Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nấm Linh chi - sản phẩm thương mại hoá thành công từ nghiên cứu khoa học
Con đường từ một nhà khoa học đến một doanh nhân thành đạt là không đơn giản PGS.TS, doanh nhân Nguyễn Thị Chính đã “suy nghĩ theo một cách riêng, đi theo con đường riêng và hoạt động hiệu quả” trong suốt 40 năm vừa nghiên cứu khoa học vừa làm kinh doanh, để gặt hái thành công và trở nên giàu có. Trong giới khoa học và doanh nhân bà được tặng biệt danh là “Bà chúa nấm Linh Chi”.

HỌC CHÂU ÂU CÁCH LÀM GIÀU

PGS.TS Nguyễn Thị Chính Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, đã gần kề cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn giữ được phong thái trẻ trung, năng động. Bà là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu trồng nấm ở Việt Nam. Bà cho rằng, làm giàu không phải là cơ hội của riêng ai, mà là của tất cả mọi người. Chỉ cần bắt đầu từ tư duy - hình dung rõ lộ trình, rồi thực hiện nó một cách sáng tạo và kiên định, thì chắc chắn thành công và giàu có sẽ đến.

“Hồi trẻ, tôi làm khoa học thuần túy nên nghèo. Khi còn học nghiên cứu sinh ở nước ngoài có ông thầy tử vi từng phán, sau này cô sẽ trở nên rất giàu có và nổi tiếng. Tôi nghĩ, mình không có trong tay vốn liếng tiền bạc, giàu làm sao được? Song nhiều đêm ngẫm ngợi, mình xuất thân gia đình khá giả, có kiến thức, năng động và sáng tạo, thích cuộc sống phong lưu, lại được tiếp cận nền khoa học tiên tiến của phương Tây, tại đất nước Tiệp giàu có, ngoài học kiến thức, tại sao mình không học cách họ làm việc và làm giàu nhỉ?”.

Rồi bà cứ mong ước và luôn hình dung đến hình ảnh người dân Việt Nam và bản thân mình có cuộc sống tiện nghi, phong lưu như người châu Âu: nhà lầu, xe hơi, máy điều hòa, đi du lịch... Muốn làm giàu thì phải có cách riêng. Và nữ tiến sĩ trẻ đã chọn con đường phù hợp với chuyên ngành học của mình là làm nấm.

Bà quan sát thấy, tại Tiệp Khắc và các nước châu Âu, người nông dân sử dụng các chất thải nông nghiệp để sản xuất nấm với qui mô lớn và rất hiệu quả, còn ở Việt Nam thì có quá nhiều những chất thải này nhưng không ai biết tận dụng. Các nguồn phế thải từ công, nông, lâm nghiệp như rơm, rạ, bã mía lại đem đốt, rất lãng phí. Trong khi đó, khí hậu Việt Nam nóng và ẩm, rất thích hợp để cho các chủng nấm ăn phát triển. Nghĩ vậy, nên sau khi tốt nghiệp đại học và thạc sĩ năm 1973, bà đã mang các chủng nấm năng suất nhất ở châu Âu về nước, với mong muốn sẽ sản xuất nấm ở Việt Nam để người dân có thể nuôi trồng nấm trên các nguồn phế thải.

Những thử nghiệm ban đầu chưa đem đến những kết quả khả quan, bà lại tiếp tục quay trở lại làm nghiên cứu sinh ở Tiệp Khắc. Kiên định với ý tưởng ban đầu, say sưa nghiên cứu, tìm hiểu về cây nấm để làm luận án tiến sĩ, bà đã gặt hái nhiều thành công. Năm 1986, bà vinh dự nhận bằng phát minh sáng chế do Tiệp Khắc trao tặng, với công trình nghiên cứu “Sản xuất nấm sò bằng công nghệ lên men vi sinh không thanh trùng”. Năm 1987, bà bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ với đề tài “Vi sinh vật trong công nghệ sản xuất nấm”.

Ý định làm giàu và giúp mọi người làm giàu trên chính quê hương mình chưa được thực hiện, trong lòng bà luôn đau đáu nỗi niềm riêng này, nên dù có rất nhiều lời mời hấp dẫn ở lại làm việc ở Tiệp Khắc sau khi bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ, nhưng bà đã trở về Việt Nam để đưa những gì đã nghiên cứu, đã học được về phục vụ cho đất nước, cho người dân của mình.

KIÊN TRÌ HÀNH ĐỘNG, BẤT CHẤP KHÓ KHĂN

Về nước, nhà nữ khoa học trẻ khởi nghiệp trồng nấm với rất nhiều gian nan. Ở Việt Nam công nghệ sản xuất nấm còn quá xa lạ. Nhiều người chưa biết ăn nấm, phòng thí nghiệm và nơi nhân giống không có, thị trường tiêu thụ cũng chưa quen với loại sản phẩm này.

Bà đã phải dùng chiếc giường duy nhất trong nhà để cấy nấm. Và căn nhà 16m2 của gia đình bà đã trở thành phòng thí nghiệm và nơi trồng thử nấm. 5 người trong gia đình phải ngủ dưới sàn. Hàng ngày tự tay bà cấy nấm và theo dõi những bào tử nấm li ti lớn lên từng ngày. Một, hai, ba,…, mười hai ngày, bàn nấm nở bung như những đóa hoa màu trắng. Thành công! Mừng rưng rưng lệ!

Thấy khu nhà ăn của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân còn rộng, bà xin một khoảng trống. Họ đồng ý bởi tiện cả đôi đường. Nhà ăn của trường nuôi lợn, cần xử lý chất thải gây ô nhiễm, còn bà lại muốn trồng nấm mỡ trên rơm ủ phân lợn. Năm 1975, bà có sản phẩm nấm đầu tiên bán cho Công ty Thực phẩm Hà Nội.

Bằng những đồng vốn đầu tiên tích lũy, năm 2001 bà thành lập Công ty Nấm Linh Chi, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Phát triển nấm và các sản phẩm sinh học. Lúc này, đối với PGS.TS Nguyễn Thị Chính niềm say mê khoa học vẫn là cốt yếu. Bà chỉ muốn ứng dụng những kết quả nghiên cứu của mình chứ chưa nghĩ tới việc làm giàu từ nấm.

Khi việc trồng đại trà một số loại nấm thành công, bà bắt đầu hành trình đưa nấm về nông thôn. Trực tiếp hướng dẫn nông dân và nhiều chủ trang trại cách trồng nấm trên các loại chất thải nông, lâm nghiệp.

Từ đây, công nghệ sản xuất nấm sò trên nguyên liệu rơm rạ không thanh trùng của bà đã mở ra hướng sản xuất lớn cho các cơ sở, trang trại trồng nấm vì nó đơn giản, dễ làm, năng suất lại cao, đạt từ 80 - 100% quả thể so với nguyên liệu khô. Hiện nay loại nấm này đang được triển khai ở nhiều vùng trong nước ta như Sơn La, Lai Châu, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Vĩnh Long… Và nhiều hộ dân đã thực sự làm giàu bằng công nghệ sản xuất nấm ăn của bà. Bà bộc bạch: “Đôi khi người ta nghèo vì không biết. Và khi đã biết có khi vẫn nghèo vì không dám làm”.

Có thể nói, thành công bước đầu của bà xuất phát từ sự suy nghĩ khoa học, “nhìn thấy” rõ con đường mình đi cũng như tương lai của cây nấm và sự hành động hiệu quả bất chấp thực tế khó khăn.

Thành công nhưng không thỏa mãn, năm 1994 sau Hội nghị Nấm Quốc tế ở Hồng Kông trở về, PGS.TS Nguyễn Thị Chính đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ các nhà khoa học trên thế giới về nấm dược liệu và đặc biệt công nghệ nuôi trồng quả thể sinh khối linh chi.

Là thành viên mạng lưới nấm quốc tế nên bà đã có điều kiện đi nhiều nước để thăm quan những cơ sở sản xuất nấm, bên cạnh đó được Nhà nước giao làm chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử cấp Nhà nước, cấp Đại học Quốc gia, hợp tác quốc tế. Đây là những nền tảng khoa học vững chắc cho bước đường đi tiếp theo của bà trong nghiên cứu sản xuất chế biến nấm ăn, nấm dược liệu.

Bà cho biết: “Một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… rất chú trọng việc nghiên cứu và ứng dụng các loại nấm dược liệu và tạo ra nhiều sản phẩm từ nấm. Qua nghiên cứu họ đã chứng minh, các chủng nấm linh chi, vân chi, nấm đầu khỉ, đồng tiền… có khả năng trong việc hỗ trợ chữa một số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan B, đặc biệt bệnh ung thư”.

PGS.TS Nguyễn Thị Chính là người đầu tiên ở nước ta sản xuất thành công sinh khối linh chi dạng sợi và được nhận giải thưởng VIFOTEC năm 2002. So với loại nấm linh chi trên thị trường hiện nay (chủ yếu dạng quả thể), thì nấm linh chi của bà sản xuất là dạng sợi. Việc nghiên cứu và sản xuất ra loại sinh khối linh chi như một loại thực phẩm chức năng của bà đã có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa bệnh, tăng sức khoẻ cho con người. Hiện Công ty Nấm Linh Chi do bà làm giám đốc, hàng năm đều đạt doanh thu cao. Ước mơ làm giàu của bà đã trở thành hiện thực.

Bác sĩ Nguyễn Đức Hiền - Chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Xanh - pôn, Hà Nội, đánh giá: “Qua thử nghiệm ở một số bệnh nhân cho thấy sinh khối linh chi mà PGS.TS Nguyễn Thị Chính đang nghiên cứu có tác dụng điều hoà hệ miễn dịch cơ thể, chống lão hoá, hỗ trợ trong việc chữa trị bệnh gan, đặc biệt viêm gan nhiễm độc, chuyển hoá mỡ cao, bệnh cao huyết áp… Chúng tôi đã có tổng kết đánh giá vấn đề này trong công trình nghiên cứu cấp Nhà nước (đã được nghiệm thu và đạt xuất sắc) của chị”.

 

Nhà khoa học nữ tuy tuổi gần 70 nhưng vẫn rất minh anh, trí tuệ, vẫn say mê làm khoa học để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Với những kết quả nghiên cứu từ cây nấm - kết tinh của một quá trình lao động khoa học chân chính và sức sáng tạo không ngừng nghỉ, PGS. TS. Nguyễn Thị Chính được tôn vinh là “Bà Chúa nấm Linh Chi”.

 

 Nguyễn Tú - Bản tin ĐHQGHN
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   |