Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và tư vấn chính sách cho các ban, bộ, ngành
Chương trình “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” (gọi tắt là Chương trình Tây Bắc) được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y và Bộ Khoa học và Công nghệ giao Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là cơ quan chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2013-2020.

                                                                                                         

1. Giới thiệu chung về Chương trình Tây Bắc

Chương trình có nhiệm vụ nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng tổng hợp, liên ngành, hướng tới giải quyết các các vấn đề cấp bách của quốc gia tại địa phương vùng Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2020” và Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Chương trình Tây Bắc được triển khai tại vùng Tây Bắc được xác định theo phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, bao gồm 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An (các huyện phía tây Thanh Hoá: Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh; các huyện phía tây Nghệ An: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương).

Chương trình Tây Bắc là một chương trình nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng tổng hợp, liên ngành với bốn quan điểm chủ đạo sau: (1) Cấp thiết: giải quyết được các vấn đề cấp bách tầm quốc gia, như mô hình phát triển, triết lý phát triển liên ngành phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, giải quyết các thiếu hụt về công nghệ,…; (2) Hiệu quả: đáp ứng nhu cầu thực tiễn, có đầu ra; có thể ứng dụng và được nhân rộng; cơ sở khoa học nền tảng cho phát triển lâu dài,…; (3) Khả thi: đảm bảo phù hợp với trình độ của các nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp để có thể triển khai ứng dụng được,…; (4) Bền vững: có tính kế thừa, phù hợp với trình độ phát triển của nguồn nhân lực trong khu vực; kết quả có tính ứng dụng lâu dài và nhân rộng,…

Chương trình Tây Bắc có 04 mục tiêu: (i) Cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc; (ii) Xác định luận cứ khoa học cho các mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đặc thù các tiểu vùng, liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. (iii) Đề xuất, chuyển giao các giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phát triển hạ tầng giao thông và thông tin; phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc và (iv) Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Chương trình Tây Bắc đã triển khai 58 nhiệm vụ bao gồm 55 đề tài và 03 dự án sản xuất thử nghiệm, được triển khai thành 04 nhóm kết quả và sản phẩm: (i) Cung cấp luận cứ khoa học phục vụ xác định chiến lược, kế hoạch phát triển và các khâu đột phá của vùng và các địa phương vùng Tây Bắc; (ii) Ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa và các mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống; (iii) Phát triển giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và (iv) Phát triển văn hóa - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Chương trình về cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra như các kết quả của nhiệm vụ triển khai trong Chương trình Tây Bắc đã và đang được chuyển giao/bàn giao cho các Ban, Bộ, Ngành và Địa phương; các kiến nghị, khuyến nghị, giải pháp, được các cấp có thẩm quyền chấp nhận; mô hình đề xuất được thực hiện và nhân rộng;..., đặc biệt có một số chỉ tiêu vượt như: tiêu chí về công bố quốc tế (kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ có uy tín của quốc gia hoặc quốc tế); tiêu chí về đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ; tiêu chí về ứng dụng thực tiễn;...

Chương trình Tây Bắc có sự tham gia của hơn 600 nhà khoa học, đã làm cầu nối đưa các nhà khoa học đến với Tây Bắc còn nhiều khó khăn, hình thành thêm những ý tưởng khoa học công nghệ xuất phát từ thực tiễn, góp phần giải quyết các bài toán đặt ra từ thực tiễn để sản phẩm và kết quả của các đề tài được nhân rộng tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nhân dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Kết quả của Chương trình Tây Bắc trong việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và tư vấn chính sách cho các ban, bộ, ngành

2.1. Vai trò của nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Chương trình Tây Bắc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phương

Các kết quả triển khai nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ từ 58 nhiệm vụ triển khai trong giai đoạn 2013-2020 đã có các đóng góp thiết thực và tác động mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, cụ thể như sau:

Góp phần xây dựng, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút các nguồn nhân lực khác, phát huy thế mạnh các nguồn lực tự nhiên, vị thế, khoa học - công nghệ trong chiến lược phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Góp phần đổi mới, đa dạng hóa sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng và đảm bảo tốt hơn an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; Đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng xã hội, giữa phát triển nhanh với bảo tồn, bảo vệ di sản văn hóa truyền thống và cảnh quan, môi trường.

Tăng cường mối liên kết giữa các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, các địa phương vùng Tây Bắc và ĐHQGHN cũng như các tổ chức khoa học và công nghệ đối tác, phối hợp tham gia triển khai trong Chương trình Tây Bắc.

Các hoạt động của Chương trình đã góp phần giúp địa phương dần thay đổi nhận thức, coi việc lựa chọn ứng dụng khoa học và công nghệ là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; được các địa phương đánh giá cao và mong muốn hợp tác sâu rộng với Chương trình và ĐHQGHN, qua đó, đã góp phần thiết thực mở rộng quan hệ hợp tác giữa ĐHQGHN với các địa phương.

Bên cạnh các nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học phục vụ xác định chiến lược, kế hoạch phát triển và các khâu đột phá của vùng và các địa phương vùng Tây Bắc, Chương trình cũng đã đạt được các kết quả cụ thể, thực tiễn về:

i) Ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa và các mô hình tăng trưởng.

ii) Phát triển giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

iii) Phát triển văn hóa - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đã đóng góp kết quả khoa học có giá trị, làm cơ sở triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm và mở rộng quy mô nghiên cứu trong giai đoạn sau 2020.

Kết quả nghiên cứu của Chương trình Tây Bắc là cơ sở quan trọng để phục vụ đầu tư và quản lý, không chỉ đối với quốc gia, các Ban, Bộ, Ngành mà còn với các tỉnh và là nhu cầu bức thiết đối với nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Trong quá trình thực hiện, việc phối hợp giữa ĐHQGHN, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc (đến 2017), các Sở, ban ngành của các địa phương 14 tỉnh vùng Tây Bắc và Ban Chủ nhiệm Chương trình rất hiệu quả. Ngoài ra, ĐHQGHN đã xây dựng mạng lưới các cộng tác viên khoa học tham gia hỗ trợ hiệu quả cho Chương trình, đã làm cầu nối tích cực giữa nhóm thực hiện đề tài và Ban Chủ nhiệm Chương trình.

2.2. Kết quả nghiên cứu của Chương trình Tây Bắc được ứng dụng chuyển giao cho địa phương

100% các nhiệm vụ triển khai trong Chương trình Tây Bắc đã và đang được chuyển giao/bàn giao cho các Ban, Bộ, Ngành, Địa phương như Bộ cơ sở dữ liệu liên ngành, các luận cứ khoa học, các khuyến nghị,… phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh; Các mô hình, tiêu chí và bản đồ quy hoạch phát triển bền vững vùng; Các mô hình: sinh kế; nuôi trồng (dược liệu, cây nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản,…), chế biến (dược liệu, thức ăn chăn nuôi,…), sản xuất kinh doanh (liên kết vùng; chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, sản xuất nước sạch, tre ép khối, chế biến dược liệu, chế biến nông lâm sản,…); Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (chương trình, tài liệu, quy trình),…

Chương trình đã tổ chức 2 lần chuyển giao sản phẩm cho các địa phương vùng Tây Bắc nhằm ứng dụng và nhân rộng kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án. Hội nghị chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ thuộc Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” cho các địa phương vùng Tây Bắc (lần thứ nhất) tại Yên Bái ngày 01/12/2017 và lần 2 trong Hội nghị Tổng kết Chương trình Tây Bắc tại ĐHQGHN ngày 23/7/2020. Tại các hội nghị, các kết quả của Chương trình Tây Bắc đã được chuyển giao cho 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc như báo cáo kiến nghị; Các báo cáo, cơ sở dữ liệu đánh giá thực trạng; hệ thống bản đồ; Sổ tay, cẩm nang hướng dẫn, bộ công cụ, bộ chỉ tiêu, cơ sở dữ liệu liên ngành số hoá; quy trình công nghệ, hồ sơ thiết kế; các mô hình...

Kết quả của một số nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây Bắc có tính ứng dụng, lan tỏa và được đánh giá cao:

(1) Dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái: nhờ có lò sấy bằng công nghệ hồng ngoại, nhiệt độ được duy trì thấp, không làm ảnh hưởng tới các thành phần của dược liệu, không làm mất vi lượng đặc biệt là Vitamin.

(2) Căn nhà sàn 70 m² tại bản San Thàng 2, xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu được xây dựng từ tre ép khối, có chất lượng tương đương nhà sàn làm từ các loại gỗ tự nhiên: Một giải pháp công nghệ mới đã giúp tận dụng nguồn tre rất phong phú ở Việt Nam để tạo vật liệu mới, từ đó đưa ra một lối thoát - giảm phụ thuộc vào khai thác rừng trong bối cảnh gỗ dần cạn kiệt.

(3) Hai hệ thống trạm xử lý nước cấp ứng dụng tại hai địa phương đang gặp khó khăn về nguồn nước sạch của tỉnh Hà Giang là Trung đoàn 877 và huyện Yên Minh: Hai trạm xử lý nước đã đáp ứng được nguyện vọng, thỏa mãn nhu cầu của người dân về nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Sản phẩm có tính ứng dụng cao, tiết kiệm chi phí, phù hợp với các vùng có điều kiện môi trường, xã hội và kinh tế khó khăn như Tây Bắc.

(4) Các mô hình về dược liệu như: Các mô hình Sâm Vũ diệp và Tam thất hoang: Vườn giống gốc Sâm vũ diệp, Vườn nhân giống Sâm vũ diệp, Vườn nhân giống Tam thất hoang, Mô hình trồng Sâm vũ diệp tại Hà Giang (dưới tán rừng) và Lào Cai (dưới giàn mái che), Mô hình trồng Tam thất hoang tại Hà Giang; Mô hình Sâm lai châu: vườn nhân giống, mô hình trồng thí nghiệm dưới tán rừng và trồng dưới mái che tại Lai Châu…

2.3. Kết quả tư vấn chính sách của Chương trình Tây Bắc

Các kết quả nghiên cứu của toàn bộ 58 đề tài, dự án triển khai trong giai đoạn 2013-2020 đã được chọn lọc, trích xuất và tổng hợp để:

- Tư vấn tổng kết Nghị quyết số 37/NQ-TW, ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc đến năm 2020. Đồng thời, góp các luận cứ quan trọng trong xây dựng các định hướng mới cho giai đoạn sau 2020 cho Ban Chỉ đạo Tổng kết NQ37.

- Góp ý Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ 14 tỉnh vùng Tây Bắc nhiệm kỳ 2015-2020; Góp ý Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ lồng ghép góp ý, tư vấn phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2020-2025 cho các địa phương vùng Tây Bắc. Sau khi tư vấn phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, ĐHQGHN tiếp tục triển khai nhiệm vụ xây dựng bản đồ số cho các tỉnh.

- Đề xuất quan điểm và giải pháp để “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045” cho Ban Kinh tế Trung ương.

3. Một số khuyến nghị để tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và tư vấn chính sách cho các ban, bộ, ngành

Với phạm vi và nội dung nghiên cứu của Chương trình Tây Bắc rộng lớn, liên ngành, tính ứng dụng cao nhưng thời gian triển khai Chương trình còn ngắn (2013-2020) trong khi địa bàn triển khai lại rộng lớn, nhiều khó khăn phức tạp, vì vậy, ĐHQGHN mong muốn các cấp quản lý xem xét, quyết định tiếp tục triển khai “Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” giai đoạn 2021-2025, giao Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục chủ trì triển khai nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, nhân rộng mô hình chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc và các cơ quan, doanh nghiệp vùng Tây Bắc. Cụ thể một số khuyến nghị như sau:

i) Tăng cường nghiên cứu chính sách phục vụ hoạch định đường lối phát triển khoa học công nghệ.

ii) Tập trung thực hiện các mục tiêu, nội dung trọng tâm của Chương trình Tây Bắc, bám sát các trọng tâm ưu tiên trong Chiến lược KH&CN, Nghị quyết 37-NQ/TW,… và đặc biệt là nhu cầu thực tế của các địa phương vùng Tây Bắc. Các nhiệm vụ được đề xuất, xác định và tuyển chọn phải đảm bảo tính thiết thực, khả thi, bền vững và mang lại hiệu quả.

iii) Coi trọng phương thức phối hợp, liên kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng để tiến hành nghiên cứu, kiểm tra đánh giá định kỳ, nghiệm thu và chuyển giao. Giải quyết các vấn đề theo chuỗi, có tính liên ngành, liên tỉnh nội vùng và liên vùng. Các đề tài, dự án xây dựng được các mô hình không chỉ đem lại hiệu quả thiết thực trên địa bàn triển khai, mà còn phải góp phần làm rõ hơn các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho vùng Tây Bắc.

iv) Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí đề các đề tài, dự án thực hiện có chất lượng, đề xuất được các giải pháp thiết thực, triển khai được các mô hình ứng dụng, các công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đảm bảo tính hiệu quả trong triển khai. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ cơ sở và nhân dân địa phương để thu được các phản biện khách quan cho các đề tài, dự án, nhất là các nhiệm vụ có tính lý luận, về cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

v) Có sự gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức cá nhân chủ trì đề tài, dự án với các cơ quan, tổ chức đặt hàng và ứng dụng kết quả để luôn bám sát mục tiêu đề ra và kịp thời triển khai ứng dụng kết quả. Tránh nóng vội, xa rời thực tế, nặng về hàn lâm, nhất là các đề tài, dự án nghiên cứu lý luận, cơ chế và chính sách.

vi) Tăng cường liên chuỗi giá trị, phát huy vai trò của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, gắn với tái cơ cấu Nông nghiệp - Lâm nghiệp và Dịch vụ.

vii) Cần có phương thức tổ chức phù hợp để người dân các địa phương trong vùng Tây Bắc tích cực tham gia triển khai các mô hình đặt tại địa phương. Cần có cách đi đúng để huy động sự hưởng ứng và nhân rộng nhanh chóng của người dân trong vùng.  

viii) Huy động tốt các nguồn lực địa phương, doanh nghiệp, các nguồn lực quốc tế tham gia thực hiện Chương trình Tây Bắc, nhất là đối với các đề tài, dự án triển khai ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, địa phương đặc biệt khó khăn.

ix) Xác định rõ cơ chế phối hợp để lồng ghép các đề tài, dự án của Chương trình Tây Bắc với các chương trình kinh tế - xã hội khác, đặc biệt từ nguồn lực hợp tác quốc tế.

Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020 đã đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực, kinh tế, xã hội bền vững theo hướng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc. Các nhiệm vụ được triển khai trong giai đoạn 2013-2020 sẽ là cơ sở triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm, mở rộng quy mô và nghiên cứu chiều sâu trong giai đoạn 2020-2025.

>>>>> các tin bài liên quan:

Chương trình Tây Bắc: các dự án khoa học công nghệ đi sâu vào giải quyết các nhu cầu thực tiễn của địa phương

VNU-YÊN BÁI. Chung tay phát triển bền vững Tây Bắc

Chương trình Tây Bắc: chuyển giao các sản phẩm khoa học công nghệ lần thứ nhất

Tưới nước bằng năng lượng mặt trời

Chung sức phát triển bền vững Tây Bắc

 Kim Dung
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   |