Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
VNU ULIS: Góp phần nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực thi công vụ và dịch vụ cho cán bộ công chức
35 sản phẩm bao gồm 14 chương trình và 21 tài liệu đã được Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN thiết kế và biên soạn trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước mã số KHCN-TB.26X/13-18 về “Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung cho cán bộ viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, Biên phòng và đề xuất việc triển khai mô hình ra toàn vùng Tây Bắc”.

 

Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ PGS.TS Lâm Quang Đông chủ trì hội thảo

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo tổng kết, đánh giá việc nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung cho cán bộ viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, Biên phòng và đề xuất việc triển khai mô hình ra toàn vùng Tây Bắc do Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN tổ chức vào ngày 20/12/2018.

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho các đối tượng là công chức nói chung hay cán bộ phục vụ trong các ngành nghệ cụ thể. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực thi công vụ và dịch vụ cho cán bộ công chức. Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung cho cán bộ viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, Biên phòng và đề xuất việc triển khai mô hình ra toàn vùng Tây Bắc” do Trường ĐH Ngoại ngữ chủ trì tập trung vào 5 mục tiêu chính, bao gồm: (i) Đánh giá được thực trạng năng lực và nhu cầu ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, Biên phòng vùng Tây Bắc; (ii) Xây dựng được cơ sở lý luận để thiết kế chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và phương thức học tập trực tuyến và trực tiếp; (iii) Xây dựng được mô hình bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Trung) cho các đối tượng nêu trên để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế; (iv) Thí điểm thành công mô hình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho các đối tượng nêu trên tại các tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn; (v) Hoàn thiện được mô hình để triển khai đại trà trong toàn vùng Tây Bắc.

Trong quá trình triển khai, dựa trên các phân tích chuyên môn từ dữ liệu thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã có quyết định tăng số lượng sản phẩm phục vụ đào tạo và tự đào tạo lên nhiều lần để có thể đáp ứng tối đa việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ viên chức. Từ dự kiến ban đầu là xây dựng 01 chương trình và 01 tài liệu bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh và 01 chương trình và 01 tài liệu bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tiếng Trung cho cán bộ viên chức, bộ đội biên phòng, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được 14 chương trình bồi dưỡng và 21 tài liệu bồi dưỡng và sổ tay tra cứu.

 

 

Một số sản phẩm của Đề tài

Các sản phẩm của Đề tài có tính đặc thù khi hướng đến đối tượng và mục đích sử dụng rất rõ ràng và cụ thể, vì vậy khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn cao. Đồng thời, chúng còn có đặc thù trong phương thức/phương pháp triển khai: phương thức thực hành sử dụng ngoại ngữ tại nơi thực thi công vụ; phương thức bồi dưỡng lẫn nhau tại chỗ; phương thức tự học độc lập có hỗ trợ công cụ; phương thức đánh giá tại nơi làm việc; phương thức ứng dụng công nghệ cao dạy – học trực tuyến, tra cứu trên các ứng dụng (app) của điện thoại thông minh… Các sản phẩm này còn có tính chuẩn mực cao cả về ngôn ngữ, nội dung và về giáo học pháp.

Trong báo cáo giới thiệu mô hình và chương trình, tài liệu bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, PGS.TS Nguyễn Lân Trung – Phó Chủ nhiệm đề tài cho biết, các sản phẩm này xuất phát từ quá trình khảo sát thực tế, thực địa tỉ mỉ, nghiêm túc tại các đơn vị chuyên ngành thuộc vùng Tây Bắc, cho nên một mặt nó có thể đáp ứng cao các nhu cầu, đòi hỏi đặt ra, mặt khác đảm bảo các điều kiện triển khai cụ thể tại chỗ của các ngành và của các địa phương. Đại diện Ban Chủ nhiệm đề tài cho rằng, dù còn một số điểm cần lưu ý, bổ sung, nhưng với đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu có năng lực huyên môn giỏi, kinh nghiệm và khả năng tiếp cận khoa học tiên tiến của Trường ĐH Ngoại ngữ, các sản phẩm nghiên cứu của đề tài hứa hẹn sẽ đem lại những cống hiến có ý nghĩa và mang tính đột phá, và góp phần đẩy mạnh và tạo chuyển biến rõ nét về năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực thi công vụ và dịch vụ cho cán bộ viên cức và bộ đội biên phòng vùng Tây Bắc.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng được nghe báo cáo giới thiệu về công tác thực nghiệm mô hình tại các địa phương với các số liệu, nội dung, hình ảnh tư liệu cụ thể. Báo cáo đề xuất việc triển khai mô hình ra toàn vùng Tây Bắc đã đề cập đến những khó khăn, thách thức, đồng thời đề xuất một số giải pháp về điều kiện thiết chế, điều kiện nhân lực, công tác tổ chức, quy trình triển khai theo hướng đảm bảo chất lượng…

Hội thảo cũng nghe những ý kiến nhận xét, đóng góp từ đại diện Tổng cục hải quan, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn, Học viện Biên phòng về đề tài. Các ý kiến đều nhấn mạnh ý nghĩa của Đề tài với hy vọng nâng cao năng lực ngoại ngữ của các cơ quan ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng, tạo cơ hội phát triển kinh tế địa phương – đất nước.

 

Ông Bùi Ngọc Lợi – Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan

Ông Bùi Ngọc Lợi – Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan cho biết, trong thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với nhóm nghiên cứu Đề tài của Trường ĐH Ngoại ngữ tổ chức đào tạo tiếng Anh cho cán bộ của 6 đơn vị hải quan khu vực biên giới. Khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực ngoại ngữ trong công vụ, ông Bùi Ngọc Lợi mong muốn Tổng cục Hải quan sẽ được tạo điều kiện thụ hưởng các sản phẩm của đề tài một cách đầy đủ và sớm nhất.

 

Thượng tá Lương Mạnh Vông – Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn

Thượng tá Lương Mạnh Vông – Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đánh giá đây là Đề tài phù hợp với thực tiễn khi mà nhu cầu về ngoại ngữ của cán bộ, bộ đội biên phòng rất lớn. Đề tài hứa hẹn sẽ mang tính đột phá, góp phần tạo chuyển biến rõ nét về năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực thi công vụ cho cán bộ, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Bộ đội Biên phòng, góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập của đất nước.

 

Đại tá Khuất Cao Khoa – Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Học viện Biên phòng

Đến từ Học viện Biên phòng, Đại tá Khuất Cao Khoa – Trưởng khoa Khoa học cơ bản cho rằng, Đề tài có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn, thành công lớn nhất của đề tài là hệ thống các nguyên tắc, đáp ứng được thiết kế các chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu với ngôn ngữ chuyên biệt, đặc thù phục vụ cho mục đích sử dụng của cán bộ công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ của mình. Với 6 chương trình, 6 tài liệu và 01 danh mục tra cứu cho cán bộ chiến sỹ bộ đội biên phòng được biên soạn dựa trên những khảo sát thực tế kỹ càng, Đại tá Khuất Cao Khoa tin rằng các sản phẩm này sẽ mang lại hứng thú và hướng tới sự hình thành và ngày càng nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, năng lực giao tiếp phục vụ mục đích thi hành công vụ trực tiếp hàng ngày cho người học.

 

PGS. TS. Trương Vũ Bằng Giang – Phó Trưởng ban Khoa học Công nghệ, ĐHQGHN

PGS.TS. Trương Vũ Bằng Giang – Phó Trưởng ban Khoa học Công nghệ cho biết, lãnh đạo ĐHQGHN đánh giá cao nỗ lực của Trường ĐH Ngoại ngữ và nhóm nghiên cứu để có thể xây dựng được mô hình đào tạo ngoại ngữ có tính chất thực tiễn gắn với địa phương, chuyên ngành cụ thể. Thành công của Đề tài không chỉ được thể hiện ở các sản phẩm sẽ được chuyển giao tới vùng Tây Bắc mà nó còn tạo sự kết nối chặt chẽ hơn giữa Trường ĐH Ngoại ngữ - đơn vị đào tạo và nghiên cứu về ngoại ngữ có uy tín với các sở, ngành, địa phương, góp phần quan trọng trong quảng bá hình ảnh đơn vị, hình ảnh của ĐHQGHN.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

 Các tin liên quan:

- Hội thảo quốc tế “Dạy và học ngoại ngữ gắn với chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Lý luận và thực tiễn”

- Chương trình Tây Bắc: Tập huấn quy trình kĩ thuật xử lý ngô giống bằng nano kim loại và mô hình canh tác ngô

- Chương trình Tây Bắc tại Sơn La: Tăng năng suất ngô thông qua xử lý hạt giống bằng nano kim loại

Nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thức ăn dự trữ cho đại gia súc và Dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối vùng Tây Bắc”

Phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Bắc - Cần giải pháp cấp bách và lâu dài

- Chung tay phát triển bền vững vùng Tây Bắc

- Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc

- Giám đốc ĐHQGHN: Cần xây dựng 4 trung tâm du lịch tại Hà Giang

-ĐHQGHN ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lí với Hà Giang và Sơn La

- Cơ chế, chính sách, thúc đẩy liên kết vùng Tây Bắc giai đoạn 2016 – 2020

 Sinh Vũ - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   |