Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nhà bác học Alexandre Yersin – Công dân danh dự của Việt Nam
Một trong những người Pháp được nhiều người Việt Nam biết đến là Bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943). Alexandre Yersin là người sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên của Trường Y – Dược Đông Dương, trực thuộc Đại học Đông Dương (tiền thân của ĐHQGHN ngày nay). Vị bác sĩ người Pháp, gốc Thuỵ Sỹ này cũng được biết đến như một nhà thám hiểm, một nhà nghiên cứu về canh nông và là một nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới về vi trùng học.

Alexandre Yersin sinh ngày 22/9/1863 tại Lavaux, một làng nhỏ tại Bang Vaud (Thụy Sỹ). Nửa đầu thế kỷ XIX, các nhà truyền giáo Tin Lành kêu gọi những thanh niên có trình độ học vấn tham gia vào các chương trình truyền giáo qua phương tiện y khoa. Đáp lời kêu gọi đó, sau khi tốt nghiệp trung học, Yersin theo học y khoa tại Đại học Lausanne từ năm 1883 đến năm 1884. Sau đó, Yersin sang Đức học y khoa tại Đại học Marburg. Đây là trường đại học uy tín và cổ xưa nhất của Đức do người Tin Lành sáng lập từ năm 1527. Một thời gian sau, Alexandre Yersin sang Paris (1885-1888) thực tập tại Hôtel-Dieu Paris.
Từ Paris…
Năm 1886, Yersin gặp Louis Pasteur – nhà nghiên cứu vi trùng học nổi tiếng nhất thế giới vào thời đó. Ngưỡng mộ tài năng của Pasteur, Yersin xin vào làm nhân viên kỹ thuật tại phòng thí nghiệm của Pasteur ở École Normale Supérieure để có cơ hội nghiên cứu. Năm 1888, Yersin hoàn tất luận án Tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm”.  Luận án của Yersin rất ngắn chỉ hơn 20 trang với 6 minh họa, nhưng đây là những khám phá mới và quan trọng của ngành y khoa nên Yersin được Ban Giáo sư của Trường Đại học Y Khoa Paris tặng Huy chương Đồng vào năm 1889.
Cùng thời gian đó, Alexandre Yersin cộng tác với nhóm nghiên cứu của Emile Roux nghiên cứu về các độc tố bạch hầu. Đây là những nghiên cứu tiên phong của ngành vi trùng học vào thời đó.
…Đến Đông Dương
Tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa khi mới 26 tuổi, Yersin được mời làm việc trong một viện nghiên cứu y khoa nổi tiếng tại một thành phố Paris tráng lệ, cuộc sống tốt đẹp và tương lai sáng lạn dường như đã được dọn sẵn cho nhà khoa học trẻ tuổi. Tuy nhiên, Alexandre Yersin không dừng lại ở đó, ông chọn đi theo một con đường cao cả hơn.
Và sau gần một năm làm việc tại Viện Pasteur Paris, tháng 9 năm 1890, Alexandre Yersin lên tàu Messangeries Maritimes sang Đông Dương. Vì không hiểu động lực sâu kín của Yersin, các cộng sự viên và bạn bè ông kinh ngạc khi ông từ bỏ công việc nghiên cứu, giảng dạy và một vị trí quan trọng tại Viện Pasteur Paris nổi tiếng để làm bác sĩ trên một chiếc tàu viễn dương.
Yersin và Trường Y – dược Đông Dương
Yersin dự định khảo cứu các vùng núi cao tại Cao Bằng, Lạng Sơn của Việt Nam và các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam của Trung Hoa. Tuy nhiên, chuyến khảo cứu này phải bỏ dở. Năm 1894, dịch hạch bùng phát tại Quảng Đông giết chết khoảng 60.000 người và có nguy cơ lây lan sang Đông Dương. Trước tình hình đó, chính quyền Pháp cử Yersin đến Hong Kong để nghiên cứu và tìm cách giúp đỡ.
Khi Yersin đến Hong Kong, gần phân nửa dân số Hong Kong đã di tản. Yersin lập một phòng thí nghiệm dã chiến tại Hong Kong và tập trung nghiên cứu nguồn gốc dịch hạch. Với khả năng chuyên môn về vi trùng học, chỉ trong một tuần lễ, Yersin đã phát hiện ra mầm bệnh hạch. Ông là người đầu tiên chứng minh trực khuẩn này sống trong chuột và có thể lây sang người.
Việc khám phá ra vi trùng bệnh dịch hạch làm Yersin nổi tiếng; tuy nhiên, điều quan trọng đối với ông không phải là việc tìm ra mầm bệnh mà là làm thế nào để tìm ra thuốc chữa bệnh. Năm 1895, Alexandre Yersin gạt bỏ những dự tính khác để trở lại Viện Pasteur Paris tìm cách chế huyết thanh chữa bệnh dịch hạch. Sau khi việc nghiên cứu hoàn tất, vài tháng sau, Yersin quay lại Nha Trang thành lập một phòng thí nghiệm để chế tạo huyết thanh tại Đông Dương. Với uy tín sẵn có, Yersin xin chính quyền Đông Dương cấp đất để ông lập một trại nuôi ngựa cho mục đích đó. Huyết thanh sản xuất từ những trại nuôi ngựa này đã giúp cứu sống hàng trăm người mắc bệnh dịch hạch tại Ấn Độ và Trung Hoa trong những năm về sau.
Biết được uy tín của Yersin, năm 1902, Toàn quyền Pháp Paul Doumer yêu cầu Yersin ra Hà Nội và thành lập Trường Y – dược Đông Dương, trực thuộc Đại học Đông Dương. Năm 1904, Trường Y – dược Đông Dương khánh thành. Đây là ngôi trường về y khoa đầu tiên tại Đông Dương. Alexandre Yersin là Viện Trưởng đầu tiên của trường này.
Bên cạnh việc sáng lập, Yersin có trách nhiệm chiêu sinh cho Trường Y – dược Đông Dương. Vào thời gian đó, chính quyền Đông Dương tổ chức nhiều chương trình giáo dục, văn hóa, thể thao cho thanh niên Việt Nam nhưng đều không được hưởng ứng. Tuy nhiên, đối với Yersin, việc chiêu sinh cho trường không khó, bởi ông có lòng thương người và được thanh niên Việt Nam quý mến. Nhiều thanh niên Đông Dương, phần lớn là người Việt Nam đã xin học tại Trường Y – dược Đông Dương. Ông giữ chức vụ Viện Trưởng Trường Y – dược Đông Dương trong hai năm và sau đó, năm 1904, ông xin từ chức để dành trọn thì giờ nghiên cứu tại Nha Trang.
Năm 1905, phòng thí nghiệm của Yersin ở Nha Trang được nâng cấp trở thành Viện Pasteur Đông Dương. Đây là Viện Pasteur thứ hai trên thế giới. Bên cạnh các phòng thí nghiệm tại Nha Trang và Sài Gòn, trong những năm về sau, Yersin mở thêm các trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội (1920) và Đà Lạt (1936).
Phòng thí nghiệm xưa của Bác sĩ A. Yersin tại Nha Trang, khoảng năm 1930
Năm 1943, sau hơn 50 năm sống tại Việt Nam,  Alexandre Yersin qua đời tại Nha Trang. Theo ước nguyện của Alexandre Yersin, ông được an táng tại Suối Dầu. Là một nhà khoa học lớn nhưng với đức tính khiêm nhường, gần gũi với mọi người, Yersin là một tấm gương sáng về lòng say mê khoa học, say mê tìm tòi nghiên cứu, khám phá những mảnh đất mới lạ. Nhân dân thế giới, nhân dân Việt Nam ngưỡng mộ trước những cống hiến to lớn mà ông dành trọn đời phấn đấu. Vẫn còn đó con đường Yersin ở thành phố Nha Trang! Vẫn còn đó con đường Yersin ở thành phố Hà Nội !
Lễ an táng Bác sĩ A. Yersin, 1943





 Việt Hương - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   |