Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Cách mạng Tháng Mười Nga và vẻ đẹp của tiểu thuyết Nga
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) “giống như mặt trời chói lọi” mở ra bướcngoặt quan trọng đối với lịch sử dân tộc Nga và nhân loại bị áp bức toàn thế giới, đồng thời tạo nên một chân trời mới cho nền văn nghệ Nga.

Hàng triệu con người mới xô viết ra đời.Vào buổi giao thời đầu thế kỷ XX, cao trào cách mạng Nga đang sôi sục,văn hào Sêkhôp (1860-1904) chân thành tâm sự với Gorki:

“Tôi cảm thấy rằng, bây giờ cần viết không phải như vậy nữa, không phải về điều đó nữa, mà viết một cách khác đi thế nào đó, về một điều gì khác, cho một người nào khác nghiêm túc và trung thực".

Một điều gì khác" ấy, theo điểm nhìn của Gorki không phải là “lớp người nhỏ bé” đáng thương hại - nhân vật chính trong hàng trăm truyện ngắn nổi tiếng của Sêkhôp,- mà chính là chất anh hùng, điều mà Bà lão Idecghin từng kể cho Gorki về Đanko đốt “trái tim cháy sáng rực như mặt trời” soi đường cho mọi người thoát khỏi tối tăm, rừng rậm, đầm lầy, thú dữ và chết chóc.

Thời đại anh hùng đòi hỏi một nền nghệ thuật anh hùng.” Đúng thế, hàng loạt thơ ca, tiểu thuyết xuất hiện đều bắt nguồn từ hiện thực nóng bỏng của quá trình đấu tranh quyết liệt nhằm xây dựng vầ bảo vệ chính quyền xô viết trước các thế lực phản động trong nước và bọn can thiệp nước ngoài.

Người mẹ, (1906) cuốn tiểu thuyết mở đầu cho dòng văn học hiện thực cách mạng; đó là “cuốn sách kịp thời”- như Lênin đánh giá - đã góp phần làm chuyển biến ý thức tự phát sang tự giác đấu tranh của công nhân liên minh với nông dân nhằm lật đổ thế lực phong kiến thống trị. Bà mẹ Nilôpna và con trai Vlatxôp tiêu biểu cho hàng triệụ công nhân và quần chúng nghèo khổ bị tước đoạt mọi quyền sống chính đáng. Tác phẩm đã được dựng thành kịch,thành phim và vượt khỏi biên giới nước Nga, được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài. Ở nước ta, cuốn truyện được dịch từnăm 1933 qua bản tiếng Pháp đã góp phần đáng kể vào việc nhận đường nghệ thuật vị nhân sịnh”của một bộ phận văn nghệ sĩ yêu nước trướctháng Tám(1945), tiêu biểu là Hải Triều. Về sau, nhà văn Đặng Thai Mai đến thăm phòng làm việc của Gorki ở Moxkva đã xúc động ghi sổ lưu niệm: "Giới văn học Việt Nam biết ơn nhiều, biết ơn rất sâu sắc nhà đại văn hào Gorki.”

Sau khi Nhà nước Liên Xô tan rã (1990) việc bình giá không hề đơn giản, thậm chí có người chê bai, dè bỉu đủ thứ.! Nhưng ngược lại, gần đây nhất vào đầu năm 1999, (tôi đang giảng dạỷ ở Hàn Quốc-đọc tin trên báo) nhà hát kịch của Seoul đã cử một đoàn nghệ sĩ do bà Giám đốc dẫn đầu tới Moxkva ba tháng để dựng vở kịch Người mẹ, tuy mẹ đã thọ gần tròn trăm tuổi. Vậy là đời sống công nhân Hàn quốc có mảng hiện thực tương đồng nào đó, so với nội dung tác phẩm. Đúng thế, trên đường phố Seoul, trên màn ảnh nhỏ, bạn có thể thấy, không ít đoàn công nhân biểu tình đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống. Họ dựng kịch đâu phải do tình hữu nghị và nhà hát cũng đâu có sẵn tiền vung tay quá trán... Điều nổi bật, dưới ánh sáng của cách mạng những người lao động bình thường, từ “dưới đáy” xã hội vùng lên thành những Con người viết hoa làm chủ đất nước, làm chủ đời mình chính là đối tượng chủ yếu của nền văn nghệ mới. Đó là một sự thật lịch sử không thể xoá nhoà.

Đứng trước Lênin, cảm hứng dạt dào của nhà thơ Maikôpxki cũng chiêm nghiệm được hình ảnh vị lãnh tụ thiên tài:

.…Người như ta thôi:

Hệt tôi với anh,

Có lẽ,

Khác chăng,

Là nơi khoé mắt…

…Cũng như ta

Người phải vượt

Hiểm nghèo bệnh tật.

Nhược điểm thường tình

Ta cũng thấy

Ở Người… “

(trích Trường ca V.I.Lênin-Hoàng Ngọc Hiến dịch) Hàng loạt con người bình thường mà vĩ đại bước vào văn thơ. Ttruyện Sapaep (1923) của Furmanôp ra đời có ý nghĩa khẳng định bước thắng lợi đầu tiên, tạo được tiếng vang lớn.Truyện viết về người anh hùng của sư đoàn kỵ binh côdắc trong nội chiến chống bọn bạch vệ và bọn can thiệp nước ngoài. Đây là loại ký sự nghệ thuật cũng có thể gọi là tiểu thuyết, đã được dựng thành phim mang tên người sư trưởng, từng một thời làm xao xuyến nhân dân LiênXô và cả người Việt Tác giả vốn là chính ủy của sư đoàn được Lênin phái đến nhằm thuyết phục, hướng dẫn người sư trưởng côdắc rất mực dũng cảm, mà cũng đầy chất tự do phóng khoáng ấy hướng theo ngọn cờ của Đảng Cộng sản. Xuất thân từ nghèo khổ, từng đi ở đợ kiém sống lúc chín tuổi, Sapaep chưa hề có một ngày cắp sách đến trường. Vị sư trưởng chỉ biết mỗi chữ ký, chẳng thể đọc sách báo, chẳng cần lý sự gì nhiều, chỉ cần thúc quân xông lên tiêu diệt kẻ thù. Hình ảnh sư trưởng là nét mới, mang tính tất yếu lịch sử đáng trân trọng của dòng văn học xô viết. Cống hiến lớn lao của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn đã thể hiện được quá trình trưởng thành một cách biện chứng tính cách của hai nhân vật trung tâm là Sapaep và chính ủy Klưscôp. Họ chuyển động theo bước phát triển của đất nước. Cả hai cùng chung chiến hào, từ chỗ chưa hiểu nhau, mâu thuẫn gay gắt, Sapaep đã trở thành đồng chí thân yêu của người chính ủy đáng tin cậy và họ cùng lập nên bao chiến công lừng lẫy.

Về mặt nghệ thuật, tác giả chỉ giữ nguyên tên tuổi của Sapaep, còn tát cả các nhân vật khác kể cả chính ủy là nhà văn đều được dựng theo thể tiểu thuyết và được biểu hiện bay bổng qua cảm xúc của người nghệ sĩ.

Một thời gian sau, tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy ra đời (1934). Tại một cuộc hội thảo, Nikôlai Ôxtrôpxki đã nói về quá trình viết: “… Trên báo chí thường có những bài viết xem tác phẩm của tôi là một cuốn tự truyện tức là tiểu sử của N.OĐiều này tất nhiên không hoàn toàn đúng. Cuốn truyện của tôi trước hết là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó tôi đã mạnh dạn sử dụng quyền hư cấu và tưởng tượng của mình....Tất nhiên tôi đã đặt vào hình tượng này một phần cuộc đời mình...Trong số 180 nhân vật, chỉ có riêng nhân vật Giukhơrai là tôi giữ nguyên tên thật. Tuy vậy tác giả vẫn khẳng định: “ Cuốn truyện nêu lên 2 điều có thật, chứ không phải là những điều có thể có. Nó bám sát sự thật và đặc điểm của nó cũng là ở đó...”

Trên đất nước Liên Xô cũng như ở Việt Nam, cuốn truyện này suốt một thời gian dài trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu triệu thanh niên, tạo nên tấm gương cao đẹp về lẽ sống “mình vì mọi người”. Tác phẩm từng được dựng thành phim và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Điểm thành công của tác giả là ở chỗ không dàn trải các hoạt động chiến đấu của người kỵ binh trên mình ngựa theo năm tháng nội chiến, mà là làm nổi bật phẩm chất của nhân vật qua những bước ngoặt quan trọng, gắn liền với quá trình khắc phục hoàn cảnh và khắc phục thiếu sót ở bản thân người chiến sĩ trong chiến đấu, qua xây dựng và cả trong tình yêu cũng như trong ứng xử đời thường. Thật không phải ngẫu nhiên, mà gần đây điện ảnh Trung quốc vừa dựng lại thành công bộ phim hoành tráng này.

Trong hệ thống tiểu thuyết về những người anh hùng có thật thì Đội cận vệ thanh niên (1945-46) của Fađêep là hấpdẫn hơn cả. Chiến trường hoạt động của 57 đội viên diễn ra bí mật trong vùng địch tạm chiếm; sau chiến tranh chỉ còn bốn người sống sót, song nhà văn không muốn bỏ sót một chiến công nào của họ.Ông nói rõ: “Tiểu thuyết của tôi được xây dựng bằng những sự kiện có thật.…Tuy vậy trong đó có nhiều hư cấu nghệ thuật...Có nhiều chi tiết, biến cố, lời nói, cảm xúc gắn liền với nhiều số phận nhân vật, mà ta không thể khám phá ra được, cho nên tôi phải ức đoán và tưởng tượng ra... Ai có thể giờ đây nói cho tôi biết được rằng, họ nghĩ gì, những người con gái con trai đó đã cảm xúc như thế nào trong những giây phút tâm tình bầu bạn, yêu đương.Về những điều đó chỉ có ức đoán mà thôi. Điều đó cố nhiên là sự thật lịch sử, đồng thời là hư cấu nghệ thuật. Đó chính làtiểu thuyết...”

Nhà văn Bôrix Pôlêvôi cũng đã bộc lộ được tài năng của mình trong cuốn Chuyện một người chân chính. Phi công trẻ Maretxep xông xáo canh giữ bầu trời; máy bay của anh bị giặc bấn cháy rơi tận rừng sâu, anh bị thương rất nặng, tưởng chừng không sống nổi.Nhưng với nghị lực phi thường của chiến sĩ Hồng quân, sau 18 ngày nhịn đói khát giữa tuyết lạnh, vừa chống chọi với thú dữ, đôi chân bị liệt. May mắn, anh được nhân dân cứu sống. Hai tháng nằm bệnh viện, một chân bị cưa, tay chống batoong, anh trở về với đội ngũ. Điều đáng ngạc là với nỗ lực luyện tập, Maretxep lại xung phong cất cánh bay lên tiêu diệt thêm nhiều máy bay địch.

Ngòi bút sắc sảo của tác giả được thể hiện rõ trong việc bám sát sự thật, mà tựa như một câu chuyện huyền thoại. Tác giả nói rõ, nhiều việc tôi đã quên sau bốn năm (kể từ khi gặp Maretxep), nên phải đổi họ của anh một chút và phải đặt tên mới cho một số nhân vật từng gặp gỡ anh và giúp đỡ anh trên chặng đường gian khổ. Do đó Maretxep được đổi thành Meretxep.Tuy thế đây không phải là cuốn tiểu sử danh nhân, nó vẫn mang đầy đủ đặc trưng nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết. Phẩm chất của người phi công mang tính điển hình cho thế hệ thanh niên xô viết chân chính, bất khuất trước bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào.Bàn về tiểu thuyết xô viết không thể không nói Sông Đông êm đềm (1925-1940), bộ tiểu thuyết sử thi bốn tập từng được giải Nobel góp phần làm vinh dự cho nền văn học Nga hiện đại.Kết cấu đồ sộ của tác phẩm trước hết nhằm thực hiện hệ thống chủ đề phức tạp, gắn liền với bức tranh hoành tráng về cuộc nội chiến, mà trung tâm là xung đột quyết liệt giữa một bên là Hồng quân và nhân dân cách mạng, còn phía kẻ thù là bọn Bạch vệ, bọn phản động và bọn can thiệp nước ngoài.Số phận con người trong bộ sử thi này luôn luôn có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống lịch sử của nhân dân. “Tính quy mô của tư duy sử thi là thuộc tính cơ bản bộc lộ tài năng nhà văn ” Hàng trăm nhân vật đan xen qua nhiều mối quan hệ rắc rối,tiêu biểu cho nhiều xu hướng, quan điểm, tập quán sinh hoạt khác nhau.Xung đột quyết liệt của xã hội đương thời được tập trung trong gia đình cụ Pantêlây, một trung nông khá. Riêng Grigori - con trai thứ - nhân vật chủ yếu xuyên suốt tác phẩm lâm vào tình huống bi kịch. Con người này đẹp trai, táo bạo, lao động giỏi, trung thực, nhưng rất phức tạp, dao động trước thác lũ cách mạng phản ánh bước đường lịch sử của nhân dân Kôdăc. Grigori đã ngộ nhận lịch sử, muốn tìm con đường thứ ba sống êm đềm cùng Axinia-người tình, nhưng hoàn toàn thất bại, bèn vứt súng xuống dòng sông Đông, trở về làng quê sống tàn tạ cô đơn cùng đứa con trai mồ côi mẹ. Qua nhân vật này, nhà văn muốn thể hiện “khát vọng của một con người”…” Mặc dù mắc sai lầm, Grigoriđã chiếm được cảm tình trong trái tim hàng triệu độc giả “ ( Sôlôkhôp)

Cuộc đấu tranh khốc liệt, song cuối cùng xu thế lịch sử tiến bộ tất yếu thời kỳ này là quần chúng lao động đông đảo được giác ngộ hướng theo chính quyền xô viết chiến thắng mọi thế lực phản động.

Bộ tiểu thuyết này phảng phất sắc thái Chiến tranh và hoà bình của L.Tônxtôi, bởi hình tượng trung tâm là quần chúng làm nên lịch sử. Mặt khác, Sôlôkhôp tự coi mình là môn đệ của L.Tônxtôi đã kế thừa nghệ thuật biện chứng tâm hồn trong việc xây dựng tính cách các nhân vật.

Ngòi bút tỉnh táo, đậm chất trữ tình của nhà văn còn được bộc lộ qua truyện ngắn Số phận con người (1956) Tính cách Xôkôlôp tiêu biểu cho phẩm chất và cảnh ngộ của nhân dân Liên Xô trên chặng đường lịch sử hào hùng,đầy cam go.

Tác phẩm cũng là lời tố cáo chiến tranh mãnh liệt nhất Nhân vật tích cực Xôkôlôp, người chiến sĩ Hồng quân dũng cảm, thông minh, từng lập nhiều chiến công nơi trận tiền, nhưng vợ con nhà cửa chốn quê hương đã bị bom thù giết sạch và người con trai - đại uý pháo binh - hẹn cùng bố ngày khải hoàn, nào ngờcũng bị giặc giết đúng vào ngày đầu hoà bình. Tuy vậy, trong đau khổ trở về hậu phương làm lái xe, anh lại giang rộng vòng tay ấm áp đón Vania, một em bé mồ côi về làm con nuôi.Tình cảm cao đẹp của Xôkôlôp xuyên suốt tác phẩm đậm chất hiện thực và nhân đạo, tiêu biểu cho tình cảm cách mạng cao đẹp của nhân dân xô viết. Mặt khác, truyện tuy ngắn, nhưng mang dung lượng sử thi đồ sộ nói lên rằng, nhân dân Liên Xô và nhân loại nói chung có thể chiến thắng đau thương, chết chóc và mọi huỷ diệt của chiến tranh do bọn phát xít gây nên. Năm 1959, tác phẩm đã được dựng thành phim và tạo được tiếng vang lớn trên thế giới. Điểm đặc sắc là nhà văn dũng cảm dám nhìn thẳng vào sư thật tàn bạo của chiến tranh, không hề né tránh, tạo nên một nét mới đầy ngạc nhiên đối với giới sáng tác đương thời.

Nhìn lại, trên đất nước Nga trong quá khứ cũng như hiện tại, văn học nghệ thuật Nga đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh. /.

 PGS.TS.Nguyễn Trường Lịch
Trường DDHKHXH&NV, ĐHQGHN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   |