Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
VNU-UEB: Phiên họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo năm 2013
Sáng 20/8/2013, Phiên họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN năm 2013 đã được tổ chức dưới sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐHKT, Chủ tịch Hội đồng.

Tham dự phiên họp có các thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo (KH&ĐT) gồm các ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, PGS.TSKH Võ Đại Lược - Tổng Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, PGS.TS Lê Bộ Lĩnh - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, TS. Đinh Quang Ty - Hội đồng Lý luận Trương ương…
Về phía khách mời có PGS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN; TS. Lưu Văn Thành - Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam; đại diện ủy quyền Tập đoàn Thakral (Singapore) - đại diện đối tác chiến lược của Trường ĐHKT.
Tại phiên họp, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT, Uỷ viên Hội đồng đã trình bày báo cáo tổng kết các hoạt động về khoa học và đào tạo của trường năm học 2012-2013 và kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013 - 2014. Báo cáo nêu rõ những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực hoạt động của trường năm học vừa qua, những mặt còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó và giải pháp khắc phục. Chủ đề năm học 2013 - 2014 của Trường ĐHKT là: “Tiếp tục đổi mới, phát triển theo chiều sâu, hướng tới đại học nghiên cứu”.
Tiếp đó, các đại biểu tham dự phiên họp đã nghe TS. Vũ Anh Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT trình bày một số vấn đề cần xin ý kiến tư vấn của Hội đồng KH&ĐT, tập trung vào 3 nội dung chính: Hướng triển khai hiệu quả các dự án đầu tư tăng cường năng lực; tiếp tục đầu tư phát triển các chương trình nghiên cứu trọng điểm với các sản phẩm chuyên biệt của nhóm nghiên cứu; duy trì số lượng các công bố quốc tế trên các tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI và SCOPUS. Quy hoạch hệ thống ngành/chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển (đặc biệt là việc mở mới 3 chương trình đào tạo thạc sĩ (thạc sĩ Quản trị kinh doanh đạt chuẩn quốc tế, thạc sĩ quốc tế Quản trị các tổ chức tài chính, thạc sĩ Chính sách công) và 1 chương trình đào tạo tiến sĩ (tiến sĩ Quản lý kinh tế).  Chương trình nghiên cứu về quản trị kinh doanh bền vững, gắn với chuyển giao, xã hội hóa các sản phẩm nghiên cứu.
PGS.TSKH Võ Đại Lược đánh giá cao những kết quả khoa học và đào tạo của trường đạt được trong năm học vừa qua cũng như việc kiên trì phát triển theo định hướng nghiên cứu. Ông cho rằng, việc xây dựng thương hiệu đã và đang được nhà trường thực hiện tốt. Góp ý về việc thực hiện chương trình nghiên cứu quản trị kinh doanh bền vững, ông cho rằng đây là một chương trình nghiên cứu phù hợp tính hình kinh tế hiện nay. Ngoài ra, góp ý về vấn đề đào tạo, cụ thể là giáo trình, PGS.TSKH Võ Đại Lược cho rằng trường nên phối hợp với ĐH Kinh tế Quốc dân xây dựng, liên kết sử dụng một số giáo trình chung…
Đồng tình với ý kiến của PGS.TSKH Võ Đại Lược, ông Trương Đình Tuyển cho rằng, Trường ĐHKT đã tạo ra được sự khác biệt, đặc biệt là trong các sản phẩm nghiên cứu và đào tạo. Trao đổi về vấn đề đào tạo, ông góp ý trường nên gắn sinh viên vào một số chương trình nghiên cứu để tăng tính tư duy sáng tạo cho sinh viên, qua đó tăng chất lượng sinh viên khi tốt nghiệp. Trao đổi về Chương trình nghiên cứu Quản trị kinh doanh bền vững, ông cho rằng khi thực hiện trường nên tập trung nghiên cứu sâu vào các doanh nghiệp trong nước. Ông cũng gợi mở trường có thể thực hiện chương trình nghiên cứu về đánh giá tác động của tiến trình hội nhập đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Góp ý về các chương trình trường dự kiến mở mới, TS. Đinh Quang Ty nhận định đây là những ngành thực sự cần thiết, tuy nhiên công tác chuẩn bị các căn cứ, mô tả cần được thể hiện cụ thể hơn nữa trước khi trình ĐHQGHN phê duyệt. Ông cũng lưu ý về vấn đề tạo nguồn lực tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học một cách bài bản, lâu dài; việc xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm cũng nên gắn với giải quyết một số điểm còn tồ tại của trường.
Ngoài ra, có nhiều ý kiến được đưa ra tại phiên họp như TS. Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Gami, Ủy viên hội đồng - đánh giá cao việc mở mới chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính trong bối cảnh quản trị tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay còn yếu kém. Ông Dũng cũng lưu ý thêm về việc tăng quy mô chương trình đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh đạt chuẩn quốc tế và xây dựng chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh đạt chuẩn quốc tế. Hay PGS.TS Lê Bộ Lĩnh nêu quan điểm về tiêu chí tạp chí quốc tế khi đăng bài báo khoa học. TS. Lưu Văn Thành thì đề xuất việc xây dựng chương trình nghiên cứu về đánh giá hiện trạng các doanh nghiệp Việt Nam từ đó tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng...
Kết thúc phiên họp, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch hội đồng KH&ĐT đã tóm lược những ý kiến trao đổi, góp ý của các thành viên trong hội đồng và cho biết sẽ những góp ý này sẽ được chuyển tới Ban Giám hiệu nhà trường, để Ban Giám hiệu chỉ đạo thực hiện các kế hoạch nhiệm vụ trong năm học tới.

 VNU-UEB
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   |