1. Họ và tên NCS: Vương Thị Hải Yến
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/02/1980
4. Nơi sinh: Tuyên Quang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Gia hạn thời gian thực hiện luận án 2 năm theo Quyết định số 113/QĐ-XHNV ngày 15/01/2016 và Quyết định số 4617/ QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đối chiếu hành vi từ chối lời đề nghị và lời mời của người Mỹ và người Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
9. Mã số: 62 22 0241
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã thống kê, miêu tả, phân tích đối chiếu các phương tiện biểu đạt các chiến lược thực hiện hành vi từ chối lời đề nghị (refusing an offer) của người Mỹ và người Việt, chỉ ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ.
- Luận án đã thống kê, miêu tả, phân tích đối chiếu các phương tiện biểu đạt các chiến lược thực hiện hành vi từ chối lời mời (refusing an invitation) của người Mỹ và người Việt, chỉ ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ.
- Luận án đã tìm hiểu sự tác động của nhân tố quyền lực và nhân tố giới tính tới sự lựa chọn sử dụng chiến lược từ chối lời mời của người Mỹ và người Việt.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu sẽ có thể được tham khảo để biên soạn sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tiếng Anh cho người Việt, và trong lĩnh vực dịch thuật, góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu các tham thoại hồi đáp phi lời (non - verbal) như lắc đầu, im lặng, nhíu mày, nhăn mặt, nhún vai, tỏ vẻ khó chịu biểu hiện trên nét mặt… thay cho hồi đáp từ chối trong hoạt động giao tiếp.
- Nghiên cứu các phát ngôn từ chối lời đề nghị được làm gì đó cho ai và từ chối lời mời trong các tư liệu ngôn ngữ tự nhiên ở nhiều bối cảnh xã hội và các nhân vật giao tiếp khác nhau, thay vì trong các tác phẩm văn học, truyện ngắn, phim truyền hình Việt Nam, phim truyền hình nước ngoài.
- So sánh việc lựa chọn việc lựa chọn các phương tiện biểu đạt và các nhân tố tác động đến hành vi từ chối lời đề nghị và lời mời với các trường hợp từ chối lời cầu khiến, thỉnh cầu, đề nghị ai đó làm gì cho mình.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Vương Thị Hải Yến (2017), “Hành vi từ chối lời đề nghị của người Mỹ và người Việt”, Tạp chí ngôn ngữ và Đời sống (12), tr.67-73.
[2] Vương Thị Hải Yến (2017), “Phương tiện từ vựng biểu thị hành vi từ chối trực tiếp lời đề nghị trong tiếng Anh”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (6), tr.216- 221.
[3] Vương Thị Hải Yến (2017), “Hành vi từ chối trực tiếp lời mời của người Mỹ và người Việt”, Hội thảo khoa học toàn quốc Nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Trường ĐHSP Hà Nội 2, tr.638-643.
[4] Vương Thị Hải Yến (2018), “Phương tiện biểu đạt hành vi từ chối trực tiếp lời đề nghị của người Việt”, Chuyên san KHXH & NV (4), tạp chí khoa học ĐH Đà Lạt, tr.77-89.
[5] Vương Thị Hải Yến (2018), “Phương tiện từ vựng biểu thị hành vi từ chối trực tiếp lời mời của người Mỹ và người Việt”, Hội thảo khoa học, Trường ĐH Hùng Vương, tr.315-322.
|