Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Giới thiệu sách: Một đời "Nhớ quê"
Quen biết ông đã lâu, biết ông là một trí thức Nghệ "giàu" chữ nghĩa nhưng tôi không nghĩ một người làm xây dựng như ông lại mang một tâm hồn thi nhân cùng những rung cảm nghệ thuật tinh tế đến thế.

Trong trái tim mỗi người đều có một miền quê yêu dấu, miền quê ấy là cả một miền thơ. Thơ viết về quê hương thường hay, dễ rung động lòng người cũng bởi trong từng câu, từng chữ đã sẵn mang cái tình, cái nghĩa của khách thơ gửi gắm. Một làng Trắp thoang thoảng hương thông, một đền Cờn vờn về phía biển, một thế núi Sặm hiên ngang trước ánh bình minh, một dòng Mai chảy yêu kiều dưới bóng chiều mờ tím... tất cả đều hằn sâu trong nỗi nhớ của người xa quê” - đó là những cảm nhận ban đầu khi tôi cầm trên tay tập thơ “Nhớ quê” của tác giả Nguyễn Thụa. Quen biết ông đã lâu, biết ông là một trí thức Nghệ “giàu” chữ nghĩa nhưng tôi không nghĩ một người làm xây dựng như ông lại mang một tâm hồn thi nhân cùng những rung cảm nghệ thuật tinh tế đến thế. Ở tuổi ngoài 60, mới về hưu được vài năm, nhưng ông rất “chịu” viết thơ và viết rất khỏe, con số thơ đã không dưới 100 bài. Một điều khá thú vị là trong tập “Nhớ quê” của ông, hầu hết các bài thơ đều đầy ăm ắp những nỗi niềm nhớ nhung về miền quê xứ Nghệ, miền đất luôn khắc khoải trong tâm khảm ông.

Phải là những người mấy mươi năm xa cái làng quê nhỏ bé mà nghèo khó của mình, lang thang khắp bốn phương trời vì công việc, vì mưu sinh, giờ đã bước vào cái tuổi “tri thiên mệnh” mới có thời gian thảnh thơi mà ngồi nhớ quê, mà đắm chìm với vui buồn một thuở thì mới thấu hiểu được tâm sự của “thi nhân” Nguyễn Thụa. Quê hương thời thơ ấu, đó là một không gian tồn tại đặc biệt để cho người ta phải nhớ, phải thương mà dù có có về hàng trăm lượt, gặp đủ những người cần gặp, làm hết những việc cần làm, đến đủ những nơi cần đến nhưng nỗi nhớ vẫn không vợi đi, vẫn cứ đầy lên thành nỗi ám ảnh. Có lẽ do người xưa đã không còn như xưa, cảnh cũng đã thay đổi mà kí ức về quê lại cứ định hình, không chịu biến đổi theo năm tháng trở thành căn nguyên cho những day dứt này chăng? “Viết hình cha” và “Mãi mãi xa mẹ” là những bài thơ hay, xúc cảm chân thành mà tác giả dâng lên song thân. Nỗi xót xa chứa đầy câu chữ. Không còn hình ảnh người cha thân yêu, người con bây giờ cũng đã lục tuần đành đi hỏi những người đã biết cha mình, nghe họ kể lại để cố hình dung ra gương mặt ấy, để họa lại hình cha cho đỡ nhớ. Việc không thành vì ông không phải là họa sĩ nên càng thấy mình bất lực, càng thấy tủi phận hơn. Ông đã “Viết hình cha” chứ không thể vẽ hình cha. Công việc ấy chỉ có ở lứa người như ông nhưng người đọc vẫn thấy có một cái gì xót xa, thương cảm. Nỗi đau mồ côi cha, nỗi đau mất mẹ nơi ông là những nỗi đau dễ được chia sẻ không chỉ vì cảnh ngộ mà ở ông chứa đựng những suy tư âm thầm khác:

Hai tiếng “cha ơi”

Lòng xốn xang quá đỗi

Bạn bè ngày nào cũng gọi

Sao con thiếu vắng từ lâu?

Trần trụi giữa đời không cha che chở

Tuổi lên ba tang trắng đội trên đầu.

(Tủi phận)

Ước ao được mua quà tặng cha nơi ông có cái gì đó xót xa. Không ai tránh được mệnh nhưng ai cũng có quyền mơ ước.

Song niềm vui với mọi thay đổi của quê hương cũng rất dồi dào trong thơ ông. Mọi địa danh, mọi đổi thay dù nhỏ, cũng làm ông ấm lòng. Sông Mai, Vực Mấu, Cầu Giát, đền Cờn, làng Trắp, núi Sặm, chợ Chiền, Dị Nậu quê anh, quê chị đều là những hình ảnh thân thuộc của quê hương. Và đáng quý hơn những nơi đó lại gắn liền với những kỷ niệm của tuổi học trò, của tình bạn, của mối tình đầu. Nó là điểm tựa cho tâm hồn ông những ngày xa quê. Hòa vào những hình ảnh đó là những cuộc đời của người thân, người cùng quê rất sâu đậm. Cũng là một niềm vui trong tập thơ này là ông viết về con, về sự trưởng thành của con trai, về đứa cháu nội dễ thương ít hơn ông vừa tròn một hoa giáp, “Dê ông, Dê cháu” cùng chơi trò siêu nhân. Niềm vui từ sự vô tư của con trẻ và cả từ sự lựa chọn rất ngây thơ nhưng cũng đã định hình những dấu ấn hướng thiện:

Cháu phân ông làm siêu nhân đỏ

Một nhân vật xấu xa

Cháu tấn công liên tiếp

Bắt ông phải chịu thua

Ông đầu hàng

Cháu cười hể hả

(Siêu nhân xanh)

Qua đèo Ngang, nhớ bà huyện Thanh Quan, ông cũng có những câu thơ lạ đáng nhớ:

Đèo Ngang nổi tiếng phần nhờ thơ hay

Bài thơ làm đẹp cỏ cây

Ấm tình non nước chất đầy lòng ta

(Qua đèo Ngang nhớ Bà)

Một nhà thông thái viết: Khi có điều gì chất chứa trong lòng thì tôi viết ra như một sự giải tỏa. Với Nguyễn Thụa, thơ là ông để anh trải lòng mình, nơi gửi gắm những chiêm nghiệm, suy tư trước cuộc đời mà ông yêu mến. Ở cái tuổi của ông bây giờ, tôi nghĩ như thế đã đáng để hài lòng...

 N.Trương - Ảnh: Bùi Tuấn - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   |