ĐÀO TẠO
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >    >  
Quy trình đào tạo

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO

1.      Đào tạo đại học

 

1.1  Các loại hình đào tạo

 

·     Chính quy: Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung dài hạn.

Điều kiện dự thi tuyển (về học lực): Những người đó tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trung học bổ túc và trung học nghề.

·     Vừa học vừa làm: Tổ chức đào tạo theo hình thức không tập trung:

Điều kiện dự thi tuyển (về học lực):

          - Những ng­ười đó có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trung học bổ túc, trung học nghề và đó có thời gian làm việc tại địa phư­ơng, cơ quan, doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính từ khi tốt nghiệp một trong các bậc học trên đến ngày dự thi.

          - Người đó có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.

·     Liên thông: Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung cho những ngư­ời đó có bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phự hợp với ngành dự thi.

·     Văn bằng thứ hai: Đào tạo tập trung hoặc không tập trung cho những ngư­ời đó có một bằng tốt nghiệp đại học. Dựa vào kết quả học tập trên bảng điểm kốm theo bằng tốt nghiệp đại học, thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định việc bảo l­ưu kết quả học tập của một số môn học và phải học bổ sung nội dung kiến thức, khối lư­ợng kiến thức của các môn học trong chương trình đào tạo đối với từng sinh viên.

·     Các loại hình đào tạo khác do Giám đốc ĐHQGHN cho phép thực hiện. Việc tổ chức và quản lý đào tạo do Giám đốc ĐHQGHN quy định riêng cho từng loại hình đào tạo cụ thể.

 

Về các môn học Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất:

 

·     Chư­ơng trình đào tạo hệ Chính quy có cả 2 môn học này. Chư­ơng trình đào tạo hệ tại chức và hệ chuyên tu có môn học Giáo dục quốc phòng, không có môn học Giáo dục thể chất.

·      Đối tư­ợng đ­ược miễn, tạm hoãn học môn học Giáo dục quốc phòng:

Đối t­ượng đ­ược miễn học:

        - Người học nguyên là sĩ quan quân đội.

        - Người học là ngư­ời nư­ớc ngoài.

        - Người học là cán bộ, viên chức đư­ợc cơ quan cử đi học hệ tại chức hoặc hệ chuyên tu.

        - Người học đó được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng phự hợp với trình độ đào tạo.

Đối t­ượng đ­ược miễn học phần thực hành của môn học Giáo dục quốc phòng:

        - Người học đó hoàn thành nghĩa vụ quân sự (có quyết định xuất ngũ).

        - Người học là tu sĩ thuộc các tôn giáo.

        - Người học có thương tật, dị tật bẩm sinh làm hạn chế chức năng vận động (có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tư­ơng đương trở lên).

Đối t­ượng đ­ược tạm hoãn học môn học Giáo dục quốc phòng:

        - Người học đang học như­ng sức khỏe không đảm bảo.

        - Người học đang mang thai, nuôi con nhỏ d­ưới 24 tháng tuổi.

        - Người học có lý do đặc biệt về hoàn cảnh gia đình.

 

1.2      Tổ chức đào tạo

 

Chương trình đào tạo được chia thành các khối kiến thức. Mỗi khối kiến thức bao gồm một số môn học. Môn học là một bộ phận kiến thức trọn vẹn của một ngành (liên ngành) khoa học. Môn học có thể gồm một hay một vài học phần. Học phần có thể là một môn học hoặc một phần tư­ơng đối trọn vẹn của một môn học được sử dụng để tạo thuận lợi cho ngư­ời học tích luỹ dần kiến thức trong quá trình học tập. Kiến thức trong mỗi học phần có thể đư­ợc kết cấu riêng theo từng bộ môn khoa học hoặc đ­ược tích hợp từ nhiều bộ môn khoa học ở cùng một trình độ. Mỗi học phần có khối lư­ợng kiến thức từ 2 đến 6 đơn vị học trình (đvht), riêng các học phần ngoại ngữ cho các ngành học không chuyên ngoại ngữ có thể gồm 7 đvht.

Đơn vị học trình đư­ợc sử dụng để đo l­ường khối lư­ợng kiến thức đào tạo trong điều kiện học tập tiêu chuẩn của sinh viên, đư­ợc quy định bằng 15 tiết (mỗi tiết 45 phỳt) lý thuyết, thảo luận, bài tập, hoặc bằng 30 - 45 tiết thực hành, thực nghiệm, hoặc bằng 45 - 90 tiết thực tập tại cơ sở, hoặc bằng 45 - 60 tiết làm tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học.

Có ba loại học phần: học phần bắt buộc (sinh viên phải tích luỹ), học phần lựa chọn (sinh viên chọn theo hư­ớng dẫn của đơn vị đào tạo) và học phần tự do (sinh viên tự đăng ký học theo sở thích, kết quả đ­ược ghi vào bảng điểm tốt nghiệp như­ng không đ­ược dùng để tích lũy và tính điểm trung bình chung học tập). Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định cụ thể đối với từng học phần đư­ợc dạy trong đơn vị mình.

Mỗi học phần đư­ợc ký hiệu bằng một mã số riêng thể hiện vị trí của học phần đó trong chư­ơng trình đào tạo cũng như­ trình độ và khối lư­ợng kiến thức của nó. Mã số này do ĐHQGHN quy định thống nhất.

Các học phần lý thuyết chủ yếu đư­ợc nghe giảng trên lớp hoặc tự học. Các học phần thực hành, thực nghiệm đư­ợc thực hiện chủ yếu ở các phòng thí nghiệm, các cơ sở thực tập hay x­ưởng tr­ường. Mỗi học phần đư­ợc bố trí trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ.

Vào đầu học kỳ cuối cùng của khóa học, sinh viên đư­ợc h­ướng dẫn đăng ký làm một đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp (gọi chung là khóa luận tốt nghiệp) hoặc thi tốt nghiệp. Tuỳ theo điều kiện của đơn vị đào tạo và đặc thù của từng ngành đào tạo, thủ trư­ởng đơn vị đào tạo quy định những điều kiện để sinh viên đư­ợc làm khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.

Khóa luận tốt nghiệp đư­ợc xem như­ một học phần lựa chọn có khối lư­ợng kiến thức 10 đvht đối với các ngành khoa học tự nhiên, xã hội - nhân văn hoặc sư­ phạm; hay 15 đvht đối với các ngành kỹ thuật hoặc công nghệ. Chủ nhiệm khoa của các trường đại học thành viên hoặc chủ nhiệm khoa của các khoa trực thuộc ĐHQGHN phân công cán bộ hư­ớng dẫn khóa luận tốt nghiệp theo đề nghị của chủ nhiệm bộ môn. Đề tài khóa luận tốt nghiệp do cán bộ hướng dẫn xác định, đăng ký và thông qua ở bộ môn. Những đề tài có tính chất liên bộ môn phải đ­ược chủ nhiệm khoa của các trường đại học thành viên hoặc chủ nhiệm khoa của các khoa trực thuộc ĐHQGHN thông qua tr­ước khi giao cho sinh viên thực hiện.

Khóa học là thời gian cần thiết để sinh viên hoàn thành một chư­ơng trình đào tạo. Thời gian của khóa học đối với mỗi loại hình đào tạo như­ sau:

- Hệ  chính quy: từ 4 năm đến 5 năm tuỳ theo ngành đào tạo;

- Hệ tại chức: từ 4,5 năm đến 6,5 năm tuỳ theo ngành đào tạo;

- Hệ chuyên tu: từ 1,5 năm đến 2,5 năm tuỳ theo khóa học;

- Đào tạo văn bằng thứ hai: thời gian của mỗi khóa học tựy thuộc vào từng sinh viên, nh­ưng không vư­ợt quá thời gian quy định đối với ngành đào tạo của hệ tương ứng.

Khóa học đư­ợc tổ chức theo năm học và học kỳ. Mỗi năm học có 2 học kỳ. Mỗi học kỳ có ớt nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi, khối lư­ợng kiến thức phải tích lũy tối thiểu là 24 đvht, trừ học kỳ cuối.

Kế hoạch đào tạo đư­ợc tổ chức theo nguyờn tắc: Khối kiến thức cơ bản học trước, khối kiến thức chung bố trí xen kẽ như­ng cố gắng đư­a vào những học kỳ đầu; khối kiến thức cơ sở, chuyên ngành và nghiệp vụ học sau.

Đầu khóa học, đơn vị đào tạo có trách nhiệm phổ biến cho sinh viên biết về chư­ơng trình đào tạo toàn khóa, về phương pháp học đại học, về quy chế đào tạo và về nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên.

Đầu mỗi năm học, đơn vị đào tạo phổ biến cho sinh viên kế hoạch học tập của năm học gồm danh môc các học phần sẽ đ­ược tổ chức giảng dạy trong từng học kỳ, thời gian và hình thức kiểm tra, thi các học phần đó. Sinh viên xem thêm "Quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN" ban hành theo Quyết định số 10/ĐT ngày 4/2/2004 của Giám đốc ĐHQGHN và các văn bản liên quan đến công tác đào tạo ở ĐHQGHN.

 

2.      Đào tạo sau đại học

2.1  Chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo thạc sĩ có khối lượng kiến thức từ 80 đến 100 đơn vị học trình gồm ba phần:

Phần 1 - Kiến thức chung: gồm các môn Triết học, Ngoại ngữ.

Phần 2 - Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: gồm những môn học nâng cao kiến thức cơ sở, bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên ngành.

Phần 3 - Luận văn thạc sĩ.

 

Điều kiện xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ:

 

1. Sinh viên hệ chính quy của ĐHQGHN được xét chuyển tiếp sinh trong năm tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau:

- Tốt nghiệp loại giỏi hoặc điểm trung bình chung các môn học 2 năm đầu đạt 7,0 trở lên, điểm trung bình chung các môn học 2 năm cuối đạt 8,0 trở lên và số đơn vị học trình thi lại toàn khóa không vượt quá 5% tổng số đơn vị học trình;

  - Được khen thưởng về thành tích trong học tập hoặc nghiên cứu khoa học ở cấp trường, khoa trực thuộc trở lên;

  - Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ.

  2. Sinh viên hệ chính quy của các trường đại học không thuộc ĐHQGHN được xét chuyển tiếp sinh trong năm tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau:

  - Tốt nghiệp loại xuất sắc hoặc điểm trung bình chung các môn học 2 năm đầu đạt 8,0 trở lên, điểm trung bình chung các môn học 2 năm cuối đạt 9,0 trở lên và không có môn học nào dưới 5,0 điểm ở lần thi thứ nhất;

  - Được khen thưởng về thành tích trong học tập hoặc trong nghiên cứu khoa học từ cấp trường trở lên;

  - Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ;

  - Được một đơn vị đào tạo sau đại học của ĐHQGHN đồng ý nhận đào tạo.

  3. Sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy tại cơ sở đào tạo không thuộc ĐHQGHN nhưng có uy tín về chất lượng đào tạo của ngành đó học (ngành và cơ sở đào tạo cụ thể do Giám đốc ĐHQGHN quyết định) được xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ trong năm tốt nghiệp theo các điều kiện như đối với sinh viên hệ chính quy của ĐHQGHN.

 

2.2      Chương trình đào tạo tiến sĩ

Chương trình đào tạo tiến sĩ gồm 3 phần:

Phần 1 - Phần kiến thức chung và kiến thức cơ sở, chuyên ngành của chương trình đào tạo thạc sĩ.

Nghiên cứu sinh đó có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ không phải học phần này. Nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ phải học bổ sung các môn cần thiết để có kiến thức tương đương với người có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành.

Phần 2 - Các chuyên đề tiến sĩ nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh năng lực nghiên cứu khoa học, cập nhật và nâng cao kiến thức liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp nghiên cứu sinh có đủ trình độ chuyên môn giải quyết đề tài luận án.

Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũn phải hoàn thành thêm môn ngoại ngữ C nâng cao và chuyên ngành với thời lượng 4 đơn vị học trình.

Phần 3 - Luận án tiến sĩ.

 

Điều kiện xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ:

 

  1. Học viên cao học của ĐHQGHN được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ trong năm tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau:

  - Điểm trung bình chung các môn học trình độ thạc sĩ đạt 8,0 trở lên;

  - Không có môn học nào đạt dưới 7,0 điểm ở lần thi đầu;

  - Luận văn tốt nghiệp đạt 9,0 điểm trở lên, được Hội đồng chấm luận văn nhất trí đánh giá có khả năng phát triển thành luận án tiến sĩ;

  - Hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn, không phải tạm ngừng học tập, không phải gia hạn thời gian học tập, bảo vệ luận văn;

- Có ít nhất một bài báo phù hợp với đề tài nghiên cứu, đó được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành, tuyển tập hội nghị khoa học quốc gia hoặc quốc tế;

- Chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ;

- Được cơ quan quản lý đồng ý cho chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ;

- Có ý kiến đề nghị cho chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ của cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ;

- Có ý kiến đề nghị của đơn vị đào tạo sau đại học.

2. Học viên cao học của các cơ sở đào tạo sau đại học không thuộc ĐHQGHN được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ trong năm tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau:

- Điểm trung bình chung các môn học ở trình độ thạc sĩ đạt 9,0 trở lên;

  - Không có môn học nào đạt dưới 8,0 điểm ở lần thi đầu;

  - Luận văn tốt nghiệp đạt 9,5 điểm trở lên, được hội đồng chấm luận văn nhất trí đánh giá có khả năng phát triển thành luận án tiến sĩ;

  - Hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn, không phải tạm ngừng học tập, không phải gia hạn thời gian học tập và bảo vệ luận văn;

- Có ít nhất một bài báo phù hợp với đề tài nghiên cứu, đó được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành, tuyển tập hội nghị khoa học quốc gia hoặc quốc tế;

- Chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ;

- Được cơ quan quản lý đồng ý cho chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ;

- Có ý kiến đề nghị cho chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ của cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ;

- Được một đơn vị đào tạo sau đại học của ĐHQGHN đồng ý tiếp nhận đào tạo.

3. Sinh viên của ĐHQGHN được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ trong năm tốt nghiệp nếu được đơn vị đào tạo đề nghị và có một trong các điều kiện sau:

- Tốt nghiệp chương trình cử nhân tài năng hoặc chương trình cử nhân chất lượng cao có điểm trung bình chung các môn học 2 năm đầu đạt 7,0 trở lên, điểm trung bình chung các môn học 2 năm cuối đạt 8,0 trở lên và số đơn vị học trình thi lại toàn khóa không vượt quá 5% tổng số đơn vị học trình.

 - Tốt nghiệp hệ chính quy tập trung có điểm trung bình chung các môn học 2 năm đầu đạt 8,0 trở lên, điểm trung bình chung các môn học 2 năm cuối đạt 9,0 trở lên và số đơn vị học trình thi lại toàn khóa không vượt quá 5% tổng số đơn vị học trình.

 - Tốt nghiệp hệ chính quy tập trung có điểm trung bình chung các môn học 2 năm đầu đạt 7,0 trở lên, điểm trung bình chung các môn học 2 năm cuối đạt 8,0 trở lên, số đơn vị học trình thi lại toàn khóa không vượt quá 5% tổng số đơn vị học trình và có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc (đạt giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN, cấp bộ, ngành; có các công trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tuyển tập hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế…).

4. Sinh viên, học viên cao học tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo không thuộc ĐHQGHN nhưng có uy tín về chất lượng đào tạo của ngành, chuyên ngành đó học (ngành, chuyên ngành và cơ sở đào tạo cụ thể do Giám đốc ĐHQGHN quyết định) được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ trong năm tốt nghiệp theo các điều kiện như đối với sinh viên, học viên cao học của ĐHQGHN.

 

2.3. Chương trình đào tạo quốc tế bậc thạc sĩ, tiến sĩ

Chương trình được thiết kế theo chuẩn mực khu vực, quốc tế và do Giám đốc ĐHQGHN quy định cụ thể tùy theo mục đích và điều kiện thực hiện.

 

2.4. Các thông tin khác

          Ngoài ra, các đơn vị đào tạo sau đại học cũng tổ chức các khóa bồi dưỡng sau đại học nhằm hiện đại hóa các kiến thức đã học và cung cấp, bổ sung những kiến thức mới đối với những người đã có bằng đại học hoặc sau đại học.

Hàng năm, các đơn vị đào tạo sau đại học thông báo rộng rói về các chương trình bồi dưỡng sau đại học của đơn vị mình.

Chế độ tài chính cho chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ:

1. Chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ đều phải đóng học phí theo quy định chung.

2. Căn cứ chỉ tiêu đào tạo sau đại học có ngân sách nhà nước được ĐHQGHN cấp, Thủ trưởng đơn vị đào tạo sau đại học quyết định việc thực hiện các chế độ:

- Miễn đóng góp kinh phí hỗ trợ đào tạo và cấp sinh hoạt phí từ nguồn ngân sách đào tạo sau đại học của ĐHQGHN.

- Miễn đóng góp kinh phí hỗ trợ đào tạo nhưng không cấp sinh hoạt phí từ nguồn ngân sách đào tạo sau đại học của ĐHQGHN.

- Thu một phần hoặc toàn bộ kinh phí hỗ trợ đào tạo và không cấp sinh hoạt phí từ nguồn ngân sách đào tạo sau đại học của ĐHQGHN.

3. Thứ tự ưu tiên các đối tượng hưởng chế độ tài chính cho chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ như sau:

- Tốt nghiệp hệ cử nhân tài năng tại ĐHQGHN loại xuất sắc.

- Tốt nghiệp hệ cử nhân chất lượng cao tại ĐHQGHN loại xuất sắc.

- Tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung tại ĐHQGHN loại xuất sắc.

- Tốt nghiệp hệ cử nhân tài năng tại ĐHQGHN loại giỏi.

- Tốt nghiệp hệ cử nhân chất lượng cao tại ĐHQGHN loại giỏi.

- Tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung tại ĐHQGHN loại giỏi và có thành tích nghiên cứu khoa học tốt.

- Tốt nghiệp thạc sĩ tại một đơn vị đào tạo sau đại học thuộc ĐHQGHN.

- Tốt nghiệp các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học khác.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :