Thông báo tuyển sinh
Trang chủ   >  TUYỂN SINH  >   Thông báo tuyển sinh  >  
Một số điểm lưu ý trong công tác tuyển sinh đại học năm 2006

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYỂN SINH

 SAU ĐẠI HỌC NĂM 2006 CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

 

1.          Tổ chức thi tuyển sinh sau đại học

1.1.       Thời gian thi

Kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm 2006 của ĐHQGHN được tổ chức thành 2 đợt thi. Tuy nhiên các đơn vị đào tạo SĐH có thể đề nghị ĐHQGHN cho phép tổ chức tuyển sinh chỉ trong một đợt nhưng phải theo lịch thi được ĐHQGHN quy định cho mỗi đợt. Các đề nghị về kế hoạch tuyển sinh hàng năm phải được các đơn vị đào tạo SĐH báo cáo ĐHQGHN trước ngày 10 tháng 01.

            - Đợt 1: Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ học ở trong nước và học ở      nước ngoài.

                Thời gian: Các ngày 05, 06 và 07 tháng 5 năm 2006.

            - Đợt 2: Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ học ở trong nước.

                Thời gian: Các ngày 15, 16 và 17 tháng 9 năm 2006.

1.2.       Lịch thi

      Đợt 1:

Chiều thứ Sáu, 05/5/2006               :         Tập trung thí sinh.

Sáng thứ Bảy, 06/5/2006               :         Thi môn Cơ bản

Chiều thứ Bảy, 06/5/2006               :         Thi môn Cơ sở

Sáng Chủ nhật, 07/5/2006              :         Thi môn Ngoại ngữ

Chiều Chủ nhật, 07/5/2006             :         Thi môn Chuyên ngành.

      Đợt 2:

Chiều thứ Sáu, 15/9/2006               :         Tập trung thí sinh

Sáng thứ Bảy, 16/9/2006               :         Thi môn Cơ bản

Chiều thứ Bảy, 16/9/2006               :         Thi môn Cơ sở

Sáng Chủ nhật, 17/9/2006              :         Thi môn Ngoại ngữ.     

Chú ý: Năm 2006, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN chỉ tổ chức tuyển sinh vào đợt 1.

1.3.       Tổ chức thi  

            Giám đốc ĐHQGHN quyết định thành lập Ban chỉ đạo tuyển sinh SĐH năm 2006 của ĐHQGHN (gọi tắt là Ban chỉ đạo tuyển sinh). Khoa Sau đại học, ĐHQGHN là đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo tuyển sinh, là đầu mối để thực thi việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra của ĐHQGHN về công tác tuyển sinh và giải quyết các vấn đề nảy sinh theo Quy chế tuyển sinh SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) và Quy chế đào tạo SĐH ở ĐHQGHN.

            Thủ trưởng các đơn vị đào tạo SĐH của ĐHQGHN ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh SĐH (HĐTS SĐH) năm 2006 để điều hành những công việc liên quan đến công tác tuyển sinh thuộc trách nhiệm của đơn vị mình.

            Các công tác ra đề thi, coi thi và chấm thi tuyển sinh SĐH năm 2006 của ĐHQGHN được tổ chức ở ba khối thi riêng biệt và do HĐTS SĐH của ba trường Đại học thành viên đảm nhận.           

            1. Khối Khoa học Tự nhiên (KHTN) do HĐTS SĐH của trường Đại học KHTN đảm nhận.

            2. Khối Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV) do HĐTS SĐH của trường Đại học KHXH-NV đảm nhận.

            3. Khối Ngoại ngữ (NN) do HĐTS SĐH của trường Đại học NN đảm nhận. 

Chủ tịch HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV và NN quyết định thành lập Ban thư ký, các Tiểu ban đề thi cho cả hai đợt thi; Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phúc khảo và các Tiểu ban chấm thi, Tiểu ban phúc khảo cho mỗi đợt thi.

Tiểu ban đề thi, Tiểu ban chấm thi được thành lập trên cơ sở đề nghị của thủ trưởng các đơn vị đào tạo gửi cho HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV và NN. Tiểu ban đề thi,  Tiểu ban chấm thi và Tiểu ban phúc khảo được thành lập cho từng môn thi, có nhiệm vụ ra đề thi,  chấm thi và phúc khảo cho môn thi đó.

Tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phúc khảo thực hiện theo Quy chế tuyển sinh SĐH hiện hành của Bộ GD & ĐT và quy định của ĐHQGHN.

2.          Chỉ tiêu tuyển sinh

            ĐHQGHN phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ năm 2006 cho các đơn vị đào tạo SĐH và tổng chỉ tiêu liên kết đào tạo.

Trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh được ĐHQGHN phân bổ, HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành hoặc chuyên ngành của đơn vị mình và thông báo cho thí sinh chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi đợt theo tỉ lệ: đợt 1 tuyển 35% tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ và 100% chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ (bao gồm cả chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ); đợt 2 tuyển 65% tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ (bao gồm cả chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ).

            Ban chỉ đạo tuyển sinh phân bổ chỉ tiêu cho các chuyên ngành theo các chương trình liên kết đã được phê duyệt.

            ĐHQGHN sẽ điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo SĐH giữa các đơn vị đào tạo SĐH và giữa 2 đợt tuyển sinh sau khi có kết quả tuyển sinh của các đợt thi.

3.          Danh mục các môn thi và đề cương môn thi

            Kỳ thi tuyển sinh SĐH năm 2006 sử dụng danh mục các môn thi và đề cương môn thi cho các ngành đào tạo đã được áp dụng trong kỳ thi tuyển sinh SĐH năm 2005 sau khi đã được điều chỉnh theo đề nghị của các đơn vị đào tạo SĐH và được ĐHQGHN phê duyệt. Các đơn vị đào tạo SĐH phối hợp tổ chức giới thiệu nội dung đề cương các môn thi cho thí sinh.

            Đề cương môn thi Cơ sở của các chuyên ngành ngoại ngữ là Kĩ năng thực hành tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc đã được ĐHQGHN phê duyệt bỏ phần kĩ năng nói, thống nhất thời gian làm bài thi  là 150phút.

4.          Bổ túc kiến thức

            Các đơn vị tổ chức dạy bổ túc kiến thức có biện pháp thông báo rộng rãi  kế hoạch giảng dạy tới các thí sinh và các HĐTS SĐH của các đơn vị khác.

            Kết quả bổ túc kiến thức phải được chứng nhận bằng giấy xác nhận hoặc chứng chỉ do thủ trưởng đơn vị đào tạo bổ túc kiến thức cấp để thí sinh nộp kèm trong hồ sơ đăng kí dự thi.

5.          Đăng ký dự thi

5.1.       HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH có nhiệm vụ:

            1. Tổ chức thông báo tuyển sinh SĐH trước ngày 14 tháng 02 năm 2006 (đợt 1) và trước ngày 16 tháng 6 năm 2006 (đợt 2). Thông báo tuyển sinh đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước khi có hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thông báo tuyển sinh SĐH phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho thí sinh, đặc biệt là điều kiện dự thi, điều kiện về đối tượng ưu tiên và điều kiện về đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo từ ngân sách nhà nước.

            2. Thu nhận hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện dự thi đã được quy định trong Quy chế tuyển sinh SĐH hiện hành của Bộ GD&ĐT và Quy chế đào tạo SĐH ở ĐHQGHN. HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH chịu trách nhiệm thẩm định và quản lý hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh. 

            3. Cung cấp cho thí sinh đăng ký dự thi đề cương các môn thi tuyển.       

            4. Gửi danh sách thí sinh dự thi kèm theo phiếu đăng ký dự thi của thí sinh đã sắp xếp theo danh sách, đĩa mềm có ghi danh sách thí sinh dự thi và 02 ảnh màu cỡ 4cm ´ 6cm của mỗi thí sinh có ghi tên, ngày tháng năm sinh phía sau ảnh về HĐTS SĐH trường đại học thành viên khối ngành tương ứng trước ngày 08 tháng 4 năm 2006 (đợt 1) và trước ngày 19 tháng 8 năm 2006 (đợt 2).

            5. Việc xác định đối tượng ưu tiên và đối tượng được miễn thi môn ngoại ngữ phải được thực hiện tại thời điểm nhận hồ sơ đăng kí dự thi. Các HĐTS SĐH của các đơn vị phải bàn giao một cách chính thức danh sách các thí sinh là đối tượng ưu tiên cho HĐTS SĐH trường đại học thành viên phụ trách khối thi. 

            6. Việc xác định đối tượng cán bộ đi học được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo từ ngân sách nhà nước về cơ bản, phải được thực hiện tại thời điểm nhận hồ sơ đăng kí dự thi. Các HĐTS SĐH của các đơn vị phải báo cáo Ban chỉ đạo tuyển sinh danh sách các thí sinh là đối tượng cán bộ đi học được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo này. 

5.2.       HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV và NN có nhiệm vụ:

            1. HĐTS SĐH trường Đại học KHTN thu nhận hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi của đơn vị  mình; danh sách và phiếu đăng kí dự thi các ngành, chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực KHTN của các đơn vị khác.

            2. HĐTS SĐH trường Đại học KHXH-NV thu nhận hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi của đơn vị mình; danh sách và phiếu đăng kí dự thi các ngành và chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực KHXH-NV của các đơn vị khác.

            3. HĐTS SĐH trường Đại học NN thu nhận hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi  của đơn vị mình; danh sách và phiếu đăng kí dự thi  các ngành và chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực ngoại ngữ của các đơn vị khác.

5.3.       Khoa Sau đại học tiếp nhận hồ sơ của các thí sinh đăng kí chỉ dự thi môn Ngoại ngữ để lấy Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo SĐH ở ĐHQGHN (gọi là Chứng chỉ ngoại ngữ).

6.          Làm đề thi

            HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN có nhiệm vụ:

            1. Gửi văn bản Quy định ra đề thi của ĐHQGHN, đề cương môn thi tới thành viên các Tiểu ban đề thi để thực hiện công tác làm đề thi.

            2. Tổ chức làm đề thi cho các môn thi của khối thi do mình phụ trách.

            3. Tổ chức làm đề thi cho các môn thi thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình nhưng được tổ chức thi tại các khối thi khác.

            HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN cần trao đổi thống nhất lập kế hoạch cụ thể về công tác ra đề thi, công tác chấm thi nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ tổ chức thi tuyển sinh của khối thi do mình phụ trách.    

            Tiểu ban đề thi có nhiệm vụ ra đề thi cho cả hai đợt thi theo đúng Quy chế tuyển sinh SĐH hiện hành của Bộ GD&ĐT. Tiểu ban đề thi ra đề thi cho cả hai đợt thi với số lượng là 04 bộ đề thi (bộ đề thi gồm đề thi và đáp án) đối với môn thi cơ bản, cơ sở và ngoại ngữ trình độ B; 03 bộ đề thi đối với môn thi ngoại ngữ trình độ C và môn thi chuyên ngành. 

            Các Trưởng tiểu ban đề thi nộp đề thi cho HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN trước 16 giờ 30 phút ngày 02 tháng 5 năm 2006.

7.          Tổ chức coi thi, chấm thi

7.1.       Công tác coi thi

            HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN có trách nhiệm tổ chức coi thi theo đúng Quy chế tuyển sinh SĐH hiện hành của Bộ GD&ĐT.

7.2.       Giờ thực hiện các công việc chính trong các buổi thi

            Công tác tập trung thí sinh làm thủ tục thi được tổ chức vào 16h00 các ngày 05/05/2006 (đợt 1) và 15/09/2006 (đợt 2). Thời gian thực hiện các công việc trong các buổi thi được sắp xếp như sau:

            Sáng:                07 h 00:              Gọi thí sinh vào phòng thi

                                    07 h 20:              Bóc đề thi và phát đề thi cho thí sinh

                                    07 h 30:              Làm bài

                                    10 h30:              Thu bài

 

Chiều:   13 h 30:              Gọi thí sinh vào phòng thi

                                    13 h 50:              Bóc đề thi và phát đề thi cho thí sinh

                                    14 h 00:              Làm bài

                                    17 h 00:              Thu bài

            Riêng buổi thi môn Ngoại ngữ, sáng ngày 07/05/2006 (đợt 1) và sáng ngày 17/9/2006 (đợt 2), thời gian làm bài: 07 h 30; thu bài: 09 h 30. 

Riêng buổi thi môn Cơ sở của các chuyên ngành Ngoại ngữ, chiều   06/05/2006 (đợt 1), thời gian làm bài: 14 h 00; thu bài: 16 h 30.      

            Sau mỗi buổi thi, Trưởng Ban coi thi của HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN báo cáo tổng hợp tình hình thi (bao gồm các thông tin về số thí sinh có mặt, vắng mặt, số đề thi thừa, thiếu, số trường hợp vi phạm quy chế thi của mỗi phòng thi,...) cho Thư ký Ban chỉ đạo tuyển sinh SĐH của ĐHQGHN.

7.3.       Công tác chấm thi

            HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN có nhiệm vụ:

            1. Gửi văn bản Hướng dẫn công tác chấm thi của ĐHQGHN đến thành viên các Tiểu ban chấm thi trước khi triển khai công tác chấm thi.

            2. Bàn giao bài thi của những môn thi không do mình chịu trách nhiệm ra đề thi cho HĐTS SĐH chịu trách nhiệm ra đề thi.

            3. Tổ chức chấm thi cho các môn thi do mình chịu trách nhiệm ra đề thi theo đúng Quy chế tuyển sinh SĐH của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN.

            4. Thời gian bắt đầu tổ chức chấm thi: ngày 09 tháng 5 năm 2006 (đợt 1) và ngày 19 tháng 9 năm 2006 (đợt 2).

            5. Thời hạn hoàn thành công tác chấm thi:  ngày 23 tháng 5 năm 2006 (đợt 1) và ngày 04 tháng 10 năm 2006 (đợt 2).

            Tuỳ theo số lượng bài thi của mỗi môn thi, HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN quyết định số lượng thành viên của các Tiểu ban chấm thi cho phù hợp.

7.4.       Bảo vệ đề cương nghiên cứu sinh

            HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH tổ chức cho thí sinh bảo vệ đề cương nghiên cứu sinh theo đúng Quy chế tuyển sinh SĐH hiện hành của Bộ GD&ĐT và nộp kết quả cho ĐHQGHN (qua Khoa Sau đại học) trước ngày 31 tháng 5 năm 2006 (đợt 1).

8.          Công bố kết quả thi

8.1.       Các kết quả thi do HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN công bố mới có giá trị pháp lí làm căn cứ tuyển sinh cho các đơn vị đào tạo SĐH.

8.2.       HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN gửi thông tin tổng quát về kết quả thi của từng đơn vị đào tạo SĐH về ĐHQGHN (qua khoa Sau đại học) và về các HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH trước ngày 02 tháng 6 năm 2006 (đợt 1) và trước ngày 13 tháng 10 năm 2006 (đợt 2) để các đơn vị đào tạo SĐH có cơ sở đề nghị điểm trúng tuyển.

8.3.       HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH đề nghị điểm trúng tuyển vào các ngành, chuyên ngành  đào tạo của đơn vị mình và gửi về ĐHQGHN (qua Khoa Sau đại học) trước ngày 05 tháng 06 năm 2006 (đợt 1) và trước ngày 16 tháng 10 năm 2006 (đợt 2).

8.4.       ĐHQGHN quyết định chuẩn y hay điều chỉnh điểm trúng tuyển do các HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH đề nghị trước ngày 12 tháng 6 năm 2006 (đợt 1) và trước ngày 23 tháng 10 năm 2006 (đợt 2).

8.5.       HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN công bố kết quả thi của từng thí sinh và gửi kết quả thi về ĐHQGHN (qua khoa Sau đại học), về HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH trước ngày 13 tháng 6 năm 2006 (đợt 1) và trước ngày 24 tháng 10 năm 2006 (đợt 2).

8.6.       Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN nhận đơn đề nghị phúc khảo của thí sinh thi tại hội đồng thi của mình và tổ chức chấm lại theo Quy chế tuyển sinh SĐH của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN.  Việc phúc khảo phải hoàn thành trước ngày 5 tháng 7 năm 2006 (đợt 1) và  trước ngày 15 tháng 11 năm 2006 (đợt 2).

9.          Tuyển sinh liêết đào tạo

9.1.           Liên kết đào tạo theo chỉ tiêu ngoài ĐHQGHN và do ĐHQGHN cấp bằng

            Các HĐTS SĐH của các đơn vị phải báo cáo Ban chỉ đạo tuyển sinh về các chương trình liên kết đào tạo chỉ tiêu ngoài ĐHQGHN nhưng do ĐHQGHN cấp bằng.

            Hồ sơ đăng kí dự thi của các thí sinh theo các chuyên ngành liên kết này được kiểm tra theo đúng quy định của ĐHQGHN.

            Ban chỉ đạo tuyển sinh phê duyệt điểm chuẩn tuyển sinh cho các chuyên ngành  liên kết này.

9.2.       Liên kết đào tạo theo chỉ tiêu của ĐHQGHN

Các đơn vị có nguyện vọng liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có đủ uy tín và điều kiện cần có hồ sơ đề nghị ĐHQGHN cho phép liên kết đào tạo.

Việc tổ chức tuyển sinh cho các chuyên ngành liên kết đào tạo đã được ĐHQGHN phê duyệt sẽ tiến hành theo quyết định của Ban chỉ đạo tuyển sinh.

10.     Chuyển tiếp sinh

            Chuyển tiếp sinh là một hình thức tuyển sinh thông qua thẩm định và xét duyệt hồ sơ. Các đơn vị đào tạo SĐH và khoa Sau đại học đảm nhận các công việc liên quan tới công tác xét chuyển tiếp sinh. Số lượng chuyển tiếp sinh được tính vào chỉ tiêu tuyển sinh của các đơn vị đào tạo SĐH.

            Việc xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ năm 2006 được tổ chức thành 2 đợt. Đợt 1 xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ cho các học viên cao học đã tốt nghiệp trong năm 2005. Đợt 2 xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cho các sinh viên đã tốt nghiệp trong năm 2006. Các đơn vị đào tạo SĐH thu nhận, xét duyệt hồ sơ, tổng hợp và nộp danh sách cùng các hồ sơ đề nghị xét chuyển tiếp sinh của đơn vị mình cho ĐHQGHN (qua khoa Sau đại học) trước ngày 20 tháng 3 năm 2006 (đợt 1) và trước ngày 20 tháng 7 năm 2006 (đợt 2). Danh sách đề nghị xét chuyển tiếp sinh gửi lên ĐHQGHN muộn hơn các thời hạn nêu trên sẽ không được xem xét.  

            Khoa Sau đại học thẩm định hồ sơ đề nghị của các đơn vị, trả lời kết quả đồng ý cho chuyển tiếp sinh cho các đơn vị trước ngày 10 tháng 4 năm 2006 (đợt 1) và trước ngày 10 tháng 8 năm 2006 (đợt 2).

            Kết quả bảo vệ đề cương của các chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ được báo cáo về khoa Sau đại học trước ngày 31 tháng 5 năm 2005 (đợt 1) và trước ngày 30 tháng 9 năm 2006 (đợt 2).

11.     Tuyển sinh đào tạo sau đại học ở nước ngoài

Công tác tuyển sinh SĐH đào tạo ở các cơ sở ngoài nước năm 2006 do Ban chỉ đạo tuyển sinh (khoa Sau đại học làm đầu mối) phối hợp vớii HĐTS SĐH các đơn vị thực hiện. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trong quá trình tuyển sinh như sau:

Khoa Sau đại học (thường trực Ban chỉ đạo tuyển sinh) thu nhận hồ sơ, lệ phí đăng kí dự thi, lệ phí thi của các thí sinh đăng kí dự thi SĐH đào tạo ở  nước ngoài, tổng hợp danh sách đăng kí dự thi theo chuyên ngành đăng kí đào tạo.

HĐTS SĐH các đơn vị thu nhận hồ sơ, lệ phí đăng kí dự thi nguyện vọng thứ hai (đào tạo ở trong nước) của các thí sinh đã đăng kí dự thi SĐH đào tạo ở nước ngoài, đối chiếu danh sách các thí sinh hai nguyện vọng với danh sách tổng hợp của Ban chỉ đạo tuyển sinh  tại các buổi kiểm tra hồ sơ đăng kí dự thi.

Ban chỉ đạo tuyển sinh chuyển danh sách các thí sinh dự thi SĐH nước ngoài cùng lệ phí thi cho HĐTS SĐH các trường thành viên tổ chức thi các khối ngành tương ứng.

HĐTS SĐH các trường thành viên tổ chức thi tuyển cho các thí sinh cùng thời gian, đề thi với các thí sinh dự thi trong nước. Nộp kết quả thi tuyển của các thí sinh dự thi nước ngoài cho Ban chỉ đạo tuyển sinh.

Ban chỉ đạo tuyển sinh tổng hợp kết quả, xét tuyển theo chỉ tiêu đã phân bổ cho từng ngành và nộp kết quả cùng hồ sơ các thí sinh đề nghị trúng tuyển cho Bộ GD&ĐT.

12.     Xét tuyển và công nhận thí sinh trúng tuyển

   Trên cơ sở điểm trúng tuyển được ĐHQGHN phê duyệt, HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo xác định và thông báo danh sách thí sinh trúng tuyển.

   Các khoa, viện, trung tâm trực thuộc nộp danh sách thí sinh trúng tuyển đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ  (cả diện thi tuyển và chuyển tiếp sinh), các trường Đại học thành viên nộp danh sách thí sinh trúng tuyển đào tạo tiến sĩ (cả diện thi tuyển và chuyển tiếp sinh) của đơn vị mình (kèm theo đĩa mềm) cho ĐHQGHN (qua Khoa Sau đại học) trước ngày 20 tháng 6 năm 2006 (đợt 1) và trước ngày 30 tháng 10 năm 2006 (đợt 2).

   Hiệu trưởng các trường Đại học thành viên quyết định công nhận học viên cao học của đơn vị mình.

   Giám đốc ĐHQGHN quyết định công nhận nghiên cứu sinh của các đơn vị đào tạo và học viên cao học của các khoa, viện, trung tâm trực thuộc.

   Chủ nhiệm khoa Sau đại học Quyết định cấp Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ ngoại ngữ dự tuyển đào tạo SĐH ở ĐHQGHN cho các thí sinh đủ điều kiện và đăng kí xin được cấp chứng chỉ tại khoa Sau đại học.

Việc công nhận học viên cao học và nghiên cứu sinh phải được thực hiện một lần cho cả hai đợt thi tuyển, hoàn thành trước ngày 20 tháng 11 năm 2006. Việc cấp Chứng chỉ ngoại ngữ hoàn thành trước 31 tháng 12 năm 2006.

13.     Kinh phí tuyển sinh

            Việc thu và sử dụng các khoản lệ phí tuyển sinh thực hiện như sau:

13.1.    Lệ phí đăng ký dự thi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ học trong nước

            - Đào tạo thạc sĩ:                                   50.000 đ/hồ sơ/thí sinh

            - Đào tạo tiến sĩ:                                    50.000 đ/hồ sơ/thí sinh

   Khoản lệ phí đăng ký dự thi do HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH thu để sử dụng cho công tác thu nhận, xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi, lập danh sách thí sinh dự thi, giới thiệu nội dung đề cương các môn thi, gửi giấy báo dự thi, kết quả thi cho thí sinh và các hoạt động của HĐTS SĐH.            

13.2.    Lệ phí đăng ký dự thi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ học ở nước ngoài

            - Đào tạo thạc sĩ:                                   70.000 đ/hồ sơ/thí sinh

            - Đào tạo tiến sĩ:                                    70.000 đ/hồ sơ/thí sinh

            - Thực tập sinh khoa học:                       70.000 đ/hồ sơ/thí sinh

   Khoản lệ phí đăng ký dự thi do khoa Sau đại học (thường trực của Ban chỉ đạo tuyển sinh) thu để sử dụng cho công tác thu nhận, xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi, lập danh sách thí sinh dự thi, giới thiệu nội dung đề cương các môn thi, gửi giấy báo dự thi, kết quả thi cho thí sinh, lập danh sách đề nghị trúng tuyển và nộp lệ phí xét tuyển cho Bộ GD&ĐT.

13.3.   Lệ phí dự thi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ học trong nước

Ø Đối với thí sinh dự thi vào các đơn vị đào tạo SĐH thuộc ĐHQGHN:

                        - Đào tạo thạc sĩ:                                                           300.000 đ/thí sinh

                        - Đào tạo tiến sĩ từ thạc sĩ:                                 250.000 đ/thí sinh

                        - Đào tạo tiến sĩ từ cử nhân:                               500.000 đ/thí sinh

Ø Đối với thí sinh dự thi vào các đơn vị đào tạo SĐH ngoài ĐHQGHN:

                        - Đào tạo thạc sĩ:                                                           350.000 đ/thí sinh

                        - Đào tạo tiến sĩ từ thạc sĩ:                                 300.000 đ/thí sinh

                        - Đào tạo tiến sĩ từ cử nhân:                               600.000 đ/thí sinh

- Đối với thí sinh chỉ thi môn Ngoại ngữ:   150.000 đ/thí sinh

HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH thu khoản lệ phí dự thi và chuyển về HĐTS SĐH các trường Đại học KHTN, KHXH-NV, NN (cùng với danh sách thí sinh dự thi) để tổ chức thi, ra đề thi, chấm thi và các công việc khác liên quan đến công tác tuyển sinh.

13.4.   Lệ phí dự thi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ học ở nước ngoài

                        - Đào tạo thạc sĩ:                                                           350.000 đ/thí sinh

                        - Đào tạo tiến sĩ:                                                            300.000 đ/thí sinh

            Đối với thí sinh có 2 nguyện vọng thi (trong nước và nước ngoài) phải nộp 2 lần lệ phí đăng kí dự thi và chỉ phải nộp một lần lệ phí dự thi theo mức đi học nước ngoài.

            Khoa Sau đại học (thường trực của Ban chỉ đạo tuyển sinh) thu khoản lệ phí dự thi và chuyển cho HĐTS SĐH các trường thành viên tổ chức thi khối ngành tương ứng.

13.5.     Lệ phí dự thi và cấp Chứng chỉ ngoại ngữ

            Ø Đối với thí sinh dự thi  chỉ môn Ngoại ngữ để lấy Chứng chỉ ngoại ngữ:

- Lệ phí đăng kí dự thi và lệ phí dự thi:                 150.000 đ/thí sinh

            Khoản lệ phí đăng kí dự thi và lệ phí dự thi của các thí sinh đăng kí dự thi chỉ môn Ngoại ngữ để lấy Chứng chỉ ngoại ngữ do Khoa Sau đại học thu để thực hiện công tác tổ chức thi.

            Ø Lệ phí xin cấp Chứng chỉ ngoại ngữ:

- Lệ phí xin cấp chứng chỉ:                                   50.000 đ/thí sinh

Các thí sinh đã dự thi môn Ngoại ngữ tại các tất cả các Hội đồng thi đạt điều kiện và có nguyện vọng được cấp Chứng chỉ ngoại ngữ nộp khoản lệ phí trên tại Khoa Sau đại học để xin cấp Chứng chỉ .

13.6.   Lệ phí bảo vệ đề cương nghiên cứu sinh

            HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH quy định lệ phí tổ chức bảo vệ đề cương nghiên cứu sinh học trong nước và học nước ngoài. Lệ phí này do HĐTS SĐH của các đơn vị đào tạo SĐH thu và sử dụng.

13.7.   Lệ phí phúc khảo

            50.000 đ/bài thi (nếu điểm thi thay đổi sẽ trả lại lệ phí cho thí sinh).

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :