Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ngành Văn học - Báo chí (Đề tài trọng điểm 2001-2006)

Đề tài: Văn học Việt Nam thế kỷ XX

Mã số: QGTĐ 01.01

Thời gian thực hiện: 2001 – 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GS.VS. Phan Cự Đệ

Tham gia thực hiện: Trần Đình Sử, Đinh Văn Đức, Mã Giang Lân, Phan Trọng Thưởng, Bùi Việt Thắng, Hà Văn Đức, Bích Thu, Lê Dục Tú, Tất Thắng.

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đánh giá lại các trào lưu và khuynh hướng văn học Việt Nam trong thế kỷ XX dưới ánh sáng Đổi mới tư duy

- Nghiên cứu các thể loại văn học trong thế kỷ XX dưới ánh sáng của loại hình học, thi pháp học, phong cách học.

- Tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX

- Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX

- Ký Việt Nam thế kỷ XX

- Thơ Việt Nam thế kỷ XX

- Kịch Việt Nam thế kỷ XX

- Lý luận, phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX

- Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỷ XX

- Đề tài đã góp phần đào tạo 1 NCS, 4 ThS

Sách đã công bố:

1. Văn học Việt Nam thế kỷ XX, 970 trang, Nxb Giáo dục 2004, tái bản lần thứ nhất 2005.

Đề tài: Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX những vấn đề lý luận và lịch sử

Mã số: QGTĐ.02.05

Thời gian thực hiện: 2002 – 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc Gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Ngọc Vương

Cán bộ Tham gia thực hiện: GS.TS. Kiều Thu Hoạch, PGS. Trần Nghĩa, PGS. Bùi Duy Tân, PGS.TS. Trần Nho Thìn, PGS.TS. Nguyễn Tuấn Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, PGS.TS. Nguyễn Đăng Na, PGS.TS. Lã Nhâm Thìn, PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí, PGS.TS. Đỗ Lai Thuý, PGS.TS. Phạm Văn Khoái, PGS.TS. Vũ Thanh, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, nhà nghiên cứu Phạm Đức Duật,TS. Nguyễn Đức Mậu, TS. Phan Diễm Phương, TS. Đoàn Lê Giang, TS. Nguyễn Phạm Hùng, ThS. Đinh Thanh Hiếu, ThS. Đỗ Thu Hiền, học viên cao học Nguyễn Tuấn Anh.

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Đề tài được triển khai theo hướng nghiên cứu chuyên sâu bằng các chuyên đề. Ngoài phần Dẫn luận và Kết luận, đề tài bao gồm 27 chuyên luận vừa và nhỏ, chia thành 4 phần chính:

- Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung – phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu văn học Trung đại

- Phần thứ hai: Mối quan hệ và giao lưu giữa văn học viết Việt Nam thời trung đại với các nền văn học khu vực và với folklore.

- Phần thứ ba: Các quá trình vận động của loại hình tác giả, chủ đề, đề tài và hình tượng nhân vật trung tâm trong văn học viết Việt Nam trung đại

- Phần thứ tư: Quá trình vận động của hệ thống thể loại và ngôn ngữ trong văn học viết Việt Nam trung đại.

- Đề tài góp phần đào tạo 02 NCS, 5 ThS và 10 CN.

Các bài báo đã công bố:

- Trong khuôn khổ và quá trình thực hiện đề tài, đã có hàng chục bài báo khoa học của các tác giả đề tài như Trần Ngọc Vương, Trần Nghĩa, Kiều Thu Hoạch, Trần Nho Thìn, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Kim Sơn … đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Công trình cũng đã được tổ chức bản thảo để in thành sách ở NXB Giáo dục(1 tập.1200 trang. Sách đang in. Dự kiến phát hành vào năm 2007).

Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam

Mã số: QG.TĐ 04.05

Thời gian thực hiện: 2004 – 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GS.VS. Phan Cự Đệ – PGS. TS. Lý Hoài Thu

Tham gia thực hiện: Nguyễn Đăng Na, Trần Nho Thìn, Bùi Duy Tân, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh, Băng Thanh, Hà Văn Đức, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Hùng Vĩ, Hoàng Cẩm Giang, Nguyễn Huy Cương.

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu lịch sử phát triển của các khuynh hướng và loại hình truyện ngắn Việt Nam trung đại và hiện đại.

- Giải quyết những vấn đề lý luận về thể loại như:

- Thi pháp truyện ngắn trung đại

- Đặc trưng của thể loại truyện ngắn hiện đại

- Thi pháp truyện ngắn hiện đại

- 5 tiểu luận về các tác giả, tác phẩm trung đại như Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh, Nam ông mộng lục, Truyền kỳ mạn lục, Lan Trì kiến văn lục.

- 17 tiểu luận về các tác gia truyện ngắn như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Bùi Hiển, Kim Lân, Hồ Phương, Nguyễn Khải, Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Vũ Hạnh, Sơn Nam, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Đỗ Chu, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp…

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 4 ThS.

Các bài đã công bố:

1) Thi pháp truyện ngắn trung đại

2) Thi pháp truyện ngắn hiện đại

3) Truyện ngắn Anh Đức

4) Truyện ngắn Lê Minh Khuê

5) Truyện ngắn Phan Bội Châu

6) Truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc

Đề tài: Văn học dân gian Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Mã số: QGTĐ. 04.06

Thời gian thực hiện: 2004 – 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc Gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lê Chí Quế

Tham gia thực hiện: GS.TSKH. Phan Đăng Nhật, GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, PGS.TS. Nguyễn Thị Huế, PGS. Vũ Ngọc Khánh, TS. Trần Thị An, TS. Trương Sỹ Hùng, GVC. Nguyễn Hùng Vỹ, NCV. Lê Việt Liên

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Công trình đã khái quát những đóng góp và những hạn chế của những công tình nghiên cứu về văn học dân gian Việt Nam từ trước đến nay, đề xuất một số vấn đề cần trao đổi, nghiên cứu tiếp;

- Sơ bộ giới thiệu và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của ngành văn học dân gian ở Hoa Kỳ: Ngành văn học dân gian ở nước này một mặt kế thừa những thành tựu của khoa Văn học dân gian ở châu Âu, mặt khác đi sâu vào vận dụng lý luận nhân học văn hoá, đặc biệt là việc nghiên cứu tác phẩm trong môi trường diễn xướng;

- Nghiên cứu một số mối quan hệ giữa văn học dân gian người Việt với văn học dân gian một số tộc người thiểu số ở Việt Nam như : văn học dân gian Mường, Chăm và các nước có mối quan hệ tương tác như: văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ.

- Trên cơ sở đó công trình đi đến khái quát diện mạo của văn học dân gian nước Việt Nam thống nhất, đa tộc người.

- Đề tài đã góp phần đào tạo 3CN, 2 ThS và 2 NCS

Các bài báo đã công bố:

1) Lê Chí Quế: Nghiên cứu về hát then – một loại dân ca của dân tộc tày, Nùng ở Việt Bắc. In trong sách truyện thơ Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại, NXB Đại học Quốc gia 2004.

2) Lê Chí Quế và Phan Thu Hiền: Huyền thoại lập quốc ở Việt Nam và Hàn Quốc. Tạp chí Văn hoá dân gian số 4, 2004.

3) Phan Đăng Nhật: Giải mã một số khuôn hình từ ngữ ở sử thi Đẻ đất đẻ nước, thử tìm vài nét tư duy Việt – Mường cổ. Tạp chí Văn học số 1, 2006

4) Nguyễn Xuân Kính: Quá trình sưu tầm và nhận thức lý luận đối với sử thi ở Việt Nam. Tạp chí Văn học số 1, 2006.

5) Nguyễn Thị Huế: Vấn đề nghiên cứu văn hoá dân gian những năm gần đây. Tạp chí Văn học số 1, 2006.

Các báo cáo hội thảo:

1) Phan Đăng Nhật: Mối quan hệ giữa hình thức nghệ thuật và nội dung ở thi pháp học. Hội nghị thông báo văn hoá dân gian 2005.

2) Lê Việt Liên: Tục thờ cóc ba chân trong tín ngưỡng của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị thông báo văn hoá dân gian 2005.

3) Lê Chí Quế: Đối thoại về xung đột giữa các nhân vật trong truyện Tấm Cám. Hội thảo quốc tế về văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá khu vực và thế giới. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.11/2006.

Đề tài: Hán Nôm Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trong bước chuyển của văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

Mã số: QGTĐ.06.06

Thời gian thực hiện: 2006 – 2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Văn Khoái

Tham gia thực hiện: GS. Đinh Xuân Lâm, PGS.TS. Nguyễn Văn Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, PGS.TS. Tạ Ngọc Liên, GV. Lê Anh Tuấn, GV. Tạ Doãn Quyết, PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng, PGS.TS. Trần Ngọc Vương, GS.TS. Lê Văn Lân,PGS.TS. Vũ Đức Nghiệu, GS.TS. Lê Quang Thiêm, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, GVC. Phan Quý Bích, ThS. Đinh Thanh Hiếu, ThS. Phạm Xuân Thạch, TS. Nguyễn Quý Thanh, TS. Phạm Văn Quyết.

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Lập danh mục và hệ thống hoá các văn bản Hán Nôm của giai đoạn nghiên cứu

- Sưu tập các tài liệu có liên quan đến chính sách của chính quyền đối với chữ Hán, chữ Nôm trong tổng thể các chính sách làm biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914)

- Mô tả và phân loại thực thể các văn bản Hán Nôm của giai đoạn nghiên cứu theo chức năng và cấu trúc

- Nghiên cứu chức năng, cấu trúc, phong cách của những văn bản được chọn làm đại diện theo nhóm. (Hán văn viết theo văn ngôn truyền thống, Hán văn viết theo văn ngôn tân văn thể, Hán văn duy tân yêu nước nhằm làm rõ tính chất trường phái, phong cách qua các đại diện)

- Nghiên cứu thái độ của xã hội đối với chữ Hán, Hán văn, Nôm văn trong và sau khi chữ Hán lụi tàn, nghiên cứu Hán nôm giai đoạn này trong mối quan hệ với bước chuyển của văn hoá Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại trên một số phưong diện chủ yếu (lịch sử, tư tưởng, văn học, văn hoá …)

- Đề xuất giải pháp cho sự liên tục về văn hoá giữa truyền thống và hiện đại về mặt ngôn ngữ văn tự trong điều kiện không dùng chữ Hán, chữ Nôm trên cơ sở liên hệ với thực tế và kinh nghiệm cho sự liên tục về văn hoá, ngôn ngữ, văn tự ở các nước đồng văn (Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc).

Dự kiến kết quả: 10 bài báo, đào tạo 02 ThS, 02 TS.

 Ban KHCN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   |