Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Thầy giáo trẻ Trần Quang Tuyến - gương sáng trong học tập và phấn đấu
Bước chân vào giảng đường đại học, tôi cũng như nhiều bạn sinh viên đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện kể về các anh chị khóa trên, những tấm gương trong học tập, trong hoạt động Đoàn, những mẩu chuyện vui của sinh viên tình nguyện, và một trong số đó là giai thoại về anh chàng Đông-ki-sốt bước chân vào giảng đường đại học năm 26 tuổi, sau 8 năm lăn lộn kiếm sống.

Có thể nhiều bạn sẽ “Ah” lên rằng: “Tưởng gì, chuyện này tớ biết rồi!”, vì anh chàng đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là thầy giáo trẻ Trần Quang Tuyến.

Nhiều bạn trong chúng ta đã học đại học chậm 1 hay 2 năm, thậm chí có bạn học 2 bằng thì có thể hơn các bạn cùng tuổi đến 4,5 tuổi. Nhưng có lẽ ở trường ta hiện nay, không có sinh viên nào hơn các bạn cùng khóa đến 8 tuổi. Và câu chuyện anh chàng bán phở đi học đại học như thế nào? Xin để chính những lời tâm sự của anh trả lời các bạn.

PV: Thưa anh, thông thường, thanh niên ai cũng bắt đầu tuổi 18 của mình bằng việc thi đại học, sao anh lại chọn một hướng đi khác?

Anh Trần Quang Tuyến: Tôi là con út của một gia đình có tới 6 anh chị em, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Vì vậy tôi quyết định không học đại học mà dấn thân vào cuộc sống tự lập từ khá sớm. Tôi và anh trai vào thành phố Vinh mở một cửa hàng phở và công việc kinh doanh khá thuận lợi và nhờ đó tôi đã tích lũy được một lượng vốn kha khá cho việc học tập và sinh sống ở Hà Nội.

PV: Có bao giờ anh tưởng tượng ra cuộc sống của mình hiện nay nếu không bước chân vào đại học không?

Anh Trần Quang Tuyến: Có lẽ tôi vẫn là anh chủ quán phở (cười)… nếu không tiếp tục con đường học đại học. Cuộc sống sẽ khác rất nhiều giữa một chủ quán phở và một giảng viên đại học. Tuy nhiên, tôi cho rằng điểm chung là sự yêu thích công việc, được lao động công việc mà mình yêu thích và có ích cho cuộc sống. Nấu những bát phở ngon cho bữa sáng của mọi người cũng tốt đấy chứ (cười)... Tuy nhiên, việc có được bài giảng hay khó hơn rất nhiều bởi kiến thức luôn phải cập nhật, phương pháp giảng dạy luôn phải đổi mới trong khi đó nấu phở là bí quyết gia truyền, giữ được nó chứ không thay đổi nó.

PV: Động lực nào khiến anh quyết tâm quay trở lại con đường học hành sau 8 năm kiếm sống ở thành phố Vinh?

Anh Trần Quang Tuyến: Tôi là người yêu thích học tập và nghiên cứu. Bạn biết đấy, tri thức là sức mạnh. Vì vậy, tôi đã từ bỏ công việc kinh doanh vốn rất đang phát đạt ở Vinh để ra Hà Nội thi đại học. Hơn nữa, tôi là một học sinh của trường PTTH Lê Hồng Phong (Nam Định) nên tôi luôn có ý thức tự hào và nung nấu quyết tâm là mình phải tiếp tục học đại học và hơn nữa phải học cho giỏi

PV: Khó khăn lớn nhất, anh gặp phải khi bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học là gì ạ?

Anh Trần Quang Tuyến: Tôi không thấy khó khăn gì lớn khi quay lại con đường học tập bởi với tôi khoảng thời gian hơn 7 năm sống tự lập đã rèn luyện cho tôi vốn sống, kinh nghiệm thực tế và sự thích nghi rất tốt với mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong quá trình học tập có một số khó khăn nhỏ là vấn đề kinh tế nhưng tôi và anh trai lại tiếp tục xoay sở kiếm sống ở Hà Nội và cuộc sống cũng tạm ổn.

PV: Được biết anh là Thủ khoa ngành Kinh tế Chính trị ở bậc cử nhân và cao học, anh có thể chia sẻ một chút bí quyết của mình cho các em sinh viên?

Anh Trần Quang Tuyến: Khi tôi vào lớp đại học, nhìn những gương mặt trẻ trung, sáng sủa và thông minh xung quang mình, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì mình được học với những người trẻ tuổi và họ làm cho mình trẻ hơn (cười) nhưng lại bắt đầu sợ lo vì sợ mình không thể theo kịp được họ. Vì vậy, tôi đặt ra quyết tâm là phải chăm chỉ, cầu thị học hỏi bạn bè ở các khóa trên và thầy cô. Nhưng yếu tố quan trọng nhất là sự chăm chỉ học tập. Nhờ đó tôi đã có thành tích học tập rất tốt. Thông thường tôi luôn sưu tầm các loại sách tham khảo liên quan đến môn học. Hiệu sách cũ trên đường Láng là một địa chỉ rất quen thuộc của tôi hồi học đại học.

PV: Tiếp xúc với anh, dễ dàng nhận thấy anh là người rất cởii mở và chân thành, không biết trên bục giảng thì anh có nghiêm khắc không? Cảm giác của anh khi lần đầu tiên được gọi là thầy thế nào?

Anh Trần Quang Tuyến: Tôi là người khá cởi mở, và hình như… nói hơi nhiều (cười) nữa. Nghiêm túc trong giảng dạy nhưng nhiệt tình, gần gũi trong việc tư vấn và giải đáp thắc mắc của sinh viên.

Tôi được gọi là thầy từ lâu rồi (cười), vì tôi hay xem bói cho bạn bè, chỉ là vui đùa thôi. Thực ra thì cảm giác được gọi là “thầy” với tôi luôn thiêng liêng, không chỉ là lúc ban đầu mà còn mãi mãi. Có một lần khi đang chờ đèn xanh ở ngã tư, hai bạn sinh viên tôi mà tôi không nhớ tên, đã chào: “Em chào thầy” rất to, mọi người xung quanh tôi nhìn tôi với con mắt thật trân trọng. Khi đó tôi thực sự hiểu cái nghề “thầy” có một vị trí đặc biệt như thế nào trong xã hội.

PV: Các em sinh viên thường tâm sự với nhau thế này: “Thầy Tuyến rất lãng mạn và rất hiền”. Anh nghĩ sao về câu nhận xét này?

Anh Trần Quang Tuyến: Lãng mạn thì có, còn hiền thì vừa phải thôi (cười), vì tôi đi thanh tra, lập khá nhiều biên bản thí sinh quay bài đó. Các bạn sinh viên cho rằng tôi lãng mạn vì tôi chơi đàn ghita và hát bài hát: “Và tôi cũng yêu em” của nhạc sĩ Đức Huy với những ca từ như: “Tôi yêu ly cà phê buổi sáng, con đường ngập lá vàng, tôi yêu hương vị tết ngày xưa, mái tranh dưới hàng dừa, và yêu trẻ thơ…” Thú thực tôi đã hát bài này khá nhiều khi tôi là sinh viên tình nguyện, rồi sau này là Bí thư đoàn khi đi thăm các bạn sinh viên tình nguyện ở Tiến Xuân (Hòa Bình) tôi cũng hát bài này… và thật cảm động, tại Lễ tổng kết chiến dịch sinh viên tình nguyện năm 2006, lúc tôi hát bài này đã có một số sinh viên đã chạy lên và nắm tay nhau nhảy vòng quanh tôi rất vui nhộn trên sân khấu hội trường 10-12 của ĐHQG Hà Nội.

PV: Được biết là anh đã đủ điểm tiếng Anh đi học tiến sĩ ở nước ngoài với mức điểm IELTS là 6.5 khá ấn tượng. Anh có cây đũa thần nào không vậy?

Anh Trần Quang Tuyến: Học tiếng Anh ở bậc đại học và cao học, kỹ năng chủ yếu là ngữ pháp. Trong khi đó IELTS đòi hỏi người học phải có cả 4 kỹ năng. Ngày đầu đi ôn thi IELTS ở lớp Cô Đức, tôi nghĩ mình không thể có được điểm 6 vì các bạn trẻ học sinh và sinh viên cũng chỉ đạt 6 điểm mà họ lại nghe và nói tốt hơn tôi rất nhiều. Lúc đầu trình độ của tôi chỉ đạt 4 điểm. Tuy nhiên, một lần nữa sự kiên trì và chăm chỉ đã giúp cho tôi đạt được kết quả mong muốn. Cây đũa thần của tôi là: “Practice makes perfect”.

PV: Câu hỏi cuối cùng nhé, điều mong ước lớn nhất của anh hiện nay là gì? Anh có thể chia sẻ cùng bạn đọc về con đường tương lai của mình không?

Anh Trần Quang Tuyến: Con đường tương lai của tôi thật đơn giản nhưng vô cùng khó khăn. Tôi muốn trở thành một giảng viên, một nhà nghiên có năng lực và cống hiến tốt cho trường và cho đất nước.

Mong muốn của tôi là được học tiến sĩ ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có trình độ tiên tiến và tiếng Anh là ngôn ngữ chính như: Mỹ, Anh, Úc và New Zealand,.. Hiện tại tôi đã được Bộ GD&ĐT cấp học bổng theo học tiến sĩ ở New Zealand và công việc của tôi là tìm giáo sư hướng dẫn. Hy vọng tôi sẽ sớm nhận được thư chấp thuận (Admission letter) của trường đại học ở New Zealand và quyết định chính thức của Bộ GD&ĐT.

PV: Xin cảm ơn anh. Và xin chúc cho điều ước của anh thành sự thật.

 Ngô Thùy Dung - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   |