ĐÀO TẠO
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >    >  
Tổ chức đào tạo

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

 

 

 

1. Kế hoạch đào tạo

2. Hình thức và thời gian tổ chức đào tạo

3. Dạy và học môn Giáo dục quốc phòng

4. Liên kết đào tạo

5. Giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra và đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

 

Hàng năm, các đơn vị đào tạo lập kế hoạch tổ chức đào tạo năm học và lịch trình đào tạo chi tiết. Lịch trình đào tạo chi tiết cần ghi rõ thời gian khai giảng khoá học; thời gian dạy và học, thi, kiểm tra trong mỗi học kỳ; thời gian thực hành, thực tập; thời gian học môn Giáo dục quốc phòng; thời gian thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ khoá luận tốt nghiệp; thời gian tổ chức lễ tốt nghiệp và phát bằng tốt nghiệp.

 

 

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

 

 

a. Hệ vừa học vừa làm được tổ chức đào tạo theo hình thức không tập trung. Thời gian của khoá học từ  4,5 năm đến 6,5 năm tuỳ theo ngành đào tạo. Trường hợp tổ chức đào tạo thành lớp riêng cho 100% đối tượng đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học ngành gần hoặc cùng nhóm ngành đào tạo, thì có thể rút ngắn thời gian đào tạo, nhưng thời gian đào tạo tối thiểu của khóa học phải là 3 năm.

b. Hệ liên thông được tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung. Thời gian của khoá học từ 1,5 năm đến 2,5 năm tuỳ theo khoá học.

c. Văn bằng thứ hai hệ vừa học vừa làm được tổ chức đào tạo theo hình thức không tập trung. Thời gian của mỗi khoá học do thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định trên cơ sở chương trình đào tạo văn bằng đại học thứ nhất của học viên, nhưng không vượt quá thời gian quy định đối với ngành đào tạo của hệ đào tạo tương ứng.

 

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC QUÔC PHÒNG

 

a. Việc tổ chức giảng dạy và học tập môn Giáo dục quốc phòng đối với chương trình đào tạo hệ vừa học vừa làm và liên thông là bắt buộc. Đơn vị đào tạo ký hợp đồng trực tiếp với Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, ĐHQGHN tổ chức giảng dạy môn học này.

b. Trường hợp lớp học có ít học viên hoặc ở những nơi có khó khăn trong việc tổ chức giảng dạy, đơn vị đào tạo có thể tổ chức học ghép lớp hoặc có thể đề nghị các trường đại học, cao đẳng tại địa phương tham gia giảng dạy. Trong trường hợp này, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, ĐHQGHN có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc dạy học môn Giáo dục quốc phòng.

c. Đối tượng được miễn học môn Giáo dục quốc phòng:

- Học viên nguyên là sĩ quan quân đội.

- Học viên là cán bộ, viên chức được cơ quan cử đi học hệ vừa học vừa làm hoặc liên thông.

- Học viên đã được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng phù hợp với trình độ đào tạo.

d. Đối tượng được miễn học phần thực hành môn Giáo dục quốc phòng:

- Học viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự (có quyết định xuất ngũ).

- Học viên là tu sĩ thuộc các tôn giáo.

- Học viên có thương tật, dị tật bẩm sinh làm hạn chế chức năng vận động (có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).

e. Đối tượng được tạm hoãn học môn Giáo dục quốc phòng:

- Học viên đang học nhưng sức khoẻ không đảm bảo.

- Học viên đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

- Học viên có lý do đặc biệt về hoàn cảnh gia đình.

Các đối tượng trên nếu được thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận được tạm hoãn học môn Giáo dục quốc phòng, hết thời hạn tạm hoãn học viên phải tiếp tục học những nội dung còn thiếu trong chương trình quy định.

 

 

 Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

 

 

 a. Các đơn vị đào tạo được liên kết với các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm giáo dục thường xuyên của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các viện nghiên cứu có đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức giảng dạy, học tập và có đủ số lượng học viên đảm bảo cho việc tổ chức lớp học để tổ chức đào tạo các chương trình đào tạo đại học hệ không chính quy.

b. Các đơn vị đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở liên kết đào tạo thủ tục mở lớp theo đúng quy định. Đơn vị đào tạo thông báo tuyển sinh, các cơ sở liên kết đào tạo không được thông báo tuyển sinh dưới bất kỳ hình thức nào.

c. Các đơn vị đào tạo chịu trách nhiệm toàn bộ công tác tuyển sinh, tổ chức giảng dạy và học tập, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp.

d. Trước khi khai giảng khóa học, đơn vị đào tạo gửi cho cơ sở liên kết đào tạo kế hoạch học tập và chương trình đào tạo của toàn khóa học. Chậm nhất là 1 tháng trước khi bắt đầu học kỳ, đơn vị đào tạo gửi thời khoá biểu cho cơ sở liên kết đào tạo để phổ biến cho học viên và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho khóa học.

e. Những giảng viên được mời giảng phải có bằng đại học trở lên, có chuyên môn đúng môn được mời giảng, có thâm niên giảng dạy đại học 5 năm trở lên và có phẩm chất đạo đức tốt. Thủ trưởng đơn vị đào tạo trực tiếp ký hợp đồng với từng giảng viên được mời giảng.

 

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. GIẢNG DẠY, HỌC TẬP, THI, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ

 

 

Công tác giảng dạy và học tập, tổ chức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập thực hiện theo các điều quy định trong quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN ban hành theo quyết định số 10/ĐT ngày 04/2/2004 của Giám đốc ĐHQGHN. 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :