Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Chính sách giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Kinh nghiệm ổn định xã hội để phát triển ở một quốc gia ASEAN
Cũng như nhiều quốc gia ASEAN khác, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hoá. Trong số 54 dân tộc hợp thành quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ, có tới 53 dân tộc khác nhau được coi là những dân tộc thiểu số.

Trong số đó, có những dân tộc có số dân khoảng trên một triệu người như người Thái, người Tày v.v; nhưng cũng có những dân tộc dân số của họ chỉ khoảng trên dưới một ngàn người, thậm chí vài trăm người như Brâu, Bố Y v.v. Trừ trường hợp người Ơ Đu ở Tương Dương tỉnh Nghệ An không còn sử dụng tiếng mẹ đẻ nữa, mỗi một dân tộc thiểu số còn lại đều vừa sử dụng được tiếng mẹ đẻ của mình vừa sử dụng một ngôn ngữ khác trong đời sống hàng ngày. Do đó, vùng dân tộc thiểu số Việt Nam là một địa bàn song hoặc đa ngữ. Theo đó, cư dân của một dân tộc, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh hay môi trường giao tiếp, khi thì họ sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình, khi thì họ sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Việt của người Kinh, là dân tộc đa số), khi thì họ sử dụng ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số khác thông dụng trong vùng hay còn gọi là tiếng phổ thông vùng.

Do điều kiện của lịch sử, vào thời điểm hiện nay tiềm lực kinh tế chưa cho phép Việt Nam đảm bảo sự bình đẳng về kinh tế - xã hội giữa những vùng lãnh thổ khác nhau như thành thị, nông thôn, trong đó có lãnh thổ vùng dân tộc thiểu số. Về đại thể, vùng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sinh sống thường là những vùng miền núi. Do đó, điều kiện tự nhiên nơi đây như địa hình, khí hậu, đất đai không tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Thêm vào đó, ở thời điểm hiện nay có rất nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn đang ở trình độ phát triển xã hội thấp kém. Chính vì thế, vùng dân tộc thiểu số là một trong những vùng lãnh thổ không những có nguy cơ chậm phát triển mà còn có nguy cơ bị đẩy vào tình trạng bần cùng hoá.

Trong một hoàn cảnh như vậy, để đất nước ổn định và phát triển, Việt Nam ý thức rất rõ cần có một chính sách xã hội phù hợp nhằm phát triển vùng dân tộc thiểu số. Trong nhu cầu chung ấy, nhu cầu ổn định văn hoá - xã hội vùng dân tộc thiểu số là một nhu cầu cụ thể và là một đòi hỏi cấp bách. Ở vùng dân tộc thiểu số, nơi có một môi trường đa ngôn ngữ, để thực hiện được nhiệm vụ nói trên, chính sách ngôn ngữ và cụ thể hơn là chính sách giáo dục ngôn ngữ của Nhà nước có một vai trò quan trọng không thể phủ nhận. Bởi vì, với tư cách là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội con người và là công cụ của tư duy, “Những vấn đề về bản sắc, về dân tộc, quyền lực gắn bó chặt chẽ với nhau qua việc sử dụng ngôn ngữ cụ thể” [UNESCO (2006),8]. Trong một môi trường đa ngôn ngữ như vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, chính sách giáo dục ngôn ngữ của Nhà nước chính là định hướng nhằm cung cấp cho người dân tộc phương tiện ngôn ngữ để họ sử dụng trong đời sống hàng ngày. Nếu định hướng ấy phù hợp với thực tế khách quan, việc tiếp nhận ngôn ngữ trong giáo dục để sử dụng sẽ góp phần ổn định văn hoá - xã hội và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu định hướng ấy không phù hợp với việc sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số, nó sẽ cản trở quá trình phát triển. Nói một cách khác, trong một môi trường xã hội đa ngôn ngữ như vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, chính sách giáo dục ngôn ngữ của Nhà nước chắc chắn có vai trò to lớn trong ổn định xã hội để phát triển đất nước, hội nhập với thế giới.

2. Ý thức rất rõ điều đó, Nhà nước Việt Nam từ khi giành được độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đã xây dựng cho mình một chính sách ngôn ngữ nói chung và một chính sách giáo dục ngôn ngữ cho vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện xã hội của Việt Nam. Những nghiên cứu khác nhau về chính sách ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã tổng kết lại rằng “tiếng Việt có vai trò là công cụ giao tiếp, là công cụ phát triển xã hội của tất cả các dân tộc trong môi trường đa dân tộc như ở nước ta” [TTD (2004), 43]. Trong khi đó, các dân tộc thiểu số sẽ “dùng tiếng nói chữ viết gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của mình” [TTD (2004), 45]. Như vậy, để xây dựng định hướng giáo dục ngôn ngữ cho vùng dân tộc thiểu số, Nhà nước Việt Nam nhận thấy rất rõ giá trị khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau trong việc người dân tộc sử dụng tiếng mẹ đẻ hay tiếng phổ thông trong đời sống của họ. Có thể nói, theo nhận thức ấy, ở Việt Nam người ta nhận thấy tiếng phổ thông có giá trị như một ngôn ngữ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; trong khi đó tiếng mẹ đẻ của người dân tộc lại có giá trị như một công cụ nhằm đảm bảo sự lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng. Một xã hội muốn ổn định và phát triển, rõ ràng, phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vừa lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá của cộng đồng mình.

Do nhận thức đúng đắn vai trò và tác dụng sủ dụng ngôn ngữ có sự khác nhau trong thế bổ sung cho nhau như thế ở Việt Nam, Nhà nước Việt Nam định ra chính sách giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số phải là giáo dục song ngữ. Theo đó, một mặt Nhà nước vừa tăng cường giáo dục tiếng phổ thông cho người dân tộc thiểu số nhằm cung cấp cho họ một ngôn ngữ công cụ có khả năng giao tiếp trong mọi hoàn cảnh của quốc gia để đảm bảo sự bình đẳng trong môi trường đa dân tộc; mặt khác đồng thời phải đảm bảo cho họ thụ hưởng tốt nhất sự giáo dục tiếng mẹ đẻ của mình nhằm cung cấp cho họ phương tiện ngôn ngữ thoả mãn sự lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng trong đời sống hàng ngày.

Cũng phải nói thêm rằng trong việc thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ nói trên ở Việt Nam, người ta đã gặp rất nhiều những khó khăn khác nhau. Đôi khi, thoạt nhìn những khó khăn ấy, có người đặt ra câu hỏi liệu định hướng giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số có tính khả thi hay không hoặc nó có thực sự ích lợi cho sự phát triển hay không. Một vài nghiên cứu của chúng tôi ở một số dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam [TTD (2004); TTD.NVL (2006)] trong thời gian gần đây đã cho biết những khó khăn ấy là như sau: a, Vào thời điểm hiện nay năng lực tổ chức thực hiện giáo dục song ngữ của hệ thống giáo dục quốc gia chưa đáp ứng được định hướng giáo dục song ngữ của Nhà nước, do đó thường chỉ thiên lệch về tổ chức giáo dục ngôn ngữ quốc gia; b, Có một bộ phận cư dân người dân tộc do môi trường sinh thái ngôn ngữ chi phối đã không hào hứng thậm chí còn từ chối việc tiếp nhận giáo dục tiếng mẹ đẻ của mình, gây nên tâm lý coi thường tiếng mẹ đẻ của người dân tôc; c, Cuối cùng có một bộ phận ít hơn cư dân người dân tộc, do nhiều hoàn cảnh khác nhau, lại chỉ nhấn mạnh thái quá đến việc thụ hưởng giáo dục tiếng mẹ đẻ mà lơ là việc tiếp nhận giáo dục ngôn ngữ quốc gia khiến cho họ không tiếp cận được tri thức phát triển của cả quốc gia. Cả ba khó khăn nói trên tác động không nhỏ đến kết quả thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ ở vùng lãnh thổ dân tộc thiểu số của Việt Nam. Chính vì vậy, việc nhận biết đầy đủ và chính xác những khó khăn khi thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ sẽ góp phần quan trọng đảm bảo cho việc tổ chức thành công hoạt động giáo dục này.

3. Số liệu khảo sát thực tế vùng dân tộc thiểu số một số tỉnh miền Bắc Việt Nam của chúng tôi [TTD (2004); TTD.NVL (2006)] đã khảng định những nội dung vừa trình bày ở trên là đúng thực tế. Do đó có thể nói định hướng giáo dục song ngữ của Nhà nước Việt Nam là phù hợp với nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số.

Ở Nghệ An, chẳng hạn, khi trả lời phỏng vấn của chúng tôi về nhu cầu tiếp nhận giáo dục ngôn ngữ có 99,74% người Thái, 99,29% người Mông, 100% người Khơ Mú bày tỏ mong muốn được thụ hưởng giáo dục tiếng Việt; đồng thời cũng có người 97,28% Thái, 92,90% người Mông, 97,96% người Khơ Mú và 95,23% người Thổ bày tỏ mong muốn được thụ hưởng giáo dục tiếng mẹ đẻ của mình. Ở Sơn La có 99,04% người Thái, 96,00% người Mông, 100% người Dao, 99,57% người Mường và 96,66% người dân tộc thiểu số khác thể hiện nhu cầu tiếp nhận giáo dục tiếng Việt; trong khi đó có 88,10% người Thái, 86,93% người Mông, 95,09% người Dao, 90,44% người Mường, 100% người Khơ Mú, Xinh Mun, La Ha đòi hỏi Nhà nước tổ chức giáo dục tiếng mẹ đẻ cho họ. Còn ở Tuyên Quang 99,39% người Tày, 98,00% người Dao, 99,33% người Cao Lan, 100% người Nùng, 95,65% người Hoa và 100% người Mông mong muốn được thụ hưởng giáo dục tiếng Việt; số người muốn học tiếng mẹ đẻ ở đây là người Tày 92,39% , người Dao 94,88% , người Cao Lan 97,33% , người Nùng 93,59%, người Hoa 82,60% và người Mông 100% [TTD (2004), 172-206].

Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây của các nhà ngôn ngữ học, các nhà xã hội học Việt Nam đã cho thấy chính sách giáo dục song ngữ của Nhà nước Việt Nam đối với vùng dân tộc thiểu số là phù hợp với điều kiện ổn định văn hoá - xã hội ở một quốc gia có đông các dân tộc khác nhau như Việt Nam. Khi người dân tộc sử dụng tốt ngôn ngữ phổ thông, họ mới có đầy đủ điều kiện để thực hiện sự bình đẳng dân tộc trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Đặc biệt, khi người dân tộc sử dụng tốt ngôn ngữ phổ thông, họ mới có điều kiện sử dụng ngôn ngữ như một công cụ trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế. Đồng thời, khi người dân tộc có điều kiện tốt để học tập và sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình, đời sống văn hoá tinh thần của họ không ngừng được duy trì và phát triển. Một xã hội mà kinh tế ngày một phát triển, văn hoá truyền thống được duy trì và ngày càng nâng cao sẽ là một xã hội phát triển bền vững. Sự ổn định đất nước của Việt Nam trong thời gian qua đã minh chứng cho thực tế ấy.

4.Những quốc gia như Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Myanma, Philipphin, Malaysia, Indonêxia trong cộng đồng ASEAN cũng là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ như ở Việt Nam. Trong một hoàn cảnh nhất định, môi trường ngôn ngữ của những quốc gia này có nét tương đồng như ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng chính sách giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số mà Nhà nước Việt Nam thực hiện trong thời gian qua, có lẽ. cũng là một kinh nghiệm tốt mà những quốc gia nói trên cũng có thể ít nhiều quan sát được.

Rất có thể, những khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong việc thực hiện chính sách giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số đã trình bày ở trên cũng xuất hiện ở các nước ASEAN. Nhưng nếu khắc phục được những khó khăn đó, thực hiện tốt hoạt động giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số, xã hội của mỗi nước sẽ ổn định và phát triển. Điều đó cũng chính là góp phần xây dựng khối ASEAN ngày càng ổn định và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Trí Dõi - Nguyễn Văn Lộc (2006), Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số và vấn đề đặt ra cho giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường ở Việt Bắc, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006, 216 trang.

2.Trần Trí Dõi (2004). Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam những kiến nghị và giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2004, 286 trang.

3. Nanette Gottlieb and Ping Chen (2001), Langguage planning and language policy East Asian perspectives, Curzon Press, 2001. 210 pp.

4. UNESCO (2006), Giáo dục trong một thế giới đa ngữ. Tài liệu về quan điểm giáo dục của UNESCO. Bản t iếng Việt 1.2006, 38 trang.

 GS.TS. Trần Trí Dõi, CN. Trần Thị Hồng Hạnh
Trường ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   |