Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Những kỷ niệm, giờ mới kể!
Năm 1976 - 1977, chúng tôi nhận lập chương trình giải một số bài toán phân tích dữ liệu cho dự án xây dựng Nhà máy thủy điện sông Đà. Các nhà Cơ học thủy khí đã chuẩn bị xong thuật toán. Chúng tôi chỉ việc theo đó mà lập trình. Thuật toán khá phức tạp, phải giải nhiều hệ phương trình vi phân, nếu lập trình bằng “ngôn ngữ máy” thì phải tốn nhiều công sức mà chương trình lại rất dài.

“Đục lỗ băng giấy”

Năm 1975 - 1976, chúng tôi nhận lập chương trình giải một số bài toán phục vụ dự báo thời tiết của Nha Khí tượng Thủy văn. Người ta nói rằng nên dùng ngôn ngữ “0, 1” của máy để lập trình vì nó rất “tiện lợi”, đến máy tính Minsk 22 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (39 phố Trần Hưng Đạo) mà “chạy chương trình” vì thủ tục “đơn giản”, đặc biệt có thể tự thao tác với máy tính.

Mới đầu nghe khá “lạ tai”: lập trình bằng “ngôn ngữ máy” rất “tiện lợi” vì khi học chúng tôi thường dùng ngôn ngữ lập trình FORTRAN, ALGOL gần gũi dễ hiểu như ngôn ngữ tự nhiên dòng Latinh. Người Việt dùng “ngôn ngữ máy” để lập trình có khác nào dùng chữ “A Rập” cổ đại. Hơn thế nữa chương trình viết bằng “ngôn ngữ máy” dài gấp nhiều lần chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao.

Đầu tiên chương trình được viết lên giấy, sau đó chuyển cho nhân viên “đục lỗ” của Trung tâm máy tính. Tại đây qua máy “đục lỗ”, nội dung chương trình được thể hiện trên một băng giấy rộng cỡ 2 cm, dài ngắn cỡ vài mét tùy theo chương trình.

Cuộn băng giấy có ghi chương trình được cài vào bộ phận nhập thông tin của máy tính, nó “đọc” chương trình vào bộ nhớ trong. Máy tính duyệt chương trình, nếu đúng, người ta cho nó “đọc” tiếp băng giấy ghi dữ liệu vào để thực hiện chương trình.

Thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Ví dụ khi độ ẩm cao, máy tính không “đọc” được thông tin trên băng giấy. Ví dụ nhân viên “đục lỗ” sai: số 0 đục thành số 1 và ngược lại…

Chỉ sai 1lỗ nhỏ”, chương trình đã không chạy được huống chi băng giấy ghi chương trình sai tới vài chục “lỗ”. Thông cảm với mấy cô “đục lỗ”, vì tay thì “đục lỗ” nhưng đầu lại nghĩ tới việc khác “đục lỗ”. Chúng tôi “đục lỗ” thủ công vậy để sửa các “lỗ” sai. Mỗi lập trình viên có một chiếc đinh “vừa khớp” với lỗ chuẩn, một chiếc búa, lọ nhựa dán, một băng giấy chưa đục lỗ.

Nhìn trên băng giấy “đục lỗ”, chương trình tương ứng in ra và chương trình gốc, người lập trình có thể tìm thấy “lỗ” bị đục sai hay “lỗ” chưa được đục. Với “lỗ” bị đục sai, họ dán giấy lại. Với “lỗ” chưa được đục, họ dùng đinh đục lại. Xong việc, lập trình viên dùng máy “đục lỗ” để “sao” ra một băng giấy mới, không còn giấy dán hay vết đục thủ công.

Như vậy một chương trình cỡ trung bình phải sửa đi sửa lại ít nhất 2 tuần lễ mới xong phần “đục lỗ”! Ấy thế mà thời năm 1975 - 1976 tại Hà Nội, lập trình bng “ngôn ngữ máy” vẫn “tiện lợi” hơn lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao, để rõ hơn điều này xin mời các anh chị đọc tiếp câu chuyện đục lỗ bìa giấy”.

“Đục lỗ bìa giấy”

Năm 1976 - 1977, chúng tôi nhận lập chương trình giải một số bài toán phân tích dữ liệu cho dự án xây dựng Nhà máy thủy điện sông Đà. Các nhà Cơ học thủy khí đã chuẩn bị xong thuật toán. Chúng tôi chỉ việc theo đó mà lập trình. Thuật toán khá phức tạp, phải giải nhiều hệ phương trình vi phân, nếu lập trình bằng “ngôn ngữ máy” thì phải tốn nhiều công sức mà chương trình lại rất dài.

Mặc dù đã “quen” dùng “ngôn ngữ máy”, nhưng chúng tôi quyết tâm dùng ngôn ngữ lập trình FORTRAN. Chẳng lẽ tiếp tục mãi “con trâu đi trước, cái cày theo sau”.

Khi đó tại Hà Nội máy tính Minsk 32 có chương trình dịch ngôn ngữ FORTRAN đặt tại Tổng cục thống kê (phố Hoàng Diệu) và tại Bộ Quốc phòng (phố Trần Phú). Ngôn ngữ này ra đời năm 1954, sau 20 năm nó mới được sử dụng tại Hà Nội.

Chương trình viết bằng ngôn ngữ FORTRAN được thể hiện trên tập “bìa đục lỗ”. Mỗi câu lệnh của chương trình được “ghi” trên một “bìa đục lỗ” to bằng quân bài tú lơ khơ. Chương trình ghi trên giấy “mẫu” được chuyển tới nhân viên “đục lỗ”. Người này (thường là phụ nữ) “đục lỗ” từng câu lệnh. Chương trình có bao nhiêu câu lệnh thì có bấy nhiêu bìa.

Cũng như với băng giấy “đục lỗ”, tập bìa có thể bị ẩm uớt hay “đục lỗ” sai, chương trình chưa chạy ngay được, phải sấy khô tập bìa hay “đục lỗ” lại bìa bị sai. Phụ nữ “đục lỗ” 10 bìa, sai 3 là chuyện bình thường, Nam ta “đục lỗ” còn sai cơ mà. Tuy vậy lập trình viên đọc bìa “đục lỗ” dễ hơn đọc băng giấy “đục lỗ”, vì trên mỗi bìa có ghi một câu lệnh và nhìn rõ kí tự bị “đục lỗ”. Nhờ đó họ có thể “đục” lại bìa sai.

Một chương trình cỡ trung bình phải sửa đi sửa lại ít nhất 4 tuần lễ mới xong phần “đục lỗ” tức là tốn thời gian hơn lập trình bằng “ngôn ngữ máy”. Lý do thật đơn giản: Phòng thí nghiệm khoa Toán khi đó chưa có máy “đục lỗ” bìa giấy, chỉ có máy “đục lỗ” băng giấy. Chúng tôi phải nhờ các nhân viên “đục lỗ” bìa giấy của trung tâm máy tính. Nhưng không phải khi nào cũng được gặp họ. Ví dụ tại trung tâm máy tính của Bộ quốc phòng, mỗi tuần chúng tôi chỉ được phép “1 lần” gặp cô “đục lỗ”, đó là 14 giờ chiều thứ 5. Mỗi lần như vậy, cô “đục lỗ” trao cho chúng tôi tập bìa đã “đục lỗ” cùng với chương trình in ra từ máy tính để mang về chỉnh sửa lại, chúng tôi chuyển tới cô chương trình mới viết để nhờ “đục lỗ”.

Ô tô chuyên chở 1 đĩa mềm

Trong văn bản thỏa thuận hợp tác của một cơ quan ta với bạn nước ngoài có ghi rõ họ sẽ gửi giúp ta các tài liệu phục vụ nghiên cứu và đào tạo. Đúng hẹn, bạn thông báo tài liệu đã chuyển tới sân bay, hãy ra đó nhận ngay. Ta suy nghĩ tự nhiên, điều ngay xe ôtô ra nhận “hàng”. Thật không ngờ với ta, “tài liệu” ghi trong 1 hộp vuông nằm gọn lòng bàn tay. Ngày nay ta gọi là “đĩa mềm”.

Ai mà “đọc” được “đĩa mềm” bằng mắt thường! Thế là bản thỏa thuận hợp tác lại phải bổ sung mục: Bạn gửi giúp ta một máy vi tính để đọc tài liệu ghi trên đĩa.

Máy tính “đi” chùa Hương “Xem bói”

Năm đó một nhóm học sinh cũ gặp chúng tôi xin một số chương trình “lấy số tử vi”. Chúng tôi hỏi để làm gì. Họ trả lời đơn giản: Chúng em cho Máy tính “đón” khách tại cổng chùa Hương giúp họ lấy “lá số tử vi”.

Để tránh sự cố liên quan tới “Mê tín dị đoan”, họ ghi biển: “Vui chơi có thưởng”!

Ngoại giao “Tin học”

Hồi đó Hà Nội có phong trào đi “Xin đất”. Một trung tâm máy tính nhờ chúng tôi tới một địa phương nói chuyện về “Tin học” (từ “công nghệ thông tin - CNTT” chưa được dùng nhiều) với các cán bộ chủ chốt, sau đó “xoá mù Tin học” cho con em họ.

Sau này chúng tôi tò mò hỏi: địa phương ta “yêu” “Tin học” à? Họ cho biết lúc đầu chưa “yêu”, sau này bên kia nhiệt tình quá, đặc biệt cho nhiều quà “Tin học” nên cuối cùng rất “yêu”. Và “cái gì đến đã đến”: Địa phương đồng ý chuyển nhượng một diện tích đất cho trung tâm máy tính xây dựng “trụ sở”. “Tin học” đi “Xin đất” như vậy đó!

Đưa đón“Tin học” về Thái Bình và...

Hợp đồng đưa đón “Tin học” về Thái Bình đã được ký kết: Trung tâm máy tính từ Hà Nội “dẫn đưa” “Tin học” về tới bến phà Tân Đệ (năm 1992 chưa có cầu Tân Đệ). Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Bình “tiếp đón” “ Tin học” từ nơi này về thị xã.

Trung tâm máy tính và UBND tỉnh Thái Bình chưa nói chuyện trực tiếp được với “Tin học”nên nhờ chúng tôi làm “phiên dịch”. Chúng tôi cảm thấy rất vinh dự.

Đoàn chúng tôi có 2 xe ôtô, một xe dành riêng choTin học” ngồi. Mọi người trên chiếc xe này rất lo lắng cho “Tin học” trên đường dài phức tạp dễ bị va quệt, liệu “anh ấy” có bị “chấn thương sọ não” không. Đến Thái Bình mà không nói được một câu “chào” thì thật là xấu hổ.

Chúng tôi tới bên này của bến phà Tân Đệ, đã thấy 2 ôtô của chủ nhà sang tận bờ Nam Định đón. Trên 2 ôtô đầy cờ và hoa. Về tới thị xã Thái Bình lúc 11 giờ, tại UBND tỉnh cũng đầy cờ và hoa đón chào “Tin học”.

Đáp lễ Phó chủ tịch tỉnh, “Tin học” không chỉ nói được một câu “chào”, mà nói được nhiều câu “chào”. Trước nhiều cán bộ lãnh đạo tỉnh Thái Bình, “Tin học” bình tĩnh biểu diễn nhiều tiết mục nghề nghiệp. Mọi người ngạc nhiên hơn cả là tiết mục “Tin học” tìm kiếm nhanh và chính xác những thông tin về thành tích của tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ. Nếu bằng phương pháp tìm kiếm thủ công như các nhân viên của Phó chủ tịch tỉnh vẫn làm, thì phải mất hàng tuần lễ...

 PGS.TS. Trịnh Nhật Tiến - M.T (ghi) - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   | 625   | 626   | 627   | 628   | 629   | 630   | 631   | 632   | 633   | 634   | 635   | 636   | 637   | 638   | 639   | 640   | 641   | 642   | 643   | 644   |