Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Khi tiểu thư…đi tình nguyện
Năm học kết thúc cũng là mùa hè đến, một mùa tình nguyện nữa lại đến. Có rất nhiều bạn đã đăng kí tham gia chương trình tình nguyện “mùa hè xanh”, trong đó khá nhiều những cậu ấm, cô chiêu vì “nghe theo lời rủ rê của bạn bè” nên cũng hăng hái đăng kí với một suy nghĩ đơn giản: “đi cho vui” .

Thoát khỏi vỏ ốc:

Nhắc đến 2 chữ “tiểu thư” người ta thường nghĩ đến những cô nàng mang “thân phận con nhà quyền quý”, có cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” và có đôi chút kiêu kỳ trong tính cách. Nguyễn Hà Thu (K50 ĐH Bách khoa Hà Nội) là dân thị xã Hưng Yên chính hiệu. Khi biết Thu đăng ký tham gia tình nguyện, bạn bè nhiều đứa bảo Thu…điên, bố mẹ thì ra sức ngăn cản nhưng Thu vẫn quyết tâm vác balô lên đường đi “chiến dịch”.

Nếu như ở nhà mỗi bữa cơm đã có “Ôsin” lo toàn chu tất, thì đi tình nguyện Thu phải cùng bạn bè trong đội nấu cơm mỗi ngày. Lần đầu tiên vào bếp, Thu phải học cách làm từng món ăn đơn giản nhất. Bữa cơm khê, trứng nát, canh nồng do Thu chế biến mà cả đội được ăn đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi. Đó là còn chưa kể đến những hôm cơm chỉ có ngô và sắn ăn kèm. “Những bữa cơm như thế khiến mình chỉ muốn khóc và ước sao có thể trở về nhà ngay lập tức để được ăn những món ăn mẹ nấu” - Thu tâm sự.

Còn với Nguyễn Thanh Mai (ĐH Kinh tế Quốc dân) thì lại gặp khó khăn với công việc giặt quần áo. Mai có làn da trắng hồng khiến nhiều bạn bè phải ghen tị nhờ được mẹ chăm chút và nhắc nhở giữ gìn. Là sinh viên năm thứ 2 rồi nhưng năm nay là lần đầu tiên Mai đi tình nguyện. Nhóm của Mai ở lớp có 6 đứa chơi thân với nhau thì 5 đứa đều đi tình nguyện cả nên Mai cũng đi theo luôn “cho vui”.

Nếu như ở nhà, quần áo thay ra mỗi ngày đã có “chị máy giặt giải quyết” từ A đến Z, thì đi tình nguyện Mai phải “ôm” quần áo ra suối để tự tay giặt giũ. Đôi bàn tay lóng ngóng của cô nàng cứ liên tục thực hiện những động tác thừa. Khi đựơc hỏi, Mai vừa nhăn nhó vừa xuýt xoa đôi tay và nói: “khổ nhất là khi giặt quần Jeans. Nó khiến tay tớ trở nên đau và đỏ rát. Nhìn bạn bè trong đội chúng nó vò và vắt quần áo kỹ lắm, còn tớ thì chịu. Đau lắm! Mỗi lần giặt xong tớ đều phải ngồi xoa tay một lúc cho đỡ rát”.

Mấy ngày đầu đi lao động, Mai còn mang theo đôi găng tay chống nắng và một cái khẩu trang to oành. Trong khi bạn bè trong đội vừa làm, vừa tán chuyện vui vẻ thì cô nàng lại thu mình trong trang phục của… phụ nữ Hồi giáo.

Ngược lại với Mai, Trang (K51 Triết học, ĐHKHXH &NV) “dân” thành phố Hạ Long nên chưa 1 lần Trang “mò” đến cái người ta gọi ruộng lúa bao giờ. Trang kể lại khi vừa trở về từ chuyến tình nguyện tại huyện Thường Tín, Hà Tây: “Những ngày đầu đi làm cỏ lúa, tớ vô tư mặc áo phông ngắn tay đi…cho mát. Hậu quả là tay tớ ngứa, xước và rát như bị ai cào. Nhiều đêm nhìn tay mình mà nước mắt cứ rưng rưng

Và… lớn lên:

Với những ngày đi làm nông nghiệp giúp bà con, Trang đã biết “thế nào là làm cỏ lúa, cỏ lạc. Có đi làm tớ mới thấu hiểu được nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo”.

Đêm trước ngày trở về Hà Nội, cả đội sinh viên tình nguyện trường ĐHKHXH & NV ngồi bên nhau và tâm sự những cảm xúc trong lòng mình. Lê Thu Trang (K50 Lưu trữ và Quản trị văn phòng) - một cô bạn quê ở thành phố Yên Bái đã nói: “Khổ! Đi tình nguyện khổ hơn mình tưởng. Nhiều lúc chỉ muốn khóc và muốn bỏ về. Nhưng được bạn bè động viên, mình lại tự nhủ phải cố gắng vượt qua, và cuối cùng thì mình đã làm được

Phạm Thu Bằng (ĐH Luật) có vóc dáng bé nhỏ nên được bố mẹ chăm chút rất đặc biệt, chẳng để “nàng” động tay vào việc gì. Sau một tháng đi tình nguyện theo lời động viên của cô bạn thân học cùng lớp, Bằng tâm sự: “Những đêm hè nóng, phải tự tay quạt để tạo gió, tớ mới hiểu đựơc nỗi nhọc nhằn của bà, của mẹ khi thường quạt cho tớ ngủ hằng đêm khi tớ còn nhỏ”.

Còn với Mai, bạn đã biết cách mở lòng mình để quan tâm và giao tiếp thân mật hơn với mọi người. “Có lần cùng mấy bé gái trong bản vào rừng bẻ măng, đi bộ gần chục cây số giữa trời nắng chang chang, thấy nhớ xe bus Hà Nội, nhớ những con đường bằng phẳng của phố phường Hà Nội, thấy thương bọn trẻ con ở đây vất vả quá! Nhờ đó mình biết trân trọng những gì mà mình may mắn đã và đang có được”.

Ai cũng biết đi tình nguyện sẽ là gian khổ, là vất vả. Những “nàng công chúa” khi đăng ký đi chiến dịch cũng biết rất rõ về điều đó nhưng họ vẫn “dũng cảm” lên đường. Chính lòng dũng cảm ấy đã biến những khó khăn, gian khổ của lần đầu tiên tình nguyện trở thành những bài học ý nghĩa cho cuộc sống.

Trở về Hà Nội, em sẽ có nhiều điều để kể cho bạn bè cùng nghe. Tình nguyện đã giúp em lớn lên và cho em nhiều bài học ý nghĩa. Năm sau nhất định em sẽ lại tiếp tục đi tình nguyện” - Lại Ngọc Yến (K51 Báo chí, ĐHKHXH&NV) đã tâm sự với tôi như thế.

 Mai Thu Phương
K50 Báo chí, ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   |