Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Đôi điều nhớ lại
Vào thời kỳ Liên bang Xô viết bị Liên Xô chia tách, tôi được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng và lãnh đạo đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic Vật lý quốc tế.

Tôi rất hào hứng nhận nhiệm vụ này, rất phấn khởi thấy thành tích của đội tuyển Việt Nam ngày một cải thiện, nhưng cũng rất băn khoăn không biết những học sinh giỏi mà mình đã dồn hết tâm huyết đào tạo, sau này sẽ ra sao? Trước đây, học sinh được tham gia đội tuyển mặc nhiên được học bổng đi học nước ngoài. Nay nguồn học bổng không còn, các em này mỗi người đi mỗi hướng, chẳng còn mấy ai theo nghề khoa học! Những cố gắng cá nhân tìm học bổng cho các học sinh giỏi của mình đi du học ở các trường lớn, cũng không mấy thành công.

Tại một hội nghị các giáo sư của Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã trình bày những trăn trở của mình, và kiến nghị lập một số lớp riêng để bồi dưỡng tiếp những học sinh năng khiếu, với hy vọng có thể có những tiến sỹ trẻ ở lứa tuổi 25. Những tưởng lời nói gió bay, không ngờ hai năm sau tôi được giao chuẩn bị thành lập lớp Vật lý chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó chuyển sang hệ thí điểm đào tạo chất lượng cao, với 3 ngành Toán, Lý và Khoa học Trái đất. Ban điều hành do tôi làm trưởng, cùng với Giáo sư Nguyễn Duy Tiến và Giáo sư Nguyễn Văn Nhân được chủ động hoàn toàn trong công việc chuyên môn.

Tôi nhớ lại thời còn trẻ:

Có chút ít thành tích khi học phổ thông, nhiều hoài bão khi học đại học, luôn mơ ước điều kiện học tập nghiên cứu nhưng mình không có được. Làm sao nói hết được lòng biết ơn của mình với các thầy Tạ Quang Bửu, thầy Lê Văn Thiêm, đã thấu hiểu những điều sâu kín ấy, không ngại điều tiếng, giao cho tôi nhiều nhiệm vụ khó khăn để có thể tự khẳng định mình và trưởng thành như bây giờ. Nghĩ đến một danh ngôn cổ: “Chăm lo dạy dỗ tốt con cái là hiếu với bố mẹ”, tôi quyết định tạm rời bỏ phòng thí nghiệm Vật lý Bán dẫn để dành toàn bộ thời gian cho hệ đào tạo mới này.

Vài tháng chuẩn bị là quá ngắn để xây dựng chương trình giảng dạy của hệ. Kinh nghiệm của nước ngoài cũng rất khó áp dụng vì hoàn cảnh của chúng ta khác xa các nước tiên tiến. Dựa vào kinh nghiệm tự học của bản thân, và đặc điểm của sinh viên sẽ tuyển là các học sinh năng khiếu Toán và Lý, tôi đề ra một nguyên tắc rất đơn giản để xây dựng chương trình giảng dạy hai năm đầu:

1. Tăng cường dạy ngoại ngữ (tiếng Anh).

2. Sinh viên 3 ngành học chung: Về Toán học theo chương trình của sinh viên ngành Toán, về Vật Lý học theo chương trình của sinh viên ngành Vật lý.

3. Sau 2 năm sinh viên phải có kiến thức nền về Toán Lý vững và phải sử dụng được tiếng Anh để tham khảo tài liệu.

Phương châm này được Ban điều hành rất nhất trí.

Sắp đến ngày khai giảng tôi vẫn còn băn khoăn về tên mà Giáo sư Đào Trọng Thi đặt cho hệ. Ở nước ngoài, người ta chỉ gọi là Hệ Đào tạo Danh dự (Honour), còn ta gọi là Hệ Đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng thì có huyênh hoang quá chăng? Người trưởng thành bằng tự học, không bằng cấp như tôi mà có thể đào tạo tài năng được ư? Liệu trong số học sinh ghi danh vào hệ có ai có khả năng trở thành nhân tài?

Suy đi nghĩ lại vấn để quan trọng trước tiên là làm sao quy tụ được các học sinh giỏi vào hệ này đã. Trong các truyện cổ, khi cầu hiền, người đi cầu phải nói được cái “Chí” của mình. Nay cái “Chí” ấy thể hiện rõ qua tên gọi Hệ ĐTCNKHTN. Và có lẽ nó đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo học sinh năng khiếu nên ngay khoá đầu hệ đã tuyển được hơn 40 em mà hầu hết đều có giải học sinh giỏi Quốc tế và Quốc gia về Toán, Lý. Hệ đã tạo ra được một môi trường học tập tốt với những sinh viên năng khiếu đầy nhiệt huyết. Môi trường này giúp các em tập dượt để có thể tự đào tạo trở thành người tài. Tuy nhiên ban điều hành chúng tôi cũng luôn dè chừng những khuyết điểm thường gặp trong học sinh lớp chuyên và giáo sư Tiến được phân công giúp đỡ sinh viên về mặt tư tưởng vẫn phải thường xuyên nhắc nhở các em khiêm tốn giúp đỡ nhau học tập.

Một câu hỏi cần được giải đáp: triển vọng thực sự của những sinh viên đầu tiên của hệ ra sao? Qua giúp đỡ của giáo sư Trần Thanh Vân, tôi giới thiệu 4 sinh viên vật lý để Giáo sư Cronin (giải Nobel về Vật lý) phỏng vấn và đánh giá: sinh viên Vũ Tuấn được giáo sư Cronin đánh giá rất cao, và hứa sẽ giúp đỡ đào tạo.

Tôi cũng muốn cho sinh viên của hệ thử sức trong kỳ thi vào trường Bách khoa Paris, trường Đai học hàng đầu của Pháp, mặc dù trong thâm tâm vẫn lo những em này chưa đủ trình độ. Với sự giúp đỡ của Giáo sư Trương Nguyên Trân, và để giữ uy tín với trường X tôi giới thiệu 5 sinh viên năm đầu của hệ cùng với 3 sinh viên năm thứ hai xuất sắc của khoa Toán (3 em này đều có Huy chương Vàng Toán quốc tế). Thành công thật bất ngờ : cả 3 sinh viên của khoa Toán và 5 sinh viên của hệ đều trúng tuyển (sau này em Đỗ Quốc Anh tốt nghiệp với thứ hạng rất cao, em Vũ Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ ở tuổi 24). Từ đấy Hệ ĐTCNKHTN được nước ngoài thừa nhận như một cơ sở đào tạo sinh viên chất lượng cao. Nhiều Giáo sư Việt kiều viết thư cho chúng tôi bày tỏ niềm vui mừng vì có một hệ đào tạo như vây ở trong nước. Và các Giáo sư này không những giúp Hệ sách vở cho thư viện, cấp học bổng cho sinh viên, mà còn giới thiệu hệ đào tạo với bạn bè ở các đại học lớn ở các nước Âu Mỹ, tạo điều kiện cho sinh viên của hệ tiếp xúc với một số nhà Vật lý lớn (có giải Nobel).

Sau 2 năm hoạt động, phải bắt đầu lo chuẩn bị cho đầu ra của hệ. Tôi tranh thủ chuyến đi Nhật Bản theo lời mời của Trường Khoa học Vật liệu của Viện JAIST để giới thiệu Hệ ĐTCNKHTN và đề nghị Viện JAIST sẽ tiếp nhận đào tao tiếp sinh viên của Hệ ở bậc cao học và tiến sỹ. Không ngờ cách đào tạo của Hệ ĐTCNKHTN đã gây được một ấn tượng rất tốt với các Giáo sư và Lãnh đạo Viện JAIST, nên ngay năm sau Viện này đã có chương trình hợp tác đào tạo với ĐHKHTN. Chỉ tiếc là khi ấy sinh viên của Hệ chưa tốt nghiệp nên mối hợp tác này chuyển về cho Khoa Vật lý!

Khoá đầu tiên của hệ kết thúc.

Hầu hết các em đề tốt nghiệp loại Xuất sắc và Giỏi.

Mười năm đã trôi qua.

Hầu như toàn bộ sinh viên khoá I và II đều đang hoặc đã hoàn thành luận án tiến sĩ ở các Đại học lớn ở nước ngoài. Hơn 60 sinh viên của hệ đã và đang học ở Đại học Bách khoa Paris. Hàng năm vào dịp hè đông đảo các em về nước đều đến thăm thầy cũ. Trông các em hoạt bát, đầy sức sống, đầy hoài bão khoa học khác hẳn khi mới vào trường, tôi rất xúc động và hạnh phúc. Nhưng niềm hạnh phúc ấy còn chưa trọn vẹn vì tôi vẫn chờ mong một ngày nào đó, sẽ có một em sinh viên cũ của Hệ đến thăm và hỏi tôi một câu tương tự như trong bài tập đọc mà tôi đã được học thời thơ ấu:

Tên tôi là Carnot đây, thầy còn nhớ tôi không?

(Nicolas Leonard Sadi Carnot, cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Paris niên khoá 1812-1814, một nhà Vật lý kiêm Kỹ sư lớn của nhân loại, đã đặt nền móng cho Nhiệt động học).

 GS. Đàm Trung Đồn - Nguyên Trưởng ban Điều hành khoá 1 - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   |