Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Nghiên cứu hợp tác giao thông du lịch xuyên vịnh Bắc bộ
Ngày 20 tháng 7 năm 2006, tại “Hội thảo hợp tác kinh tế quanh khu vực vịnh bắc bộ” tổ chức tại Nam Ninh, Chủ tịch Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây - đồng chí Lưu Kỳ Bảo đã đưa ra chương trình chiến lược đẩy mạnh “hợp tác kinh tế xuyên vịnh bắc bộ”.

Mục đích của kế hoạch này là mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế khu vực vịnh bắc bộ trải dài đến các quốc gia cách biển như Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Bru-nây, coi đó là hợp tác “khu vực tiếp theo” mới trong việc hợp tác giữa Trung Quốc với Đông Nam Á.

Về lĩnh vực giao thông du lịch, sự hợp tác được đánh dấu đầu tiên bằng việc các quốc gia Đông Nam Á đề xuất xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á (đó là tuyến đường nối liền Xinhga-po đến Nam Ninh và Côn Minh). Đồng thời coi những tuyến đường giao thông lớn như Vân Nam, Quảng Đông Quảng Tây là những điều kiện hiện có và Quảng Tây là nơi chiếm ưu thế lớn về vị trí địa lý. Quảng Tây vốn là trung tâm của vịnh bắc bộ, tiếp giáp Đông Nam Á cả về diện tích đất liền lẫn diện tích vùng biển. Đây là những thế mạnh mà các vùng Quảng Đông hay Vân Nam đều không thể có được. Quảng Đông chỉ tiếp giáp với vịnh bắc bộ và Đông Nam Á trên biển, Vân Nam lại chủ yếu tiếp giáp trên đất liền, còn Quảng Tây đều có được hai vị thế đó nên có thể giao lưu qua lại dễ dàng với Đông Nam Á thông qua vịnh bắc bộ.

Nguồn đầu tư cho du lịch ở những nước vùng duyên hải vịnh bắc bộ rất phong phú, mang đậm nét đặc sắc du lịch ven biển Á nhiệt đới và nhiệt đới, rất phù hợp với việc triển khai du lịch sinh thái, khiến cho chương trình “vòng du lịch xuyên vịnh bắc bộ” đã trở thành một trọng điểm của du lịch Quảng Tây. Trong quá trình này, hợp tác giao thông du lịch hết sức quan trọng. Nếu giao thông không tốt sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch. Chính vì vậy cần phải lựa chọn các biện pháp thực thi phá vỡ điều này và để giao thông du lịch trở thành một ưu thế của du lịch xuyên vịnh bắc bộ.

I. Phân tích tình hình thị trường du lịch xuyên vịnh bắc bộ và phương thức nhập cảnh

1.1. Vị trí của thị trường du lịch xuyên vịnh bắc bộ trong thị trường du lịch nhập cảnh của Trung Quốc

Cùng với tiến trình xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc - Đông Nam Á đang diễn ra nhanh chóng, triển lãm Trung Quốc - Đông Nam Á được tổ chức tại Nam Ninh đã cho thấy rằng ngày càng có nhiều người Trung Quốc mong chờ đến những chuyến du lịch và đầu tư vào các nước Đông Nam Á. Năm 2001, số lượng khách Trung Quốc đến Đông Nam Á du lịch đạt trên 3.000.000 người và con số này sẽ vẫn còn tiếp tục tăng. Đồng thời, số lượng khách Đông Nam Á đến Trung Quốc du lịch cũng không ngừng tăng cao với ước tính đạt trên 3.000.000 lượt người vào năm 2005, chiếm khoảng 1/5 tổng số khách nước ngoài đến Trung Quốc du lịch.

Theo thống kê nhập cảnh vào Trung Quốc từ năm 2001 đến 2005, 5 quốc gia thuộc Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan chiếm 24% đến 27% tổng số người nhập cảnh ở Châu Á, chiếm khoảng 15% đến 17% tổng số người nhập cảnh trên thế giới. Như vậy, có thể nói rằng thị trường Đông Nam Á là một thị trường tương đối ổn định.

1.2. Phân tích phương thức du khách khu vực vịnh bắc bộ đến Trung Quốc du lịch

Theo thống kê nhập cảnh vào Trung Quốc từ năm 2001 đến 2005, du khách từ 5 quốc gia thuộc Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan đến Trung Quốc du lịch chủ yếu bằng đường hàng không, chiếm hơn 50% tổng số, tiếp đó là đường bộ và đường thủy du lịch bằng ô tô chỉ chiếm phần nhỏ, thấp nhất là đường tàu hỏa. Chính vì vậy, chúng tôi kiến nghị phát triển giao thông du lịch đường hàng không phải được ưu tiên hàng đầu.

II. Tính quan trọng của hợp tác giao thông du lịch khu vực vịnh bắc bộ

2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông là bảo đảm quan trọng cho phát triển ngành du lịch khu vực vịnh bắc bộ

“Giá trị của việc khắc phục khỏang cách là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tiến bộ của các nước không phát triển, nhưng thúc đẩy sự gia tăng mang tính không cố định tại bất cứ một nơi nào đó đều là một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”. Tiền đề của hợp tác du lịch khu vực vịnh bắc bộ là cơ sở hạ tầng mà trước hết phải mở những đường lớn chủ yếu quanh khu vực tiếp giáp vịnh bắc bộ, khắc phục những trở ngại về khoảng cách có thể xảy ra trong du lịch. Cơ sở hạ tầng giao thông là một chỗ dựa vững chắc đảm bảo đảm bảo hiệu quả cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch đường dài ngoài quốc gia, nếu không có cơ sở giao thông hoàn thiện thì sẽ không thể phát triển được ngành nghề này.

2.2. Cơ sở giao thông hoàn thiện với nhiều triển vọng trong triển khai sẽ có tác dụng thúc đẩy tốt đẹp đối với sự phát triển du lịch khu vực vịnh bắc bộ

Nói đến du lịch khu vực vịnh bắc bộ, điều kiện giao thông tốt đẹp, không khác nhau và như thế đó chính là chiếc chìa khóa vàng để mở cửa thị trường. Giao thông vốn đã hoàn thiện có thể rút ngắn khoảng cách thời gian của chuyến đi. Nhờ thế, khoảng cách tâm lý của hành khách sẽ giúp khoảng cách thực tế trở nên nhỏ lại. Hơn nữa, việc triển khai có nhiều triển vọng sẽ khiến cho những điểm/đích đến gần tầm tay, khách quan mà nói, điều này cũng đã thúc đẩy tăng trưởng của ngành du lịch.

2.3. Hợp tác giao thông khu vực vịnh bắc bộ là điều kiện tiền đề cho việc thực hiền du lịch mà không gặp bất cứ trở ngại nào

Giao thông vận tải là nhu cầu cơ bản và điều kiện tiên quyết của phát triển kinh tế. Việc mở cửa ra bên ngoài của những khu vực đang đóng cửa thúc đẩy phát triển kinh tế theo mô hình hướng ngoại đem lại lợi ích rất lớn. Vì vậy các quốc gia đều đang nỗ lực hết mình để ra sức cải thiện tình hình giao thông nước nhà. Muốn thực hiện thành công chương trình hợp tác phát triển du lịch khu vực vịnh bắc bộ, trước hết cần xây dựng khu vực du lịch không trở ngại và thực hiện hợp tác giao thông. Chỉ khi nguồn giao thông được bố trí một cách cân đối thì năng lực hợp tác du lịch mới thực sự được nâng cao.

III. Tình hình hợp tác giao thông du lịch khu vực vịnh bắc bộ

3.1. Tình hình mạng lưới giao thông du lịch khu vực vịnh bắc bộ

3.1.1. Đường du lịch hàng không khu vực vịnh bắc bộ

Hiện nay Trung Quốc đang nhanh chóng tu sửa mở rộng xây dựng sân bay Quế Lâm- Quảng Tây, sân bay Nam Ninh và sân bay quốc tế Côn Minh. Trước mắt, tuyến đường hàng không quốc tế của Quảng Tây, Vân Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch và cần phải tăng cường hợp tác du lịch với các quốc gia Đông Nam Á, cần thiết phải mở thêm nhiều tuyến đường bay. Một số chuyến bay thường xuyên như từ Nam Ninh đi Hồ Chí Minh, Băng-cốc, Gia-các-ta, Kuala-Lum-pua, Sing-ga-po và một số tuyến thuê máy bay đi Ma-lai-xi-a, Viêng-chăn, Phnôm-pênh hay một số đường bay từ Quế lâm đi Ma-ni-la, Gia-các-ta, Hà Nội... đều chưa mở. Như vậy rõ ràng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

3.1.2. Đường du lịch quốc lộ khu vực vịnh bắc bộ

Để xây dựng đường du lịch khu vực vịnh bắc bộ, cần phải kếp hợp cùng các nước có liên quan trong khu vực Đông Nam Á để xây dựng hai tuyến đường quốc lộ: thứ nhất là đường quốc lộ Nam-Sing, tức là Nam Ninh -> Hà Nội -> Viêng-chăn -> Băng-cốc -> Kua-la-Lum-lua -> Sing-ga-po; thứ hai là đường quốc lộ Nam Ninh -Phnômpênh, tức là Nam Ninh -> Đông Hưng -> Hạ Long -> Hải Phòng ->Nam Định -> TP.Hồ Chí Minh -> Phnôm-pênh. Ngoài ra, còn có tuyến đường sắt liên Á từ Sing-ga-po -> Kua-la-Lum-pua -> Băng-cốc -> Viêng-chăn -> Thanh Hóa -> Hà Nội -> Bằng Tường -> Sùng Tả -> Nam Ninh.

Hiện tại, Quảng Tây đã xây dựng được tuyến đường cao tốc từ Nam Ninh đến Cửa khẩu Hữu Nghị Quan - nơi nối liền biên giới hai nước Việt Trung, đồng thời cũng đang tiến hành sửa chữa tuyến đường quốc lộ chất lượng cao duyên hải. Con đường quốc lộ duyên hải này sẽ nối các vùng ven biển với nhau như: Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây của Trung Quốc, Hồng Kông, Ma-Cao cùng với Quảng Ninh, Hải Phòng của Việt Nam, hình thành con đường chủ yếu trong vòng tròn kinh tế khu vực vịnh bắc bộ. Quảng Tây và Việt Nam đã có hiệp định về một số lĩnh vực có liên quan, cùng hợp tác xây dựng cây cầu quốc doanh thứ hai bắc qua sông Hà Bắc Luân Hà tại biên giới Trung Việt và thúc đẩy việc khai thông hai tuyến đường vận chuyển hành khách Nam Ninh - Hà Nội, Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

3.1.3. Đường du lịch trên biển khu vực vịnh bắc bộ

Vịnh bắc bộ rất có khả năng trở thành thê đội thứ hai của tư bản trong và ngoài Trung Quốc, tuy nhiên một đặc điểm nổi bật trong quá trình hợp tác tại khu vực thứ mới này chính là thúc đẩy việc hợp tác trên biển giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.

Khu vực vịnh bắc bộ mặc dù đã khai thông một tuyến đường thủy quốc tế từ sông Lan Luân - sông Vị Công, tuy nhiên việc vận chuyển hàng hóa và hành khách VAN phải chịu nhiều chính sách hữu quan của nhà nước nên việc phát triển tương đối chậm chạp. Quảng Tây hiện có 3 cảng ven biển là Bắc Hải, Phòng Thành, Khâm Châu, đã khai thông hai tuýen du lịch trên biển từ Bắc Hải đến Hạ Long của Việt nam và từ Phòng Thành đến Hạ Long. Cùng với sự phát triển ngành nghề du lịch của Quảng Tây và các nước Đông Nam Á, những tuyến đường du lịch trên biển đã không thể đủ sức để chống đỡ thị trường to lớn này.

3.1.4. Đường du lịch đường sắt khu vực vịnh bắc bộ

Trong giao thông đường bộ, hệ thống đường sắt liên Á đang xây dựng là một công trình có quy mô lớn nối liền Trung Quốc với Đông Nam Á. Đường sắt từ Côn Minh, Nam Ninh qua Hà Nội (Việt Nam), Phnôm-pênh (Cam-pu-chia), Băng-cốc (Thái Lan), Kuala-Lumpua (Malai-xi-a) đến Xinh-ga-po; với tổng chiều dài 5500 km.

3.2. Đặc điểm của hợp tác giao thông du lịch hiện nay của khu vực vịnh bắc bộ

(1) Chủ thể hợp tác : kinh doanh vận chuyển giao thông quốc hữu và doanh nghiệp du lịch có quy mô lớn

(2) Phương thức hợp tác : chủ yếu sử dụng các phương tiện giao thông truyền thống trong việc chuyên chở du khách

IV. Nhân tố quy định giao thông du lịch khu vực vịnh bắc bộ

Những nhân tố quy định đến hệ thống giao thông du lịch khu vực bắc bộ mà ngườ viết muốn đề cập đến ở đây là hệ thống giao thông du lịch yếu, vị thế chưa hoàn thiện ; khả năng cạnh tranh và hợp tác không rõ ràng.

4.1. Tiếp tục tăng cường khả năng của các đường vận chuyển tổng hợp các tỉnh xung quanh

(1) Khả năng vận chuyển đường sắt tương đối thấp, tuyến đường đôi còn ít

(2) Đường quốc lộ ít, chất lượng thấp, không đáp ứng được hết lượng qua lại

(3) Lượng vận chuyển ở tuyến chính Tây Giang tăng nhanh, tuy nhiên chất lượng lại thấp, kiềm chế mạnh đến sự phát huy của lợi ích tổng hợp.

4.2. Những tồn đọng trong xây dựng đường bộ Trung Quốc - các quốc gia Đông Nam Á

(1) Các tuyến đường sắt Nam Ninh ~ Bằng Tường ~ Hà Nội ~ TP.Hồ Chí Minh ~ Phnôm-pênh ~ Băng-cốc ~ Kuala-Lum-pua ~ Xinh-ga-po chưa được dùng nhiều, đoạn Tây An ~ Viêng Chăn vẫn chưa xây xong. Chất lượng kỹ thuật đường thấp.

(2) Chưa xây dựng được đường quốc lộ chất lượng cao xuyên quốc gia

4.3. Nhược điểm của giao thông vận chuyển trên biển Quảng Tây - các nước Đông Nam Á, chưa xác lập được vị trí then chốt của các cảng biển duyên hải

(1) Khả năng của các cảng biển duyên hải thấp.

(2) Việc xây dựng hệ thống vận chuyển tại cảng trì trệ, đường vận chuyển không rộng, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu

(3) Các tuyến đường trên biển, đặc biệt là những tuyến đường dài còn rất ít

4.4. Đầu mối giao thông tổng hợp quốc tế Nam Ninh và xây dựng đầu mối giao thông đường không vẫn ở giai đoạn bắt đầu

(1) Quy mô của sân bay Nam Ninh nhỏ, công năng thấp

(2) Chưa hình thành mạng lưới các tuyến giao thông từ Nam Ninh đến các thành phố chính của các quốc gia Đông Nam Á, chưa xác lậo vị trí đầu mối của các chuyến bay quốc tế có tính khu vực

V. Những kiến nghị cho hợp tác giao thông du lịch

5.1. Tăng cường phát triển hợp tác giao thông du lịch khu vực vịnh bắc bộ

(1) Tăng cường liên kết xây dựng chương trình “hai hành lang - một trục” giữa khu vực tây nam Trung Quốc và Việt Nam, cụ thể là hành lang kinh tế từ Nam Ninh đến nam bắc Hà Khẩu Việt Nam và các công trình đường quốc lộ ở vịnh bắc bộ

(2) Tăng cường liên thông đường sắt xuyên Á, bổ sung liên tuyến đường sắt với các quốc gia Đông Nam Á

(3) Tăng cường hoàn thiện các tuyến đường trên bải từ Bắc Hải, cảng Phòng Thành đến Hạ Long (Việt Nam): mở các tuyến đường dài trên biển như từ Quảng Tây đến Thái Lan, Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a, thực hiện chiến lược hợp tác du lịch khu vực vịnh bắc bộ

5.2. Tình hình hoàn thiện đường hàng không có trọng điểm

Tỷ lệ du khách khu vực vịnh bắc bộ đi du lịch Trung Quốc bằng đường hàng không chiếm hơn 50%, chính vì vậy phát triển du lịch hàng không là một trong những nhân tố quan trọng và hết sức cần thiết.

Về phương diện hàng không, cần tăng cường xây dựng mạng lưới đường không du lịch, cần hoàn thiện hơn nữa giao thông hàng không giữa các thành phố du lịch chủ yếu tại khu vực vịnh bắc bộ, tăng cường khai thông các tuyến hàng không quốc tế thường xuyên từ Nam Ninh đến Hồ Chí Minh, Băng-cốc, Gia-các-ta, Kuala-Lum-pua, Xinh-ga-po và một số chuyến máy bay trọn gói du lịch đến Ma-ni-la, Viêng-chăn, Phnôm-pênh.

(1) Tăng cường trao đổi liên hệ giữa các cảng hàng không Nam Ninh, Quế Lâm, Bắc Hải của Quảng Tây, Côn Minh của Vân Nam, Hải Khẩu, Tam Á của Hải Nam, Thâm Quyến, Quảng Châu, Chu Hải của Quảng Đông với các cảng hàng không chính của các nước Đông Nam Á; tăng cường các chuyến bay quốc tế đến khắp các thành phố chính của các nước Đông Nam Á để hoàn thiện mạng lưới giao thông du lịch đường không.

(2) Cần tăng cường các tuyến hàng không giữa các thành phố du lịch chính và thị trường nguồn du khách ví dụ như: hoàn thiện và khai thông các tuyến hàng không từ các thành phố như Quế Lâm, Nam Ninh, Bắc Hải (Quảng Tây), Côn Minh (Vân Nam), Hải Khẩu, Tam Á (Hải Nam), Thâm Quyến, Quảng Châu, Chu Hải (Quảng Đông) với các thành phố du lịch chính khác trong nước.

5.3. Tăng cường xây dựng đường quốc lộ cao tốc

(1) Trong một thời gian ngắn phải tăng cường liên hệ với các khu vực xung quanh, nhanh chóng khai thông các con đường chính đặc biệt là hợp tác giao thông du lịch với các tỉnh ở Quảng Đông, tận dụng mối quan hệ này để phát huy khả năng trong việc thu hút nhiều lượt khách đến cho cả hai bên.

(2) Việc xây dựng các tuyến đường đến phía Quảng Đông, Hồ Nam, Quế Châu, Vân Nam cần phải tăng cường đến các thành phố du lịch trọng điểm và hợp tác giao thông du lịch giữa thị trường du khách.

(3) Hướng đi Đông Nam Á: Trước mắt là từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á với các tuyến đường quốc lộ chính: Nam Ninh qua Bằng Tường đến Hữu Nghị Quan, Lương Sơn đến Hà Nội. Đây là những tuyến đường thuận tiện nhất cho việc giao lưu buôn bán và trao đổi quan hệ giữa hai bên, vì thế đẩy nhanh tiến độ xây dựng của những tuyến đường này là hết sức cần thiết.

Đường sắt và đường quốc lộ từ Nam Ninh đến Xinh-ga-po là tuyến đường chính liên hết giữa khu vực FanZhou Trung Quốc với bán đảo Trung Nam, mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả tốt đẹp. Đường sắt từ Nam Ninh đến Xinh-ga-po cả tuyến đông thông với tuyến trung cũng có khỏang 300 đến 500 km cần phải xây mới; Nam Ninh cách Xinh-ga-po 3900 km. Đến nay đường quốc lộ cao tốc đã được xây dựng đoạn từ Nam Ninh đến Hữu Nghị Quan biên giới Việt Trung. Sau này, cần phải xây dựng và hoàn thiện đường sắt và quốc lộ Nam Ninh ~ Hà Nội ~ Phnômpênh ~ Băng-cốc ~ Kua-la-Lum-pua ~ Xinh-ga-po, lấy hợp tác giữa các thành phố trọng điểm dọc tuyến đường với du lịch ngoài biên giới để làm căn cứ, thu hút tập trung thị trường nguồn dukhách đến thăm quan, kinh doanh và nghỉ ngơi, lấy một điểm làm đại diện, phát triển kinh tế đường giao thông, từng bước hình thành con đường hành lang du lịch giao lưu thường xuyên từ Nam Ninh của bán đảo Trung Nam đến Xinh-ga-po.

5.4. Giao thông vận tải đường thủy

(1) Cần tăng cường trao đổi liên hệ giữa các cảng tổng hợp duyên hải Quảng Tây với các cảngk hẩu chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á ở khu vực vịnh bắc bộ, mở rộng hợp tác với các công ty vận tải đường thủy trong và ngoài nước, tăng các tuyến vận tải đường thủy du lịch quốc tế (cả ngắn, dài và nước ngoài).

(2) Tăng cường xây dựng những điểm tàu cập bến tại các cảng khẩu duyên hải và những công trình chỉnh lý đường tàu, cải thiện những điều kiện đường tàu và điểm tàu cập bến.

(3) Xác định được chức chức năng của cảng Bắc Hải là một cảng thương mại, du lịch. Cảng Bắc Hải cần từng bước bỏ đi các nguồn hàng truyền thống như than, tập trung xây dựng cảng thương mại, du lịch quốc tế. Cảng du lịch Bắc Kinh có lẽ phải tính đến việc phát triển tour du lịch, xây dựng các thuyền du lịch các cấp cao, trung và thấp, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho các dukhách đến thăm quan và nghỉ ngơi trong những kỳ nghỉ. Đường thủy du lịch trên biển từ Bắc Hải (Trung Quốc) đến Vịnh Hạ Long (Việt Nam) là một cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác du lịch khu vực vịnh bắc bộ, cần kéo dài đến nhiều nơi hơn mới có thể hiện thực hóa du lịch “tiểu vịnh” từ Quảng Tây đến Việt nam đến du lịch “đại vịnh” khu vực vịnh bắc bộ.

5.5. Xây dựng đường sắt

Tăng cường liên hệ giao thông đường sắt giữa các thành phố du lịch trọng điểm với thị trường nguồn du khách. Trong thời gian thích hợp sẽ nâng cao tốc độ những tuyến đường chính của lưu khách đẻ nhằm nâng cao vị trí quan trọng của giao thông du lịch đường sắt.

(1) Trong khoảng thời gian ngắn, tăng cường có trọng điểm đường sắt quốc tế Quảng Tây đến các phía ở các tỉnh lân cận, bao gồm: tuyến đông hướng đi phía đông, phía bắc hướng đi Hồ Nam, tuyến tây hướng đi Quế Châu, Vân Nam.

(2) Tăng cường vị trí trụ cột của Nam Ninh, Khâm Châu trong khu vực vịnh bắc bộ.

(3) Tăng cường các công trình xây dựng “đường sắt không trùng - du lịch khu vực vịnh bắc bộ”. Về mặt lý thuyết, con đường sắt này từ phía bắc là tỉnh Tứ Xuyên sẽ cùng với trung tâm kinh tế hợp thành thủ đô, qua thành phố Trung Khánh, xuống phía nam là thành phố Quế Dương, rồi qua đường sắt trên cao Quế Dương ~ Hà Trì ~ Nam Ninh, sau đó đến thành phố Khâm Châu của vịnh bắc bộ. Tiếp đến vịnh bắc bộ, cảng Phòng Thành ~ Khâm Châu ~ Hợp Phò (bắc Hải) ~ Hợp Thần ~ Trạm Giang ~ Hải Khẩu ~ Tam Á.

Hợp tác khu vực kinh tế vịnh bắc bộ có ảnh hưởng lớn đối với toàn bộ khu vực cho nên ngành du lịch rất dễ dàng thâm nhập. Trung Quốc là nhân vật chính trong quá trình phát triển mới này, cần phải nắm bắt lấy cơ hội lịch sử này. Cần phải thực hiện việc phát triển hợp tác kiểu này và nhất thiết phải tăng cường xây dựng hệ thống giao thông, thực hiện “viễn giao cận liên” thì mới có thể gia tăng mạnh nhất giao lưu và hợp tác. Phát triển ngành du lịch, trước tiên phải thực hiện đến giao thông, chính vì vậy tạo ra hệ thống giao thông là một trong những vấn đề quan trọng trong một giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Kiến Văn, “Nghiên cứu về chiến lược hợp tác kinh tế khu vực theo kiểu “M” giữa Trung Quốc - Đông Nam Á”, Dọc ngang Đông Nam Á, 2007 (1)

2. Trần Trạch Quần, “Vịnh Bắc bộ: Du lịch lớn kéo theo phát triển lớn”, Vấn đề thành phố, 2002 (2)

3. Phùng Thanh, “Hợp tác Trung Quốc - Đông Nam Á: Hải, Lục, Không cùng tiến”

4. Vương Kỳ, Vương Nguyên Hỷ, “Công trình mạng lưới giao thông Trung Quốc - Đông Nam Á và phân tích cơ hội kinh doanh trong đó”, Luận đàn Xã hội chủ nghĩa, 2006 (2)

5. Đàm Ái Dân, “Nắm bắt cơ hội mới, tăng cường phát triển vận chuyển đường thủy Quảng Tây và Chu Giang”, 2006

6. Lục Binh, “Báo cáo đề cương quy hoạch 1015 Khu tự trị Dân tộc Choang”, Nhật báo Quảng Tây, 2006,2,7

7. Bế Sơ Kiện, “Giới thiệu cảnh sắc giao thông quốc tế ngoài biển ngoài biên Quảng Tây”, Tin mạng Quảng Tây - Báo đời sống đương đại, 2007, 3, 23.

 Dương Vĩnh Đức
Học viện Kinh tế, ĐH Quảng Tây - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   |