Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Những đứa con đầu lòng
"Tháng 6 mùa thi, con đường học trò anh đưa em đi…" - lời bài hát còn vang vọng mãi trong tâm trí mỗi bạn trẻ khi còn đang cắp sách đến trường. Thế nhưng, đối với nhiều sinh viên, mùa thi thực sự đã bắt đầu từ tháng 1…

Những sinh viên ưu tú

Khác với các trường khối kỹ thuật và tự nhiên, ở trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN, không phải SV năm cuối nào cũng được làm khóa luận tốt nghiệp (KLTN). Chỉ những SV có học lực trung bình khá trở lên mới được làm KLTN. Những SV còn lại thì phải thi tốt nghiệp. Thế nhưng, con số này lại khác nhau ở từng khoa trong trường, thậm chí ở từng bộ môn trong khoa. Cùng ở khoa Lịch sử, những sinh viên chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận hiện đại có học lực (điểm trung bình học tập) trong 7 kỳ từ 7.0 trở lên mới được làm KLTN. Ở chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thì con số này là 6.8. Căn cứ vào số lượng giáo viên hướng dẫn, số lượng SV tham gia và quan trọng hơn là kết quả học tập của SV, thầy chủ nhiệm bộ môn sẽ quyết định điểm sàn làm KLTN. Bộ môn sẽ lấy SV có điểm số từ cao xuống thấp sao cho đủ chỉ tiêu thì thôi.

KLTN được coi là học phần lựa chọn có khối lượng kiến thức 10 đơn vị học trình (đối với những SV hệ chính quy) và 15 đơn vị học trình (đối với SV hệ Chất lượng cao). Điểm chấm khóa luận thường là 9.0 trở lên. Trong khi đó, đạt được điểm 9 khi thi tốt nghiệp là hơi khó! Vì vậy, trong những học kỳ cuối có sự chạy đua giữa các SV về điểm phẩy để giành quyền được làm khóa luận. Ngay từ năm thứ 3, những SV trong nhóm học lực trung bình - khá (từ 6.5 - 7.0) phải có sự cố gắng rất nhiều, nếu không muốn mình “bị dính” thi tốt nghiệp.

Vai trò không nhỏ của những “người cha đỡ đầu”

Ngay từ đầu năm học, những SV có đủ điều kiện làm KLTN đã chủ động tìm đề tài, tìm tài liệu thậm chí cả giáo viên hướng dẫn. Những ai gặp khó khăn trong bước khởi động này sẽ được các thầy cô trợ giúp. Thầy cô hướng dẫn sẽ gợi ý đề tài, chỉ cho bạn nguồn tài liệu cần tìm đọc. Và các thầy sẽ giúp bạn định hình “đứa con đầu lòng” với tên gọi, hình thức, nội dung… Và chính người hướng dẫn cũng “phẫu thuật chỉnh hình” cho đứa con của bạn trước khi nó “chào đời”. Đó chính là những người “cha đỡ đầu” cho “đứa con tinh thần” của bạn. Nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ của những “người cha tinh thần” đó thì đứa con của bạn khó mà ra đời “theo như ý” được!

Những “đứa con so”…

Đa số SV đều phát triển chính báo cáo khoa học SV của mình thành KLTN. Khi đó, việc hoàn thành khóa luận trở nên “nhàn hạ”. Thế nhưng, với những SV làm đề tài mới hoàn toàn thì vấn đề tìm tài liệu, hoàn thành nó thì không phải là dễ. Nhiều SV đã “mài đũng quần” trên các thư viện (của KTX, Trường, tỉnh, Quân đội, Quốc gia…). Có SV dành hàng tháng ở các địa phương để tìm tài liệu, khảo sát, nghiên cứu, điền dã thực địa… Các phương tiện thông tin mà đặc biệt là internet đã được các bạn chú ý quan tâm khai thác để phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin phát triển đề tài nghiên cứu của mình. Văn phòng Đảng ủy thành phố Hà Nội đã trở nên quen thuộc với SV Trần Minh Đức - K48 chuyên ngành Lịch sử ĐCS VN. Đối với SV Quách Thị Thu Hường - K48 chuyên ngành Lịch sử ĐCS VN thì việc về quê (Hòa Bình) có tần số nhiều hơn bao giờ hết.

Những “đứa con tinh thần” đều có chung “ngày sinh” là vào những ngày đầu tháng 6 nóng nực. “Mang thai” nó đã vất vả, khó khăn, “đẻ” nó ra thì cũng vất vả không kém. Các SV phải trình bày bài khóa luận tóm tắt, trả lời câu hỏi phản biện, bảo vệ quan điểm của mình trước Hội đồng giám khảo … Một tác phẩm đầu tay không thể không có khiếm khuyết. Những khiếm khuyết ấy thường là gợi ý cho những câu hỏi của thầy phản biện giành cho bạn. Ngoài lỗi về bố cục khóa luận (như sự phân bố dung lượng không cân đối giữa các chương, mục), sử dụng thuật ngữ chuyên ngành thiếu chính xác…, nhiều SV đã mắc phải những lỗi rất sơ đẳng như viết sai chính tả, viết hoa không đúng, danh mục tài liệu tham khảo sắp xếp không đúng… Đó là điểm đáng lưu ý cho SV các khóa sau khi làm KLTN. Đối với những “tay anh hùng lão luyện” đã từng trải “ binh đao trận mạc” – các hội nghị báo cáo khoa học SV- thì đây là một thử thách bình thường. Nhưng đối với những SV lần đầu tiên đứng trước “hội đồng bô lão” thì cũng hơi run! Thực sự nhiều SV đã quá hồi hộp, lo lắng cho khóa luận của mình nên thiếu tự tin khi bảo vệ.

Hậu KLTN…!

Dẫu rằng “đứa con so” không phải bao giờ cũng hoàn hảo như “đứa con dạ”, nhưng “đứa cả” ấy luôn mang nhiều kỷ niệm đối với chúng ta. Nó là kết tinh thành quả lao động khoa học không ngừng của mỗi SV. Nó là minh chứng sự tích lũy đủ về lượng để thực hiện bước nhảy trở thành một chất mới: Cử nhân. Rồi mai đây “con” sẽ “lớn lên” trở thành luận văn thạc sĩ, thậm chí luận văn tiến sĩ. Đó là điều mà những người “cha đỡ đầu” vẫn luôn động viên, khuyến khích chúng ta. Còn những “đứa em” của nó, chắc ít ai cam chịu “cảnh một con”?

 Bài và ảnh: Phạm Đồ Sơn
Khoa Lịch sử, ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   |