Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Một mùa hè tình nguyện đang đến
Tiếng ve vang lên rộn rã, thôi thúc cùng đó là cái nóng bức của mùa hè khiến nhiều người càng tất bật hơn với công việc của những ngày tháng cuối năm học. Hè đến cũng đồng thời là mùa thi, mùa làm khóa luận đối với sinh viên, chia tay thế hệ này để đón thế hệ đàn em đang khát khao cánh cửa đại học. Trong cái tất bật và bộn bề lo toan ấy, những công việc chuẩn bị cho một mùa hè xanh tình nguyện 2007 cũng vất vả và háo hức không kém.

Những kỉ niệm còn đọng lại

Khi một năm học nữa sắp qua đi, trong không khí sục sôi của những ngày thi cử đang đến, trong không khí ngột ngạt của mùa hè và của rất nhiều tâm trạng của các cô cậu sinh viên, thì lúc này, dòng chảy thời gian của nhiều người đang hồi tưởng lại những ngày tháng hừng hực khí thế của mùa hè năm trước: mùa hè thanh niên tình nguyện 2006.

Những thành công của mùa hè tình nguyện năm 2006 của Trường ĐHKHXH&NV hẳn khó có thể nào quên được đối với những ai đã tham gia. Đó là những ngày tháng khát khao cống hiến và tràn ngập cảm xúc chia sẻ của hơn 300 sinh viên Nhà trường cùng với đồng bào người Mường của tỉnh Hòa Bình. Trường có rất nhiều đội tình nguyện khác nhau, một đội Hán Nôm ở lại Hà Nội, một đội Tiếp sức mùa thi, một đội về Đông Anh và hoành tráng nhất là 10 đội, gồm 10 Khoa khác nhau của trường về tỉnh Hòa Bình tình nguyện. Lễ ra quân là một bức tranh với một gam màu chủ đạo “màu xanh”: “Mình thấy rất ấn tượng với buổi ra quân hôm đó. Đoàn trường chuẩn bị rất chu đáo, thầy Phó hiệu trưởng xuống bắt tay sinh viên và động viên bọn mình. Rồi khi xe lăn bánh, bọn mình hò reo không ngớt, và ngay lúc đó mình đã tin tưởng một mùa hè tình nguyện thành công và nhiều kỉ niệm” - Chính (K49 Lịch sử, ĐHKHXH&NV) đã tâm sự với tôi như thế. Đứng cạnh đó, T. nói :” Mình đã có hai năm tham gia tình nguyện tại địa phương, mỗi lần đi là một cương vị khác nhau. Lần đầu tiên mình tham gia là cậu sinh viên năm thứ nhất, sang đến năm thứ hai thì làm đội trưởng, trách nhiệm nặng nề hơn, nhưng đã hai năm đi tình nguyện mình đều thấy lớn lên nhiều, trưởng thành hơn. Đó là lí do tại sao năm nay mình lại đăng kí tiếp tục tham gia.” Tinh thần nhiệt huyết đó thật đáng quý!

Ngày tháng sống cùng với đồng bào Mường ở Hòa Bình đối với nhiều bạn sinh viên là những ngày được cảm nhận về một cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, song vui tươi và ấm áp tình người. Tấm áo xanh mang dòng chữ: Thanh niên Việt Nam đã trở thành một “thương hiệu” khi tất cả những thành viên trong đoàn tình nguyện đều được gọi bằng một cái tên thân thương, trìu mến: Đồng chí áo xanh! Thư (K50 Du lịch) say sưa kể với tôi về những kỉ niệm khó quên của chuyến đi tình nguyện tại Đông Anh: “Nhiều hôm bọn em tổ chức sinh hoạt cho thiếu nhi tới gần 11h đêm mà bọn trẻ chưa muốn về! Hát hò và kể chuyện cho các em nghe. Khi về, có một bé gái tặng em một con búp bê, và thật xúc động khi đọc dòng chữ em viết: đó là một vật em rất quý, nay tặng lại cho chị vì chị đã dạy cho bé nhiều bài hát hay.”… Những kỉ niệm đó là những câu chuyện còn được kể không chỉ hôm nay, ngày mai mà nó đã được viết lên những trang giấy, những dòng nhật ký của một thời sinh viên nhiệt huyết, sáng tạo và theo mãi với tiếng gọi của thanh niên. Và cũng truyền thống đó, khi một mùa thi đang bắt đầu thì cũng là lúc rục rịch, bộn bề chuẩn bị cho một mùa hè tình nguyện mới. Những thành công và ngọn lửa nhiệt tình đang thổi bùng thêm tinh thần của thanh niên.

Háo hức, mong chờ

Khi mùa hè tình nguyện còn chưa diễn ra, ngay từ tháng 11, khi chưa học đến nửa học kì đầu tiên của một năm học mới, nhiều cô cậu sinh viên năm thứ nhất cứ hỏi tôi: “Bao giờ thì đi tình nguyện hả anh? Em muốn đăng kí ngay từ bây giờ!” Tôi rất bất ngờ với lời đề nghị tha thiết ấy và giải thích cho em hiểu, kèm theo một lời hứa: “Hãy nuôi dưỡng nó đến mùa hè tới. Nhất định anh sẽ ưu tiên cho em!” Đó là tâm trạng của những cô cậu sinh viên năm thứ nhất đang rất chờ đợi một mùa hè đến với mong muốn được đi tình nguyện. Quả thực, nhiều tân sinh viên của trường không dễ dàng gì “hy sinh” một mùa hè bên gia đình, người thân, những chuyến đi chơi, nghỉ mát để tham gia phong trào tình nguyện. Nhiều sinh viên đi tình nguyện năm đầu chỉ để “cho biết thôi”, nhưng khi đi rồi, những ấn tượng và cuộc sống tập thể gắn bó với nhau trong một thời gian đã khiến họ năm nay xin đi bằng được. Chuyện của Hải lại khá thú vị: “Em đã tham gia hoạt động với các anh chị tình nguyện năm ngoái, lúc đó em còn là học sinh lớp 12. Năm nay đã là sinh viên rồi, nhất định năm nay em sẽ lại đi tiếp”. Một thực tế là, số lượng người đăng kí tham gia tình nguyện luôn đông đảo, nhưng không bao giờ có thể đáp ứng được tất cả, chỉ một số lượng nhất định mà thôi. Chị Giang (K48 Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) đã chia sẻ quan điểm đó: “Khi phụ trách việc SV đăng kí đi tình nguyện ở Khoa, rất nhiều sinh viên đã gọi điện đến “đặt chỗ” trước. Khoa lấy tinh thần tự nguyện là chính chứ không phải kiểm tra, phỏng vấn gì cả. Chả biết bỏ ai, lấy ai, bỏ bạn này thì không lỡ, mà bạn khác thì…thành thử chị thấy khó xử. Có nhiều bạn khóc hu hu vì… không được đi”. Câu chuyện chị kể làm tôi không nhịn được cười, nhưng làm thế nào để các bạn được tham gia hoạt động ý nghĩa này mà không phải có chuyện “bỏ ai – lấy ai”, thì chắc hẳn sẽ có nhiều niềm vui trọn vẹn hơn. Có nhiều lí do, nhưng quan trọng nhất đối với người “cầm quân” là công tác tổ chức quản lý. Việc đảm bảo cho hơn mấy chục con người là một trách nhiệm lớn lao mà chúng ta hoàn toàn có thể hiểu và thông cảm. Thầy Ngọc Phúc (Khoa Lịch sử) kể lại: “Khi cầm quân lên Hòa Bình, Đoàn trường cho tối đa là 30 người, nhưng cuối cùng thầy lấy quân đến 36! Đó là còn chưa kể phải để lại một số. Đội của Khoa có số lượng áp đảo hơn hẳn các đội TN của đoàn tình nguyện. Tuy hơi lo, nhưng thầy thấy vui vì đông SV nhưng tất cả đều ý thức và chấp nhận kỉ luật của Đoàn”.

Công việc chuẩn bị của những người làm công tác Đoàn

Trong ba ngày 16, 17, 18/5 vừa qua, Đoàn trường ĐHKHTN đã tổ chức buổi phỏng vấn đối với tất cả các đối tượng sinh viên có nguyện vọng đi tình nguyện của trường. Công việc tràn ngập khiến cho tôi khi chứng kiến quang cảnh đó đã thực sự thấy khâm phục các cán bộ Đoàn trường. Mọi người đi ra đi vào rất tấp nập, do chỉ lấy một số lượng nhất định nên việc phỏng vấn dường như quá tải. Sau gần hai ngày làm việc, số đơn đạt tới con số 1.100. Chính (K51 Khoa Địa chất) sau khi phỏng vấn xong đã tâm sự với chúng tôi: Em được hỏi: Tại sao lại muốn đi tình nguyện? và nếu là đội trưởng một đội tình nguyện thì sẽ cần những phẩm chất gì? Quả thực là…hơi khó! Nhưng em nghĩ thế nào nói thế. Em muốn đi lắm nhưng không biết có được chọn không. Anh xem, các bạn đông thế này cơ mà!

Trong khi người bạn “hàng xóm” đang bận túi bụi với việc phỏng vấn thì cách một bức tường, công việc chuẩn bị của Đoàn Trường ĐHKHXH&NV cũng đang hết sức khẩn trương. Cả ban Thường vụ của Đoàn trường mỗi người một việc. Người lo chuyện chuyên môn, hỗ trợ cho các Liên chi đoàn (LCĐ); người thành lập các cán bộ đoàn chủ chốt, thành lập Đội tình nguyện đi xin hỗ trợ… Anh Phạm Văn Cường (Phó Bí Thư Đoàn trường) cho biết: “Đoàn trường đã phổ biến kế hoạch tình nguyện cũng như những công việc cần tiến hành đến các đơn vị trong trường để các đơn vị nắm bắt được chủ trương của Đoàn trường, của ĐHQGHN ( hướng đi, kế hoạch tiền trạm,...). Mọi việc chuẩn bị từ giờ đến lúc ra quân phụ thuộc rất nhiều vào các cán bộ Đoàn cốt cán của các đơn vị”. Trong khi chờ đợi những chỉ đạo từ Đoàn trường, Khoa Tâm lý học của trường, ngay từ cuối tháng 4 đã lên kế hoạch và thực hiện công việc tiền trạm hoàn tất. Địa bàn các bạn sinh viên Khoa Tâm lý lựa chọn là tỉnh Lạng Sơn. Tính chủ động đã giúp các bạn đi trước một bước so với các khoa trong trường. Nhưng để phù hợp với công việc chung, Đoàn trường khuyến khích các LCĐ phối hợp, liên kết với nhau thực hiện các mô hình tình nguyện chung. Đó là một hướng đi hợp lý để nâng cao hơn nữa công tác tình nguyện về địa phương của Đoàn ĐHQGHN trong mùa hè này.

Đối với hoạt động tình nguyện về địa phương năm nay, địa bàn được chọn có tính định hướng của Đoàn ĐHQGHN là tỉnh Sơn La. Riêng Trường ĐHKHXH&NV sẽ tiến hành tuyển lựa để lấy 50 SV thành lập một đội riêng của trường. Còn các LCĐ trong trường có thể thành lập các đội theo đơn vị Khoa và sẽ được hỗ trợ một phần từ Đoàn trường. Theo một cán bộ Đoàn chủ chốt của Khoa Khoa học Quản lý thì: “Bọn mình sẽ chủ động hơn trong việc lên kế hoạch, chuẩn bị và nhiều công việc khác. Tuy nhiên, cũng như nhiều Khoa khác trong trường thì sự giúp đỡ nhất là từ phía lãnh đạo Đoàn trong các công việc như: tiền trạm, cung cấp thông tin về tình nguyện, giấy giới thiệu đến các cơ quan xin tài trợ, công tác tập huấn kĩ năng tình nguyện cho các sinh viên tham gia tình nguyện, trong đó đặc biệt chú ý đến các cán bộ Đoàn chủ chốt là rất cần thiết”. Được biết, trong tháng 5 và tháng 6, Đoàn trường ĐHKHTN có tổ chức gặp mặt và bồi dưỡng kiến thức tình nguyện đối với các bạn sinh viên được chọn lựa. Nhìn theo bóng dáng của cậu sinh viên năm thứ nhất tên Chính, tôi thấy một niềm tin, một khát khao đang cháy bỏng trong tinh thần của các sinh viên hai trường, của đoàn viên ĐHQGHN.

Hiện nay, các LCĐ đều đang xây dựng kế hoạch hoạt động cho đợt tình nguyện tới, các bạn đoàn viên đều đã được thông báo kịp thời để nắm được kế hoạch, bố trí thời gian và chuẩn bị mọi mặt tinh thần tốt nhất cho chuyến đi sắp tới của mùa hè, một chuyến đi hứa hẹn nhiều điều với nhiều cô cậu sinh viên. Nó có thể mang thêm nhiều dư vị mới, những cảm nhận về những vùng quê mới, một cơ hội để biết thêm những vùng miền của Tổ quốc. Nó có thể mang lại nhiều điều hoàn toàn mới mẻ, những điều lý thú và đó có thể là một chuyến đi để ta lớn lên!

Và… lời tâm sự!

Mùa hè, mùa thi và mùa hè tình nguyện đã đến gần. Với những hoài bão, những ước ao, háo hức mong chờ của các bạn sinh viên đang hướng về một mùa hè để được cống hiến và sống cộng đồng, thì chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào một mùa hè tình nguyện năm nay. Hơn nữa, hoạt động tình nguyện với đặc thù là mô hình của Thanh niên, với mỗi mùa hè, nó lại càng được tăng thêm giá trị. Và những tấm áo xanh là gam màu chủ đạo của tuổi trẻ cho sức sống, cho sự phát triển của đất nước hôm nay và ngày mai.

 Bài: Dharama Trìu; Ảnh: Vũ Bách - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   |