Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Một đóng góp mới trong nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt
Ngữ điệu là một phận quan trọng trong quá trình cấu thành lời nói. Khi nghiên cứu ngữ âm hay nghiên cứu ngữ pháp (nhất là ngữ pháp truyền thông), nhà nghiên cứu dù muốn hay không cũng phải chú ý đến ngữ điệu. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, trong bất kỳ ngôn ngữ nào ngữ điệu cũng tồn tại như một yếu tố hiển nhiên.

So với các yếu tố ngữ âm khác như âm tố, âm tiết, phụ âm, nguyên âm... thì ngữ điệu là một yếu tố trừu tượng. Người ta chỉ có thể nghe, chứ không nhìn thấy. Do đó, khi miêu tả ngữ điệu, nhà nghiên cứu chỉ có thể thực hiện bằng hai con đường: miêu tả bằng cảm giác khi nghe và miêu tả bằng máy móc thực nghiệm.

Trên thế giới việc miêu tả ngữ âm nói chung và ngữ điệu nói riêng đã được thực hiện trên máy từ lâu. Chẳng hạn, ở Liên xô ( cũ), các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Gordina, Alosina... đã dành nhiều tâm huyết cho việc khảo sát ngữ điệu tiêng Việt qua một số máy móc hiện đại. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ngữ âm bằng máy móc thực nghiệm cũng đã được tiến hành từ những năm 60-70 của thế kỷ XX với GS.TSKH Nguyễn Hàm Dương. Ông là nhà Aphazi số một, đồng thời cũng là người mở ra hướng nghiên cứu này tại nước Việt. Nhưng dạo đó, đất nước còn lạc hậu, rồi lại chiến tranh, các máy móc được đưa từ Liên xô về của bộ môn Ngôn ngữ học khoa Ngữ văn (Trường ĐHTH hợp cũ) chẳng bao lâu cũng trở thành đống sắt gỉ. Sang đến thời kỳ đổi mới, đặc biệt những năm cuối thế kỷ, việc nghiên cứu ngữ âm thực nghiệm mới được hồi phục lại ở phòng ngữ âm của Viện Ngôn ngữ học với các chuyên gia có tiếng như Vũ Bá Hùng, Hoàng Cao Cương. Và, ở phía Nam cũng có một số nhà nghiên cứu đã tiếp tục khảo sát ngữ điệu theo cách này như Cao Xuân Hạo... Tuy nhiên, ngay tại phòng ngữ âm của Viện Ngôn ngữ học, tâm sức của các nhà nghiên cứu dành cho sự quan tâm đến ngữ điệu cũng chưa nhiều.

Nhìn cả một chặng đường lịch sử dài thì trong hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi ngành ngôn học ra đời ở Việt Nam, việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như: âm tiết, vần, thanh điệu, nguyên âm, phụ âm... Cho đến nay, tuyệt nhiên vẫn chưa có một công trình độc lập nghiên cứu về ngữ điệu. Có thể coi đây là một cái lỗ hổng rất lớn của chuyên ngành ngữ âm học tiếng Việt. Sở dĩ có thể nói như vậy là vì, ngay cả các nhà ngữ âm học thuần phác nhất, khi bàn về ngữ âm vẫn chỉ nhắc tới ngữ điệu như là một yếu tố phụ gia chứ không phải là một đối tượng chân chính của ngữ âm học. Không phải ngẫu nhiên, ngay cả các giáo trình ngữ âm dạy ở bậc đại học cũng dành một số dòng quá ít ỏi nói về ngữ điệu. Phải chăng đó là một sai lầm mang tính lịch sử, hoặc giả ngữ điệu là một lĩnh vực trừu tượng, mơ hồ nên chẳng mấy ai dành cho nó sự quan tâm ?

Trong bối cảnh như thế, việc cho ra đời công trình nghiên cứu "Ngữ điệu tiếng Việt sơ khảo" ( Nxb ĐHQGHN 2009) của tác giả Đỗ Tiến Thắng, giảng viên khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn có thể xem như là một đột phá khẩu nhằm lấp cái lỗ hổng đã tồn tại mấy mươi năm trong nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt. Mặc dù, đây chỉ là cuốn sách sơ khảo nhưng tác giả của nó đã bỏ nhiều công sức nghiền ngẫm các hiện tượng lời nói khác nhau, cố gắng vận dụng các lý thuyết hiện đại nhất về ngôn ngữ học như lý thuyết hội thoại, lý thuyết dụng học, phân tích diễn ngôn, phân tích ngữ pháp theo phương pháp truyền thống và phân tích đề-thuyết... để miêu tả, phân tích các kiểu loại ngữ điệu thường xuất hiện trong giao tiếp tiếng Việt. Với độ mẫn cảm của người bản ngữ cộng với các tri thức ngôn ngữ học cần yếu, tác giả của công trình này đã lần lượt khảo sát vai trò của ngữ điệu trong các chức năng quan trọng nhất như: chức năng tạo câu, chức năng biểu cảm, chức năng lô gích và chức năng dụng học. Với phương pháp khảo sát như vậy, công trình đã cung cấp cho bạn đọc một hình dung khá đầy đủ về hoạt động của ngữ điệu với tư cách là một yếu tố ngữ âm vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong hoạt dộng nói năng.

Công trình được bố cục rõ ràng, gồm 7 mục lớn. Mỗi mục bàn sâu về một kiểu chức năng của ngữ điệu. Trong đó, trước khi đi vào miêu tả cụ thể các hiện tượng ngữ điệu ứng với từng kiểu câu tác giả đều có phần dẫn nhập trình bày khái lược về các vấn đề lý luận có liên quan. Trong những chừng mực cần thiết, tác giả còn nêu ra các ý kiến tranh luận về một số vấn đề chưa được thống nhất để người đọc tham khảo trước khi trình bày các luận điểm riêng của mình. Đây là một cách làm hợp lý, rất hữu ích cho đối tượng độc giả là sinh viên. Bởi thế, công trình nghiên cứu này có thể được coi là một chuyên luận giúp cho sinh viên nâng cao sự hiểu biết về ngữ âm tiếng Việt cũng như vận dụng nó vào thực tiễn .

Như đã nói, ngữ điệu là một yếu tố ngữ âm trừu tượng. Do đó, nếu chỉ miêu tả qua cảm nhận trực giác sẽ khó tránh được chủ quan, cảm tính. Để bù đắp vào chỗ này, trong công trình nghiên cứu của mình tác giả Đỗ Tiến Thắng còn dành một số trang cho nghiên cứu thực nghiệm. Qua các trang này, các kết quả được ghi băng máy (trang 44,49, 50, 53, 54,58, 69,111...) đã phần nào giúp cho độc giả hình dung được những kết cả miêu tả trực quan mà tác giả của công trình phân tích trong các trang tiếp sau đó. Nói một cách khác, đây chính là một cơ sở khoa học đáng tin cậy để nhìn nhận và đánh giá sự đống góp của công trình này trong nghiên cứu ngữ điệu tiếng Việt. Cho đến nay, hoàn toàn có thể khẳng định rằng, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về ngữ điệu tiếng Việt một cách toàn diện và khá đầy đủ từ nhiều góc độ khác nhau. Đóng góp của tác giả Đỗ Tiến Thắng không chỉ dừng ở chỗ củng cố thêm luận điểm của các nhà nghiên cứu đi trước về ngữ điệu tiếng Việt mà còn ở sự miêu tả và phân tích cụ thể từng loại ngữ điệu khác nhau. Chẳng hạn, tác giả có sự phân dịnh rõ giới hạn của ngữ điệu cấu tạo, ngữ điệu mục đích, ngữ điệu tình thái, ngữ điệu hàm ý, ngữ điệu hành vi và ngữ điệu hội thoại. Trong mỗi kiểu ngữ điệu này, tác giả lại đi sâu vào phân tích ngữ điệu cho từng kiểu câu. Chẳng hạn, khi khảo sát ngữ điệu mục đích, tác giả tập trung vào phân tích ngữ điệu của ba loại câu là câu trần thuật, câu hỏi và câu cầu khiến. Khi khảo sát ngữ điệu tình thái, tác giả đi sâu vào phân tích ngữ điệu của câu tối giản, ngữ điệu của câu bất thường ( ngữ pháp truyền thống gọi là câu đặc biệt và câu rút gọn thành phần) và câu đầy đủ. Đối với loại câu đầy đủ, tác giả lại tiếp tục đi sâu vào các kiểu câu khác nhau như: câu có tác tử tình thái và câu không có tác tử tình thái, câu có động từ tình thái và các loại câu khác... Nhìn chung, trong toàn bộ công trình, ngoài phần dẫn nhập được trình bày ở phần đầu mỗi mục lớn (có thể tạm gọi là mỗi chương), trước khi đi vào miêu tả và phân tích ngữ điệu của mỗi kiểu câu cụ thể tác giả còn dành một mục nhỏ cho việc thảo luận. Cách làm này, ngoài việc thể hiện tính nghiêm túc của việc nghiên cứu còn thể hiện tính minh bạch về phương pháp sư phạm. Qua hệ thống của phương pháp trình bày, tự cuốn sách đã là sự gợi ý cho sinh viên cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu theo con đường khách quan khoa học và sự phát huy khả năng về tính độc lập của tư duy.

Ngoài đóng góp về mặt lý luận như đã nêu, công trình của Đỗ Tiến Thắng còn có giá trị thực tiễn trong việc dạy tiếng Việt thực hành cho những ai yêu thích tiếng Việt, đặc biệt là đối với các học biên người nước ngoài. Cụ thể, công trình này rất hữu ích cho việc luyện nói cho người học tiếng Việt để đạt tới tinh chuẩn mực của người bản ngữ. Mặc dù, phải thừa nhận rằng, ở những trang miêu tả ngữ điệu bằng trực giác (một kiểu nghiên cứu truyền thống vẫn tồn tại từ xưa đến nay) trong công trình của Đỗ Tiến Thắng vẫn không tránh khỏi một số chỗ chủ quan, có khi khiên cưỡng hoặc chưa hoàn toàn chính xác. Hơn nữa, nếu trong khi trích dẫn tác giả Đỗ Tiến Thắng giảm bớt các ví dụ dẫn lại mà tăng thêm các ví dụ lấy tứ đời sồng và trong văn học thì cuốn sách còn có sức thuyết phục hơn. Tuy nhiên, nhìn bao quát toàn bộ công trình thì các đóng góp của tác giả là không thể phủ nhận được. Đó là chưa nói, trong khoa văn học, ngôn ngữ chỉ được coi là một phận nhỏ (chưa đủ cơ chế thành một bộ môn) thì việc cho ra đời công trình "Ngữ điệu tiếng Viêt" quả là một sự quá bất ngờ. Bởi, kết quả nghiên cứu của một người đôi khi được mệnh danh là "không làm chuyên môn" mà có được một kết quả như vây thật trân trọng và đáng quí!

 Hữu Đạt - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   |