Tham dự hội thảo là các chuyên gia, nhà tu hành đến từ Vương Quốc Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa kỳ và các nhà khoa học Việt Nam đến từ các cơ sở nghiên cứu và đào tạo Phật học. Phó Viện Trưởng Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN, Ông Lại Quốc Khánh phát biểu khai mạc tọa đàm Phó Viện Trưởng Viện Trần Nhân Tông ông Lại Quốc Khánh phát biểu khai mạc tọa đàm, ông cho rằng: Tọa đàm khoa học hôm nay do Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN tổ chức nhằm tìm hiểu, phát huy và góp phần tăng cường hiệu quả các hoạt động trợ giúp xã hội thời hiện đại đúng theo các giá trị chân chính của đạo Phật. Điểm khác biệt của hội thảo lần này là sự có mặt của nhiều chuyên gia đã hoạt động tích cực trong công tác xã hội, giáo dục đến từ các trung tâm đạo tạo và nghiên cứu về Phật giáo. Hội thảo đã thảo luận về 17 chuyên đề khác nhau: Hỗ trợ xã hội với sự nghiệp đào tạo công tác xã hội; Thiền chánh niệm cho giới trẻ vì hòa bình thế giới; Hình mẫu cuộc đời trợ giúp xã hội của bậc tu hành đắc đạo Phật giáo; Cách trợ giúp té độ của các bậc thầy; Công tác xã hội Phật giáo trong xã hội hiện đại: thách thức và triển vọng; Đặc tính của hoạt động trợ giúp xã hội hiệu quả từ góc độ Phật giáo và góc độ xã hội – tiếp cận so sánh; Vai trò của Nhà nước và Giáo hội Phật giáo trong việc thúc đẩy hoạt động trợ giúp xã hội: thách thức và giải pháp thể chế; Công tác tuyên truyền đạo Phật qua mạng xã hội: thế mạnh và điểm yếu; Sự hình thành và phát triển khoa công tác xã hội và công tác xã hội tạ một số trường đại học; Hoạt động trợ giúp xã hội Phật giáo – Nhìn từ mô hình Phật Quang Sơn; Lợi ích của đạo Phật và việc thực hành đạo Phật cho việc hỗ trợ sức khỏe tinh thần ở các nước phương Tây; Ứng dụng Phật giáo trong tâm lý trị liệu; Cách vận dụng khái niệm “người đồng hành đạo đức” của Phật giáo; Thực trạng và giải pháp trong vấn đề chữa bệnh bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối của Phật giáo; Tổng quan các hình thức trợ giúp xã hội của Phật giáo dành cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay; Phật giáo và trị liệu tâm lý cho các vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới và Việt Nam; Áp dụng phương pháp hệ thống của Phật giáo vào doanh nghiệp Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, Trường ĐHKH Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN chia sẻ tham luận về Công tác xã hội ở Việt Nam: Triển vọng và thách thức. PGS.TS Nguyễn Hồi Loan cho rằng; Nhìn chung, công tác xã hội Phật giáo trong nhận thức hiện tại của Nhà nước, xã hội là một lĩnh vực mới dù thực chất đó là hoạt động đã tồn tại trong quá trình phát triển của lịch sử Phật giáo và xã hội Việt Nam. Những ảnh hưởng thực tế của Phật giáo và xu hướng quốc tế hóa Công tác xã hội Phật giáo là những nguồn lực để phát triển công tác xã hội Phật giáo như một chuyên ngành độc lập với công tác xã hội phương Tây. Sự thắng thế của của mô hình công tác xã hội phương Tây là thách thức cần giải quyết trong việc phát triển đào tạo và các hoạt động trợ giúp của công tác xã hội Phật giáo.
Mỗi chuyên đề đã đem lại những góc nhìn khác nhau theo chuỗi liên kết các vấn đề về sự ảnh hưởng của Phật giáo với xã hội hiện nay mà xã hội quan tâm. Thượng tọa Thích Tâm Hạnh, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã trình bày tham luận tại tọa đàm Thượng tọa ThíchTâm Hạnh đến từ Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã đã chia sẻ về hình mẫu cuộc đời trợ giúp xã hội của bậc tu hành đắc đạo, “Con người không có mặt, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa; sẽ tự sinh, tự diệt, không thể có sự phát huy. Bằng vào trí tuệ và năng lực của con người, cuộc sống xã hội đã được hình thành và phát triển tiến bộ. Các nhà bác học thường có các phát kiến vĩ đại khi ở trạng thái buông thư tuyệt đối. Khi lòng lắng đọng, con người thường nhận ra nhiều điều. Cho thấy, khi tâm ta an tịnh thực sự, trí tuệ gốc nơi chính mỗi người sẽ chiếu soi, sẽ phát huy đúng mức. Tâm càng an định, trí càng sáng soi, chúng ta sẽ phát huy được nhiều lực dụng đặc biệt; sẽ thấy đầy đủ mọi mặt trong đời, không bị phiến diện, khiếm khuyết, sai lầm. Từ đó, cuộc đời sẽ được phát triển một cách toàn diện, an toàn, bền vững, tốt đẹp, mỹ mãn bởi nắm vững nguyên lý của nó. Đây cũng là việc chính của người tu hành Phật giáo dành trọn cả một đời, nhẫn đến nhiều đời về sau để thực hiện cho được viên mãn. Và cuộc đời của bậc tu hành đắc đạo Phật giáo đã trợ giúp xã hội bằng vào trí tuệ giác ngộ và lòng từ bi của mình như thế”. Ông Lại Quốc Khánh, Phó Viện Trưởng Viện Trần Nhân Tông kết luận: Tọa đàm một lần nữa nhấn mạnh đến các giá trị, lợi ích hoạt động xã hội của Phật giáo. Thông qua tọa đàm khoa học, đại biểu đã được nghe các tham luận đề cập tới 4 nhóm vấn đề chính: Những giá trị của Phật giáo có thể ứng dụng trong trợ giúp xã hội; Phẩm chất cần có của những người làm công tác trợ giúp xã hội (thông qua các hoạt động giáo dục, công tác xã hội, chữa bệnh, kinh doanh….); Mô hình nghiên cứu của các nhà khoa học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN). Tọa đàm đã là cơ sở trong việc hình thành nên mạng lưới các nhà khoa học, trí thức Phật giáo đến từ trong và ngoài nước nhằm tăng cường trợ giúp một cách hiệu quả của Phật giáo với xã hội. Hiệu trưởng Đại học MCU đã trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự cho Giám đốc ĐHQGHN, Viện Trưởng Viện Trần Nhân Tông Nguyễn Kim Sơn Tại hội thảo, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Trần Nhân Tông đã vinh dự được Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Vương Quốc Thái Lan (MCU) trao bằng Tiến sĩ danh dự vì những đóng góp cho nghiên cứu khoa học, đào tạo ở lĩnh vực Phật học. Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Quốc tế, Hiệu trưởng Phramaha Hansa Dhammahaso đánh giá cao những nghiên cứu khoa học về Phật giáo của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn. Ông cho biết, ông mong muốn được hợp tác chuyên sâu với ĐHQGHN, việc trao bằng Tiến sĩ danh dự và tham dự tọa đàm hôm nay sẽ góp phần làm cho quan hệ Việt Nam và Thái Lan trên lĩnh vực giáo dục xích lại gần nhau hơn đẩy mạnh những hoạt động hợp tác giữa hai bên ngày càng hiệu quả đi vào chiều sâu vì lợi ích chung của nhân loại. Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU) được xem là ngôi trường dành riêng cho Phật giáo lớn và uy tín nhất tại Thái Lan hiện nay, được thành lập năm 1887 bởi Đức Vua Chulalongkorn Rama IV, nhằm mục đích thiết lập một cơ sở đào tạo cấp đại học về chuyên ngành Phật giáo cho các nhà sư, tín đồ và người dân với các môn học nghiên cứu, tìm hiểu về triết lý Phật giáo. Bắt đầu đưa vào hoạt động vào năm 1889, cho đến năm 1997 Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya đã được chính thức công nhận là trường công quốc gia. Hiện nay, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya đào tạo các chuyên ngành chính là Phật học, Giáo dục, Khoa học Nhân văn. Đối tượng người học không chỉ dành riêng cho tu sĩ mà ngay cả sinh viên thế tục – những người có nhu cầu nghiên cứu về Phật học đều có thể đăng ký theo học. Đến nay, Đại học MCU và Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN đã ký kết nhiều chương trình hợp tác thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu về Phật học; trao đổi giảng viên; trao đổi sinh viên và phối hợp triển khai các hoạt động học thuật liên quan đến văn hóa Phật giáo. | >>> Tải tài liệu kỷ yếu tọa đàm hoạt động trợ giúp xã hội đương đại của Phật giáo tại đây
|