Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
[+Video] VNU - SIS: Tiên phong đào tạo nhân lực quản lý phát triển đô thị
Với quyết định của Giám đốc ĐHQGHN hồi tháng 3/2018, Khoa các Khoa học liên ngành (VNU - SIS) là đơn vị đầu tiên trong cả nước tiên phong đào tạo thí điểm chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản lý phát triển đô thị.

1. Nhu cầu trong quản lí phát triển đô thị

Đô thị hoá là một tiến trình tất yếu trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Đô thị đã và đang là đối tượng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo như một thực thể thống nhất về không gian và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội, phân bổ tài nguyên, môi trường sống… với vô vàn tiềm năng cần được khơi thông, trở thành động lực cơ bản thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển.

Việt Nam được đánh giá là có tốc độ đô thị hoá nhanh, với hơn 800 đô thị lớn nhỏ trên toàn quốc trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền công nghiệp hóa và hiện đại hóa chưa được hoàn thiện, sự phát triển của các đô thị sẽ dẫn đến những thách thức về sử dụng tài nguyên, dân số, môi trường, kinh tế, an sinh xã hội, văn hoá, … đòi hỏi việc quản lí đô thị phải được tiếp cận một cách toàn diện và hệ thống.

Thực tế quản lí đô thị ở Việt Nam đang được hiểu và nhìn chung đồng nhất với quy hoạch, quản lí hạ tầng đô thị, được các bộ, ngành cụ thể thực hiện. Cách tiếp cận ở từng lĩnh vực cụ thể này khiến quá trình quản lí đô thị mới chỉ được nhìn nhận ở từng góc độ riêng lẻ, mà chưa nhìn nhận đô thị như một thực thể thống nhất về không gian, luôn vận động và luôn phát triển. Điều này dẫn tới các khó khăn trong việc thống nhất về tổ chức và phân bổ nguồn lực, hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đô thị.

Những điều này dẫn đến yêu cầu cấp bách về một nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tư duy hệ thống, được trang bị các phương pháp, công cụ mới trong việc quản lí đô thị, từ đó thay đổi tư duy và cách tiếp cận từ quản lí đô thị.

2. Chương trình mới đáp ứng thực tiễn

Nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lí phát triển đô thị của Việt Nam là rất lớn và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, tuy nhiên các chương trình đào tạo có liên quan tới quản lí phát triển đô thị ở một số trường đại học hiện nay còn những hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Đây là một trong những căn cứ thực tiễn để ĐHQGHN, thông qua Khoa Các khoa học liên ngành làm đầu mối, đặt vấn đề xây dựng các chương trình đào tạo có cách tiếp cận liên ngành, liên thông nhiều cấp độ, hướng tới chất lượng cao, quốc tế hóa.

Với sự góp sức của nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực, với mong muốn cung cấp được một nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý phát triển đô thị, có cách tiếp cận liên ngành, có tư duy hệ thống, tổng hợp, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đồng thời phát huy thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQGHN.

Với vai trò đầu mối tổ chức xây dựng Đề án, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học liên ngành PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh chia sẻ, Khoa  tạo một môi trường học thuật bình đẳng, liên ngành, liên lĩnh vực, phát huy tối đa ưu thế của mỗi nhà khoa học ở lĩnh vực của mình trong bối cảnh vấn đề các bên cùng quan tâm, từ đó hoàn thành chương trình đào tạo, bao gồm các luận chứng khoa học, định hướng phát triển cho chương trình phù hợp với thực tiễn, khảo sát nguồn tuyển sinh và nhu cầu của xã hội, hoàn thiện chương trình đào tạo, xây dựng hệ thống các học phần tương ứng.

3. Triển khai tuyển sinh khóa 1

Chủ nhiệm Khoa các Khoa học liên ngành Nguyễn thị Hồng Minh cho biết, chương trình đào tạo được xây dựng theo cấu trúc các mô đun học phần, bao phủ các khía cạnh của đô thị từ chính sách, xã hội, kinh tế, môi trường đô thị đến kiến trúc quy hoạch.

Chương trình hướng đến đối tượng người học đa dạng từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực nhằm cung cấp cho người học khả năng nhận diện các vấn đề liên ngành liên quan đến đô thị, cũng như khả năng đề xuất giải pháp, vận dụng các công cụ hỗ trợ và năng lực tổ chức, tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn về đô thị.

Tham gia xây dựng và giảng dạy cho chương trình là các chuyên gia hàng đầu và có nhiều năm kinh nghiệm từ các trường đại học thành viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Xây Dựng, Đại học Kiến Trúc, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cùng nhiều viện nghiên cứu, các sở ban ngành liên quan đến đô thị…

Chương trình được xây dựng theo định hướng ứng dụng, có sự tham gia của các tổ chức, đô thị, địa phương vào quá trình đào tạo, tạo điều kiện cho người học tiếp cận và giải quyết các bài toán thực tiễn về đô thị dưới sự dẫn dắt, tư vấn của các giảng viên, chuyên gia đầu ngành.

Trong các năm tiếp theo, Khoa Các khoa học liên ngành sẽ mở rộng quy mô đào tạo, hướng tới các đô thị đang phát triển. Sau hai năm đào tạo, chương trình sẽ được tổng kết, làm cơ sở đề xuất xem xét đưa vào danh mục đào tạo chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình sẽ tổ chức đào tạo thí điểm khóa đầu tiên vào tháng 9/2018 với chỉ tiêu 40 học viên/ khóa.

 Đỗ Ngọc Diệp - Vũ Ngọc Tùng - Lan Anh - Hoàng Giang - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   |