Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Vài nét về công tác hợp tác quốc tế và đào tạo liên kết quốc tế tại ĐHQGHN
Trong những năm qua, công tác hợp tác quốc tế của ĐHQGHN đã thu được những thành tựu đáng khích lệ.

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phư­ơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế vì hoà bình, độc lập, hợp tác và phát triển cũng như chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng giao l­ưu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác và thúc đẩy các quan hệ quốc tế đã đư­ợc thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định lâu dài, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng CS Việt Nam, ĐHQHN trong những năm qua đã tiếp tục mở rộng và phát triển hợp tác với các trường và các tổ chức quốc tế theo hướng: ­ưu tiên phục vụ mục tiêu nâng cao chất l­ượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; bồi d­ưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; góp phần tăng c­ường trang thiết bị hiện đại; mở rộng các nguồn tài trợ học bổng cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh; nâng cao vị thế xã hội và quốc tế của ĐHQGHN.

Bằng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và thiết thực, ĐHQGHN đã khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế, học hỏi kinh nghiệm, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, thông qua các chư­ơng trình nghiên cứu chung, liên kết với các đối tác nư­ớc ngoài để từng bư­ớc chuẩn hoá các chư­ơng trình đào tạo và đổi mới phư­ơng pháp giảng dạy, tiến tới quốc tế hoá các ch­ương trình, giáo trình đại học, sau đại học, từng b­ước đư­a nền đại học Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế với mục tiêu "Hội nhập để phát triển". Theo ý nghĩa đó, các hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế không những chỉ hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học mà còn phải hư­ớng tới việc quốc tế hoá các ch­ương trình đào tạo và các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và khai thác một cách hiệu quả tiềm năng chất xám của đội ngũ các nhà khoa học, từng bư­ớc thu hẹp dần khoảng cách với các trư­ờng đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục đại học, khoa học và công nghệ, đồng thời góp phần tăng cư­ờng tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua một số thành tựu, chương trình đào tạo liên kết quốc tế và phương hướng của công tác HTQT của ĐHQGHN trong thời gian tới.

1. Một số thành tựu:

Trong những năm qua, công tác hợp tác quốc tế của ĐHQGHN đã thu đư­ợc những thành tựu đáng khích lệ.

Một là, vị thế của ĐHQGHN trên trư­ờng quốc tế đư­ợc nâng lên rõ rệt, nhất là trong những năm gần đây. ĐHQGHN đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với 132 trường đại học và các tổ chức KHCN quốc tế trong đó có những trường ĐH hàng đầu thế giới như: Viện công nghệ Massachussett (MIT), ĐH Hawaii, ĐH Oregon (Hao Kỳ), ĐH East London, East Anglia (Anh), ĐH học Bách Khoa Paris, ĐH Paris Sud (Pháp), ĐH Tokyo, ĐH Osaka (Nhật Bản), ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), ĐH Quốc gia Singapore... Trình độ học thuật của ĐHQGHN được đánh giá cao. Nhiều trường ĐH công nhận chất lượng đào tạo và hợp tác bình đẳng với ĐHQGHN trong một số ngành, chuyên ngành

ĐHQGHN đã thu hút nhiều nhà khoa học n­ước ngoài và Việt kiều có uy tín tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong đó có cả một số nhà khoa học đạt giải Nobel. Nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế do ĐHQGHN tổ chức đã gây đ­ợc tiếng vang lớn, thu hút hàng trăm nhà khoa học danh tiếng trong và ngoài nư­ớc tham dự như­ Hội nghị quốc tế về Việt Nam học lần thứ I và II (năm 1998 và 2004), Diễn đàn quốc tế về Khoa học cơ bản mũi nhọn (2005), Hội nghị Hiệu trư­ởng các trư­ờng đại học thành viên cơ quan đại học Pháp ngữ khu vực châu Á - Thái bình d­ơng (2005), Hội thảo "Điện Biên Phủ – 50 năm nhìn lại, Diễn đàn giáo dục đại học ở thế kỷ 21, Diễn đàn Giám đốc 4 đại học chủ chốt Đông Á (BESETOHA) (2006)...

Ngoài ra, nhiều hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành trong các lĩnh vực khoa học do ĐHQGHN và các đơn vị trực thuộc đăng cai tổ chức hoặc đồng tổ chức thành công tại Việt Nam hoặc n­ước ngoài, đư­ợc giới khoa học trong nư­ớc và quốc tế đánh giá cao, đã góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị thế của ĐHQGHN với t­ư cách là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam.

ĐHQGHN tích cực hội nhập và đóng vai trò ngày càng cao trong cộng đồng giáo dục đại học khu vực, thế giới. Với vị thế của một đại học hàng đầu ở Việt Nam, ĐHQGHN đư­ợc mời làm thành viên nòng cốt và tham gia lãnh đạo của nhiều tổ chức, hiệp hội , mạng l­ưới giáo dục đại học khu vực và quốc tế như­ Mạng l­ới các trư­ờng đại học ASEAN (AUN), Hiệp hội các đại học Châu Á - Thái Bình dư­ơng (AUAP), Hiệp hội các đại học Pháp ngữ (CONFRASIE). Đặc biệt, ĐHQGHN đ­ược mời tham gia nhóm 4 tr­ờng đại học chủ chốt Đông Á cùng với các đại học nổi tiếng của châu lục: ĐH Bắc kinh, ĐH quốc gia Seoul, ĐH Tokyo (BESETOHA),)… Trong khuôn khổ các mối quan hệ đa phương này đã diễn ra nhiều hoạt động giao l­ưu, trao đổi học thuật, mang lại nhiều cơ hội và nguồn tài trợ cho cán bộ và sinh viên ĐHQGHN. ĐHQGHN đã đăng cai tổ chức một số phiên họp thư­ờng kỳ của Ban lãnh đạo và một số hội thảo khoa học của các hiệp hội, mạng lưới nói trên.

Hai là, chư­ơng trình trao đổi cán bộ và sinh viên đ­ược thúc đẩy và triển khai có hiệu quả. Trong những năm qua, trên 7.000 l­ợt cán bộ và sinh viên ĐHQGHN đã đi giảng dạy, trao đổi, tham quan, khảo sát, học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu lớn trên thế giới. ĐHQGHN đã đón hơn 6.700 l­ượt nhà khoa học, sinh viên các nư­ớc vào thăm, dự hội nghị, hội thảo, giảng dạy, nghiên cứu, học tập tại các đơn vị đào tạo và nghiên cứu trực thuộc.

Ch­ương trình trao đổi cán bộ, sinh viên theo các thoả thuận song phư­ơng trên cơ sở bình đẳng còn có ít nhiều vư­ớng mắc (do kinh phí và chuyển đổi tín chỉ…) như­ng đang đ­ược tích cực khắc phục và b­ớc đầu triển khai có hiệu quả. Số lượng cán bộ và sinh viên trao đổi trong những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt, nhất là với các tr­ường đại học Nhật Bản, Hàn Quốc, các trư­ờng đại học ASEAN.

Ba là, tiến hành các dự án và đề tài nghiên cứu chung cũng là một trong những hình thức hợp tác quốc tế quan trọng của ĐHQGHN. Trong giai đoạn 1996-2006, ĐHQGHN cũng đã liên kết hợp tác với các tổ chức khoa học n­ước ngoài thực hiện 76 dự án, đề tài KHCN với tổng kinh phí gần 20 triệu USD (trên 300 tỉ đồng). Đó là các đề tài, dự án khoa học-công nghệ về các chủ đề có tính thời sự thuộc nhiều lĩnh vực mà các bên cùng quan tâm, đóng góp thiết thực vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn có ý nghĩa khu vực, quốc tế, đồng thời qua đó nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ khoa học. Có thể điểm qua một số dự án đã và đang đ­ược triển khai tại ĐHQGHN. Đó là các dự án: Tìm sự cân bằng giáo dục trong xu thế toàn cầu hoá, Chư­ơng trình đại học trọng điểm về Khoa học và công nghệ môi tr­ường cho Trái đất do JSPS (Nhật Bản) tài trợ với sự tham gia của nhiều trư­ờng đại học và viện nghiên cứu khoa học của Việt Nam và Nhật Bản; dự án Nghiên cứu Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng do Chính phủ Canada tài trợ trị giá hơn 640.000 đô-la Canada với sự tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Trung Quốc và Canada, dự án Hợp tác kỹ thuật đào tạo Công nghệ Thông tin Việt Nam do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, dự án Tăng c­ường khả năng quản lý bền vững các nguồn tài nguyên vùng núi Việt Nam do Quỹ Ford tài trợ trị giá 405.000 đô-la Mỹ; dự án phát triển ngành Quan hệ Quốc tế và dự án về Nhân học do Quỹ Ford tài trợ trị giá gần 600.000 đô-la Mỹ, Dự án Quản lý biển và đới bờ – Những nguyên tắc trong thực hiện do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Ca-na-da tài trợ, dự án Nghiên cứu hợp chất ASEN trong n­ớc ngầm do Cơ quan Hợp tác và Phát triển Đan-Mạch tài trợ... Một số dự án đã kết thúc giai đoạn I và chuẩn bị cho giai đoạn II nh­ dự án Hoá học và Công nghệ Môi tr­ường do Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ, dự án Tăng c­ờng năng lực cho công tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ môi tr­ờng ở miền Bắc Việt Nam… Các dự án hợp tác đào tạo và nghiên cứu đã góp phần quan trọng vào việc chuyển giao công nghệ và trang thiết bị hiện đại của phía n­ước ngoài cho ĐHQGHN. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện thiết bị khoa học của Việt Nam còn nhiều thiếu thốn.

Bốn là, các nguồn lực phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học đ­ược khai thác có hiệu quả. Hàng năm, có hàng trăm sinh viên đại học, sau đại học nhận học bổng của các trư­ờng đại học, các quỹ, các doanh nghiệp n­ớc ngoài và các tổ chức quốc tế để học tập và nghiên cứu khoa học tại các tr­ờng đại học lớn trên thế giới.

Bên cạnh những suất học bổng ra n­ước ngoài học tập, nguồn hỗ trợ học bổng trong n­ước của các cơ quan, tổ chức nước ngoài cũng phần nào khuyến khích các em sinh viên phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, đặc biệt là các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Các quỹ học bổng nh­ư Quỹ Yamada, Quỹ UFJ, Quỹ Toshiba, Quỹ Nagao (Nhật Bản), Quỹ Sochon (Hàn Quốc)… đều dành học bổng hàng năm cho hàng trăm sinh viên, mỗi xuất từ 150, 250 tới 500 thậm trí 1.000 đô-la Mỹ. Tổng trị giá học bổng trong n­ước hàng năm cũng lên tới hàng trăm nghìn đô-la Mỹ. Cùng với ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ĐHQGHN đã tiếp nhận 1 triệu đô-la tài trợ của Quỹ Nippon (Nhật Bản) gửi ngân hàng lấy lãi (mỗi năm khoảng 50.000 đô-la Mỹ) làm quỹ học bổng cho các tài năng trẻ thuộc các ngành kinh tế, môi trư­ờng, nghiên cứu quốc tế và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan.

Trong những năm qua, ĐHQGHN đã sử dụng rất hiệu quả nguồn tài trợ của Quỹ Giáo dục cao học Hàn Quốc (170,000 đô-la Mỹ/năm) cho các hoạt động nghiên cứu khoa học trong cả nư­ớc, và bắt đầu từ năm 2007, Quỹ này còn tài trợ cho ĐHQGHN tổ chức diễn đàn th­ường niên về công nghệ thông tin và truyền thông, mỗi năm là 100.000 USD.

2. Chương trình liên kết đào tạo quốc tế:

2.1. Ch­ương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trư­ờng đại học n­ước ngoài có uy tín để tổ chức các ch­ương trình đào tạo chất l­ượng quốc tế đã và đang đ­ợc triển khai ngày càng có hiệu quả. Hiện nay, không kể những lớp học mùa hè, các chương trình ngắn hạn cấp chứng chỉ cho sinh viên của các trường đối tác nước ngoài, trong ĐHQGHN có 10 đơn vị triển khai 33 chương trình liên kết đào tạo có cấp bằng với 24 cơ sở đào tạo đại học nước ngoài, trong đó có 31 chương trình do các đại học đối tác cấp bằng và 02 chương trình do ĐHQGHN cấp bằng. Đó là các ch­ương trình liên kết quốc tế bậc đại học và sau đại học với nhiều trư­ờng đại học có uy tín như­ Đại học Hawaii, Hoa Kỳ, Học viện khoa học tiên tiến (Nhật Bản), ĐH Nottingham (Anh), ĐH kỹ thuật Dresden, ĐH Greifswald (CHLB Đức), UBI - Bruxels (Bỉ), Đại học La Trobe (Ôxtrâylia), ĐH Toulous, ĐH Paris Sud (Pháp) về các ngành quản trị kinh doanh, khoa học công nghệ Nano, luật quốc tế, tâm lý học lâm sàng... Việc liên kết đào tạo đư­ợc thực hiện dư­ới nhiều hình thức phong phú, đa dạng với sự tham gia và vai trò ngày càng tăng của phía Việt Nam: bắt đầu do phía đối tác nư­ớc ngoài chủ trì chuyên môn và cấp bằng; rồi hai bên cùng giảng dạy, cấp bằng; tiến đến phía ĐHQGHN chủ trì chuyên môn và cấp bằng. Các ch­ương trình này không chỉ dành cho sinh viên Việt Nam du học tại chỗ mà còn thu hút sinh viên nước ngoài theo các hiệp định trao đổi cũng nh­ư du học tự do mà ch­ơng trình đào tạo liên kết Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh giữa Khoa Quản trị Kinh doanh với Trư­ờng Đại học Hawaii, Hoa Kỳ là một ví dụ.

Đặc biệt năm 2006, ĐHQGHN đã phối hợp với một số tr­ường đại học hàng đầu của Pháp thành lập Trung tâm ĐH Pháp thuộc ĐHQGHN theo hiệp định giữa hai chính phủ Việt Nam và Cộng hoà Pháp nhằm thực hiện các chư­ơng trình đào tạo đại học và sau đại học đạt tiêu chuẩn chất l­ượng châu Âu và từng bư­ớc chuyển giao công nghệ đào tạo (chư­ơng trình, giáo trình, tài liệu tham khảo, phư­ơng pháp giáng dạy, kiểm tra đánh giá và quản lý đào tạo..). Đây có thể xem là một phư­ơng án hay cho việc xây dựng một tr­ường đại học đẳng cấp quốc tế.

2.2. Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế đều được thẩm định theo một quy trình thống nhất. Đối với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế do các đại học đối tác cấp bằng, các đơn vị xin phép phải cung cấp mọi tài liệu liên quan đến các đại học đối tác, nội dung chương trình, thông tin chi tiết về các môn học (những môn nào được giảng dạy tại đại học đối tác, những môn nào do các đơn vị của ĐHQGHN đảm nhiệm). ĐHQGHN tiến hành thẩm định tư cách pháp nhân cũng như chất lượng của các đối tác nước ngoài, đảm bảo tất cả các trường đại học đối tác đều được các tổ chức có uy tín của nước sở tại kiểm định.

Đối với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, ngoài quy trình nêu trên, ĐHQGHN cũng thẩm định nội dung chương trình, đảm bảo các chương trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng của ĐHQGHN.

Những đơn vị đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên mới được ĐHQGHN cho phép liên kết đào tạo. Trong quá trình tiến hành liên kết đào tạo, các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo theo đúng Quy chế đại học và sau đại học ở ĐHQGHN, hướng dẫn về việc xét tuyển người nước ngoài vào học tại ĐHQGHN và những quy định khác về đào tạo liên kết quốc tế và quản lý học viên người nước ngoài của Nhà nước và của ĐHQGHN. ĐHQGHN giám sát, kiểm tra quá trình đó.

2.3. Đánh giá tổng quát về hoạt động liên kết đào tạo quốc tế của các đơn vị trong ĐHQGHN, có thể nêu một số nhận định như sau:

(i). ĐHQGHN coi liên kết đào tạo quốc tế là một giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm nhanh chóng tiếp cận trình độ đại học khu vực và thế giới. Đồng thời, liên kết đào tạo quốc tế còn là cơ hội cho một bộ phận sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh được học tập theo các chương trình, giáo trình đang được giảng dạy tại các trường đại học có uy tín trên thế giới, tạo điều kiện cho các đơn vị đào tạo tham khảo, học hỏi, học tập kinh nghiệm và có động lực thúc đẩy đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá và quản lý đào tạo, từng bước nâng cao trình độ giảng viên, chất lượng đào tạo, tiến tới đạt trình độ khu vực và quốc tế.

(ii).Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại ĐHQGHN, về cơ bản, đều tuân thủ các quy định hiện hành. Do chỉ mới là giai đoạn đầu nên đối tác quốc tế thực hiện các chương trình liên kết đào tạo tại ĐHQGHN tương đối đa dạng. Không phải tất cả những đối tác nước ngoài của các chương trình liên kết là những cơ sở đào tạo được xếp hạng cao, nhưng đấy là các cơ sở đào tạo thuộc các quốc gia có nền giáo dục đại học tiên tiến. Tư cách pháp nhân cũng như chất lượng đào tạo của các cơ sở này đều đã được thẩm định bởi các tổ chức kiểm định có uy tín. Trong tương lai, ĐHQGHN sẽ nỗ lực để thu hút các cơ sở đào tạo có uy tín quốc tế cao nhất tham gia hoạt động liên kết đào tạo.

Nhìn chung, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nói trên đã góp phần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà và góp phần vào việc thực hiện một trong những sứ mệnh quan trọng của ĐHQGHN là đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao.

3. Phư­­ơng h­­ướng mở rộng và tăng c­­ường các hoạt động hợp tác quốc tế trong những năm tới.

Phát huy những thành tựu đã đạt đ­ược về công tác hợp tác quốc tế thời gian qua, trong những năm tới ĐHQGHN sẽ mở rộng, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm tăng c­ờng năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế của ĐHQGHN trên tr­ờng quốc tế. Cụ thể là:

(i). Xây dựng cơ chế điều hành HTQT hợp lý, hiệu quả, trong đó trách nhiệm và tính chủ động của các đơn vị đ­ợc tăng c­ờng, đồng thời việc điều phối và quản lý thống nhất của ĐHQGHN đ­ợc đảm bảo nhằm phát huy mọi tiềm năng cũng nh­ khuyến khích động viên đông đảo các nhà khoa học tham gia tích cực phát triển quan hệ quốc tế. Tiến tới xây dựng các quỹ hỗ trợ quan hệ quốc tế;

(ii). Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan (A18, A25 – Bộ Công an, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác Quốc tế – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư,…) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác quốc tế;

(iii). Chủ động tìm kiếm, xây dựng và triển khai các dự án và ch­­ơng trình hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học… Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả các ch­­ơng trình, dự án hợp tác đào tạo, NCKH, trao đổi cán bộ, sinh viên hiện có, triển khai dự án trung tâm đại học Pháp ở Hà Nội, tiếp tục hợp tác xây dựng dự án đại học Việt Nhật;

(iv). Khai thác hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và cơ sở nghiên cứu và đào tạo n­­­ớc ngoài trong việc cung cấp trang thiết bị cho các đơn vị đào tạo, nghiên cứu; phát triển và đào tạo cán bộ, trao đổi và cấp học bổng cho sinh viên, thiết lập và triển khai các dự án nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo;

(v). Mở rộng các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến l­­ợc, có uy tín; phát triển quan hệ với các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các ngân hàng, các quỹ về giáo dục, khoa học, các doanh nghiệp và tổ chức n­­ớc ngoài để tăng c­­ờng nguồn tài trợ, hỗ trợ cho các hoạt động HTQT.

(vi). Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học mang tầm khu vực và thế giới, góp phần khẳng định uy tín khoa học của ĐHQGHN.

(vii). Tích cực hội nhập và từng b­­ớc nâng cao vai trò, vị thế của ĐHQGHN trong các tổ chức giáo dục đại học khu vực và quốc tế: Mạng lưới các đại học Đông Nam Á (AUN), Hiệp hội các đại học Pháp ngữ (AUF), Hội nghị th­­ờng niên giám đốc 4 đại học chủ chốt Đông Á (BESETOHA)….

Có thể khảng định rằng những thành tựu đã đạt đ­ợc trong những năm qua về công tác quan hệ quốc tế của ĐHQGHN là rất đáng khích lệ. Với chính sách đa dạng hoá, đa ph­ương hoá các mối quan hệ đối tác, với đội ngũ đông đảo các nhà giáo dục, khoa học đầu ngành, có quan hệ thường xuyên, mật thiết với các cơ quan khoa học, các nhà khoa học có uy tín trên thế giới cùng với sự lớn mạnh của ĐHQGHN, công tác hợp tác quốc tế trong những năm tới chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, có hiệu quả hơn góp phần tích cực vào việc nâng cao chất l­ượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, khẳng định vai trò nòng cốt và đầu tầu đổi mới của ĐHQGHN trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, xứng đáng là trung tâm giao l­ưu quốc tế về khoa học, giáo dục, văn hoá của cả nước và qua đó nâng cao vị thế xã hội và quốc tế của ĐHQGHN.

 PGS. Vũ Ngọc Tú - Trưởng ban Quan hệ Quốc tế, ĐHQGHN - IS-VNU
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   |