Tham dự buổi lễ có PS.TS Phùng Hữu Phú - Phó trưởng ban thường trực Ban Văn hóa tư tưởng TW, PGS.TS Phạm Xuân Hằng, Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội, PGS.TS Phạm Trọng Quát - Phó giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV; đại diện Trung tâm văn hóa thể thao quận Thanh Xuân, làng sinh viên Hacinco. Cùng dự còn có các thầy cô giáo, gần 100 sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và lưu học sinh nước ngoài đang theo học tại trường.
Trong diễn văn khai mạc, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Khánh đã chúc mừng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và điểm lại chặng đường đã qua của Nhà trường. Vào thời điểm thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, khối Khoa học Xã hội và Nhân văn mới chỉ có hai ngành là Ngữ văn và Lịch sử nhưng nay đã phát triển thành Trường ĐHHKXH&NV thuộc ĐHQGHN bao gồm 14 khoa, 3 bộ môn trực thuộc, 01 Bảo tàng và 9 Trung tâm nghiên cứu. Tổng số sinh viên, học viên cao học và NCS lên tới trên 12.000 người. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường hiện có 54 GS và PGS, 117 TS và TSKH, 163 TH.S. Trường đang có mối quan hệ hợp tác với 80 trường ĐH & các tổ chức quốc tế ở nhiều nước thuộc các châu lục trên thế giới. Đến nay Nhà trường đã có 19 nhà giáo được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về KHCN, 12 NGND, 34 NGUT, trên 100 thầy cô giáo đã được nhận huân chương, huy chương các hạng; hàng trăm lượt cán bộ giảng dạy, CBVC đã được nhận bằng khen, giấy khen và nhiều phần thưởng cao quí của Đảng, chính quyền, đoàn thể, ban ngành các cấp. Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương độc lập các hạng Nhất, Nhì, Ba và danh hiệu Đơn vị anh hùng lao động là những phần thưởng cao quí mà Nhà trường … Trong năm học 2005-2006, tỷ lệ học sinh giỏi của trường đạt khoảng 10%, riêng Khoá 47 có 13% sinh viên tốt nghiệp loại giỏi; 160 giáo trình, bài giảng, 41 đề tài khoa học các cấp đã được nghiệm thu (trong đó có 2 đề tài khoa học cấp nhà nước); trên 400 bài báo khoa học, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo của cán bộ, giảng viên trong trường đã được công bố và xuất bản. Cũng trong năm qua, trường đã kí thêm 10 văn bản hợp tác với các trường đại học ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, CH Séc, ...
|
Hiệu trưởng Nguyễn Văn Khánh | |
| |
|
Trương Bích Hạnh - K50CLC Khoa Lịch sử | |
| |
|
|
Trong dịp này, nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN đã được trao cho tập thể và cá nhân của Nhà trường: 2 cán bộ được phong tặng Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân: GS. Đoàn Thiện Thuật (Khoa Ngôn ngữ), GS. Lê Quang Thiêm (Khoa Đông phương học ); 03 cán bộ được nhận Danh hiệu Nhà giáo ưu tú: PGS.Nguyễn Văn Hàm (Chủ nhiệm Bộ môn Lưu trữ học, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng), PGS.Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV), Nguyễn Quang Ngọc (Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển); 01 nhà giáo được phong chức danh Giáo sư: Mai Ngọc Chừ (Ngành Ngôn ngữ học), 8 nhà giáo được phong chức danh Phó giáo sư: Vũ Văn Thi (Ngành Ngôn ngữ học), Lâm Thị Mỹ Dung (Ngành Khảo cổ học), Đỗ Thu Hà, Nguyễn Phạm Hùng, Đoàn Đức Phương (Ngành Văn học), Hoàng Hồng, Vũ Văn Quân (Ngành Lịch sử), Nguyễn Hồi Loan (Ngành Tâm lý); 02 tập thể là Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Khoa Lịch sử, Bộ môn Triết học Mác- Lênin, Khoa Triết học và 02 cá nhân PGS. Ngô Đăng Tri (Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử) và Ths. Nguyễn Văn Thiện (Chủ nhiệm Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Khoa Triết học) được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 02 tập thể và 02 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: Phòng Đào tạo và Phòng Kế hoạch – Tài vụ; PGS.TS Nguyễn Tương Lai (Phó chủ nhiệm Khoa Đông phương học) và bà Nguyễn Thị Thụy (Phòng Đào tạo); 04 tập thể được tặng Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN: Khoa Xã hội học, Khoa Thông tin thư viện, Bộ môn Tiếng nước ngoài và Bộ môn Giáo dục Thể chất; 04 cán bộ và 15 sinh viên được tặng Giấy khen của Hiệu trưởng.
hát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Trọng Quát đã chia vui và chúc mừng những nhà giáo, cán bộ viên chức đã đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nhà trường thời gian qua. Phó giám đốc tin tưởng rằng, phát huy hơn nữa những giá trị tốt đẹp và truyền thống nhân văn, thầy trò Nhà trường sẽ tạo ra bước tiến mới trong chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
|