổi rất quan trọng dưới tác động của công cuộc thực dân hoá của Pháp, một "nền thực dân nước đôi" - “colonisation ambiguë” theo như cách nói của hai nhà Viêt Nam học của Pháp P. Brocheux và D.Hémery. Cùng với những chuyển biến trong kinh tế - xã hội, sự tiếp xúc và tác động của các trào lưu dân chủ tư sản từ ngoài dội vào đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện khuynh hướng duy tân, cải cách ở Việt Nam mà biểu hiện tập trung nhất là phong trào Duy tân (1905-1908). Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên nhiều lĩnh vực: từ chấn hưng thực nghiệp, phát triển kinh tế đến mở mang văn hóa, đổi mới giáo dục, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong lối sống. Khởi phát từ Quảng Nam, phong trào Duy tân đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước với sự xuất hiện hàng loạt công ty, hội buôn như Hợp thương Diên Phong ở Quảng Nam, công ty Liên Thành buôn nước mắm ở Phan Thiết, Triêu Dương thương quán ở Nghệ An… Bên cạnh đó, hoạt động mở trường dạy học theo tinh thần giáo dục phương Tây cũng diễn ra khá sôi nổi với sự tham gia tích cực của các sĩ phu tiến bộ. Hàng loạt trường học duy tân xuất hiện ở Trung kỳ. Tại các trường học, ngoài chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, học sinh được học toán, địa lý và các môn khoa học tự nhiên, thể dục…

Từ thành thị và các trường học, phong trào Duy tân chuyển dần và lan rộng đến các vùng nông thôn với các hoạt động diễn thuyết, cổ động dân quyền, đổi mới phong tục như để răng trắng, cắt tóc ngắn, ăn mặc theo kiểu châu Âu.

Tại Nam kỳ, phong trào Duy tân gắn liền với tên tuổi của Trần Chánh Chiếu, một kỹ sư canh nông nổi tiếng có thế lực và ảnh hưởng trong giới doanh nhân. Ông đã tích cực vận động thanh thiếu niên, và có nhiều hoạt động để ủng hộ về tài chính cho phong trào Đông Du do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạo. Để thực hiện mục đích trên, ông đã thành lập Minh Tân khách sạn ở Mĩ Tho, Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn. Bên cạnh đó, Trần Chánh Chiếu còn làm chủ bút tờ Lục tỉnh tân văn, được in bằng chữ Quốc ngữ. Cùng với tờ Nông cổ mín đàm, tờ báo này (đã xuất bản được 52 số từ tháng 11/1907 đến tháng 11/1908) đã tập trung tuyên truyền, cố suý phát triển công thương nghiệp, vận động nhân dân xóa bỏ cờ bạc, thuốc phiện; giảm các nghi thức cưới xin, ma chay; kêu gọi giành quyền lợi kinh tế cho người Việt Nam; kêu gọi đồng bào hợp quần, tương thân tương ái.

Trong bối cảnh nói trên của phong trào duy tân cả nước, tại Hà Nội tháng 3-1907, Đông Kinh nghĩa thục được thành lập (theo mô hình của Trường Khánh Ứng Nghĩa thục ở Nhật Bản) và nhanh chóng trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở các tỉnh phía Bắc. Tại Trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội, học sinh không phải đóng học phí, được ở nội trú miễn phí và còn được chu cấp sách vở để học tập. Ngoài chương trình học chính khoá, các trường còn có nhiều hoạt động ngoại khoá như tổ chức diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo… Những hoạt động nói trên, nhất là sự xuất hiện và hoạt động của tờ Đăng cổ tùng báo - cơ quan ngôn luận của Trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội đã góp phần khích lệ lòng yêu nước, truyền thụ những quan điểm tư tưởng và lối sống mới, đồng thời cổ suý cho phong trào chấn hưng kinh tế, phát triển công thương nghiệp dân tộc. Rõ ràng, hoạt động duy tân đã mang tính cách mạng và gắn liền với mục tiêu giải phóng dân tộc. Đó chính là lý do giải thích vì sao đến cuối năm 1907, tức là chỉ sau 9 tháng tồn tại, Đông Kinh nghĩa thục đã bị chính quyền Đông Dương quyết định đóng cửa.

Mặc dù thời gian tồn tại không dài nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn hoá và giáo dục nước nhà. Nhân dịp 100 năm phong trào Đông Kinh nghĩa thục, hôm nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học "100 năm Đông Kinh nghĩa thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay" nhằm quy tụ các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực hướng tới hai chủ đề chính sau đây:

1. Trên cơ sở bổ sung những tư liệu mới, tiến hành đánh giá đầy đủ và khách quan hơn về những đóng góp của Đông Kinh nghĩa thục với tư cách một phong trào hiện đại hoá trong lĩnh vực văn hoá giáo dục và sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.

2. Từ kinh nghiệm của Trường Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX, nhìn nhận lại thực trạng của nền giáo dục đất nước và từ đó, gợi ý con đường chấn hưng giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

Thay mặt cho Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu, các nhà khoa học trong và ngoài trường đã tham gia viết bài và nhiệt tình tới tham dự cuộc hội thảo hôm nay. Hy vọng rằng hội thảo sẽ cung cấp những cứ liệu khoa học thuyết phục để không những bổ sung thêm những nhận thức khoa học mới về phong trào Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX, mà còn góp phần đề xuất những ý tưởng phục vụ chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay.

 PGS.TS Nguyễn Văn Khánh
Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   |